Cách phòng trừ ruồi đục trái chuối hiệu quả và Nhận biết
Kích thước chữ
Ruồi đục trái chuối có tên khoa học là Bactrocera dorsalis, nằm trong bộ Diptera, thuộc họ Tephritidae. Đây là loài côn trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cây chuối cũng như sản lượng của vụ thu hoạch. Loài ruồi vàng thường xuất hiện nhiều trên những vườn trồng có mật độ canh tác dày đặc hay những vườn trồng không được vệ sinh sạch sẽ. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời thì bà con có thể mất trắng mùa vụ.
Mời quý bà con cùng AQ theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loài côn trùng gây hại này cũng như cách nhận biết và phòng trừ ruồi vàng đục quả chuối hiệu quả, bảo vệ vườn chuối khỏe mạnh, ra trái chuẩn, to tròn.
Tìm hiểu về tình trạng ruồi đục trái chuối
Ruồi vàng đục trái chuối là loài côn trùng đã khiến cho nhiều nhà vườn lo lắng bởi những tác hại mà chúng gây ra. Chúng không chỉ tấn công trực tiếp trên trái chuối, thân cây chuối mà còn là mầm mống làm lây truyền các loại bệnh hại khác trên vườn trồng.
Những con ruồi trưởng thành sẽ đục một lỗ nhỏ trên vỏ trái, ấu trùng sẽ nở ra và ăn, cắn phá thịt trái. Làm cho phần thịt trái chuối bị hư thối, làm giảm phẩm chất của trái chuối, làm cho năng suất của mùa vụ suy giảm. Ruồi vàng không chỉ tấn công trên vườn chuối mà chúng còn gây hại nặng trên các vườn cây ăn trái như: bơ, xoài, thanh long, ổi,…
Đặc điểm hình dáng và vòng đời của ruồi đục trái chuối
Vòng đời của ruồi đục quả chuối diễn ra khá nhanh, chỉ khoảng từ 30 – 40 ngày, việc này cũng minh chứng rằng chúng sinh sản rất nhanh và gây hại nghiêm trọng đến vườn chuối. Vòng đời của chúng trải qua 4 giai đoạn như: Trứng – Dòi – Nhộng – Ruồi trưởng thành.
➡️ Giai đoạn trứng: Con ruồi vàng cái đẻ trứng bằng vòi trên các vỏ quả, trứng có dạng hình gạo, có màu trắng sữa, kích thước khoảng 0,8 – 1mm, khi gần nở thì chúng có màu vàng nhạt.
➡️ Giai đoạn ấu trùng: Ấu trùng hay còn được là dòi được nở ra từ trứng có kích thước khoảng 1,5mm. Khi phát triển lên một chút thì chúng có màu vàng nhạt, chiều dài từ 6 – 8mm. Khi trưởng thành thì chúng sẽ tự búng mình xuống đất để vũ hóa thành nhộng (giai đoạn này kéo dài từ 1 – 2 tuần)
➡️ Giai đoạn nhộng: Giai đoạn nhộng có kích thước từ 5 – 7mm, ban đầu đầu nhộng sẽ có màu vàng nâu nhưng sau một thời gian sẽ chuyển sang màu nâu đỏ.
➡️ Con trưởng thành: Ruồi vàng trưởng thành có chiều dài cơ thể khoảng 6 – 9mm, sải cánh của chúng có thể rộng khoảng 1,3mm, bụng có nhiều đốt và sống được khoảng 1 – 3 tháng.
Ruồi đục trái chuối thường xuất hiện gây hại trong điều kiện nào
Ruồi vàng đục trái chuối cũng giống như nhiều loài ruồi đục trái khác, chúng sẽ phát triển mạnh khi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi về môi trường và điều kiện sinh thái. Dưới đây, là một số điều kiện thuận lợi để ruồi đục trái sinh sôi và tấn công mạnh trong vườn:
Điều kiện thời tiết
▶️ Ruồi vàng đục trái thường hoạt động mạnh khi nhiệt độ ấm áp và có ẩm độ cao, thời tiết nóng ẩm kéo dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trứng nở và sâu non phát triển mạnh.
▶️ Nếu gặp mưa nhiều thì sẽ làm tăng độ ẩm trong không trí lên, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ruồi vàng đẻ trứng và dòi phát triển.
Điều kiện canh tác
▶️ Nếu vườn trồng không được dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, để sót lại nhiều trái rụng, tàu lá mục nát sẽ tạo điều kiện cho ruồi đục quả trú ẩn và sinh sôi.
▶️ Vườn trồng quá dày đặc, cây cối rậm rạp, không được thông thoáng cũng tạo điều kiện cho ruồi đục trái ẩn nấp và di chuyển dễ dàng hơn.
Đặc tính sinh học của ruồi đục trái chuối
▶️ Ruồi đục trái có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau và sinh sản rất nhanh nên dường như những vườn cây ăn quả nào mà sắp vào mùa thu hoạch đều bị chúng tấn công.
▶️ Chúng có khả năng bay xa để tìm kiếm con mồi và nơi đẻ trứng, thế nên việc phòng trừ của bà con sẽ trở nên khó khăn hơn.
Dấu hiệu nhận biết ruồi đục trái chuối xuất hiện gây hại
▶️ Trên quả chuối bắt đầu xuất hiện những vết châm chích nhỏ, hơi lõm vào trong, có màu nâu sẫm (đây là vị trí mà ruồi cái đẻ trứng vào trong).
▶️ Quả chuối bị thối từ trong ra ngoài, thịt quả mềm nhũn, có thể xuất hiện dòi trắng ở bên trong thịt quả.
▶️ Những quả chuối bị ruồi đục quả tấn công thường bị rụng sớm, quả méo mó, biến dạng.
▶️ Trên cây chuối thì bà con dễ dàng quan sát thấy được ruồi trưởng thành bay lượn xung quanh cây chuối, nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Tác hại do không sớm phòng trừ ruồi đục trái chuối gây nên
❌ Ruồi đục trái chuối thường đẻ trứng vào vỏ trái chuối, khi trứng nở, dòi ăn phần thịt trái, khiến cho trái bị thối nhũn, làm ảnh giá trị thương phẩm.
❌ Những lỗ đục trên trái là “ cửa ngõ” thuận lợi để vi khuẩn và nấm bệnh xâm nhập làm cho chuối nhanh bị hư hỏng hơn.
❌ Những cây chuối bị ruồi đục quả tấn công sẽ suy giảm về sức đề kháng, về lâu dài thì có thể khiến mất trắng mùa vụ.
❌ Khi bị ruồi đục quả chuối tấn công thì bà con không thể mang chuối ra thị trường tiêu thụ được, gây thiệt hại lớn về hiệu quả kinh tế.
❌ Ruồi vàng đục trái chuối có khả năng sinh sôi nhanh chóng và lây lan trên diện rộng, nếu không bà con không kiểm soát đúng cách thì sẽ gây thiệt hại nặng cho vườn chuối và các vườn trong khu vực lân cận.
Hướng dẫn cách phòng trừ ruồi đục trái chuối đơn giãn hiệu quả
✅ Tránh lấy giống chuối ở những vườn đang bị bệnh, nên lựa chọn những giống chuối khỏe mạnh, có sức chống chịu tốt với côn trùng gây hại hay điều kiện thời tiết bất lợi và đảm bảo được năng suất của vụ mùa.
✅ Thường xuyên vệ sinh vườn trồng, thu gom và tiêu hủy những trái chuối, tàu lá bị hư thối rụng xuống gốc cây.
✅ Với những cây chuối đã bị ruồi đục trái tấn công nhiều, thì khi thu hoạch buồng bà còn cần chặt bỏ sát gốc, đào bỏ hết cả phần củ rồi đưa ra khỏi vườn tiêu hủy.
✅ Nên tỉa thưa vườn cây, để vườn có độ thông thoáng sẽ giúp hạn chế được nơi trú ngụ của ruồi vàng trưởng thành.
✅ Thực hiện bón phân đầy đủ, cân đối lượng phân mà cây chuối cần thiết để giúp cây khỏe mạnh, sinh trưởng tố, chống chịu tốt với sâu bệnh hại.
✅ Sử dụng túi nilon hoặc túi bao buồng chuối chuyên dụng để bảo vệ buồng chuối khỏi bị ruồi đục quả tấn công.
🚨 Lưu ý: Túi bao cần phải thoát được hơi nước tránh, để tránh làm thối trái.
✅ Bà con nên thu hoạch chuối chín vừa tới, không để chuối chín quá lâu trên cây chuối vì sẽ thu hút ruồi vàng đến nhiều hơn.
✅ Sử dụng các loại bẫy tự chế như bẫy chua ngọt để thu hút dẫn dụ ruồi trưởng thành trong vườn.
Thuốc phòng trừ ruồi đục trái chuối Pe insects an toàn cho cây
Bên cạnh những biện pháp canh tác, chăm sóc vườn trồng thì để phòng trừ dứt điểm ruồi vàng đục trái chuối bà con cần kết hợp sử dụng thêm chế phẩm sinh học Pe insects nhé.
Thuốc trị ruồi vàng đục trái chuối Pe insect được nhiều bà con tin tưởng và sử dụng nhờ có công dụng vượt trội trong việc xua đuổi và tiêu diệt tận gốc ruồi đục trái trên vườn chuối mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cây chuối và môi trường xung quanh. Mời bà con theo dõi thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về thành phần, công dụng cũng như cách sử dụng thuốc trị chuối bị ruồi vàng đục trái.
Thành phần của thuốc trị ruồi vàng đục quả chuối Pe insects
Thuốc đặc trị chuối bị ruồi vàng đục trái Pe insects được đội ngũ kỹ sư nông nghiệp nghiên cứu và điều chế ra với các thành phần chính như:
✅ Vi sinh tổng số: Metarhizium sp >= 10^6 CFU/ml
✅ Dung môi (nước cất) ~ 1 lít
✅ pH H2O:5; tỷ trọng: 1,14
✅ Tinh dầu thực vật, giấm gỗ và các phụ gia khác
Công dụng của thuốc trị ruồi vàng đục quả chuối Pe insects
✅ Xua đuổi, tiêu diệt dứt điểm ruồi đục quả chuối, có hiệu quả nhanh chóng, hiệu quả lâu dài
✅ Các thành phần tinh dầu thực vật, giấm gỗ có tác dụng làm ung trứng, tiêu diệt dòi và nhộng.
✅ Được điều chế ra với thành phần chính là các vi sinh vật tổng hợp nên Pe insects không làm trái bị nóng, lem trái, rụng trái.
✅ Pe insects hỗ trợ nuôi dưỡng trái khỏe mạnh, cây cứng cáp, giảm thiểu tình trạng thối trái, rụng trái non, teo trái trên cây chuối.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị ruồi vàng đục quả chuối Pe insects
✅ Để trị ruồi vàng đục trái chuối, bà con cần sử dụng 50ml Pe insects + 20 lít nước sạch (hoặc 500ml + 200 lít nước), thực hiện phun tưới đều lên trên toàn vườn chuối, liều lượng phun tưới cách nhau từ 5 – 7 ngày/lần.
✅ Để phòng chuối bị ruồi vàng đục trái, bà con sử dụng 25ml Pe insects + 20 lít nước sạch (500ml + 400 lít nước), phun tưới đều lên trên toàn vườn chuối từ 3 – 5 lần/vụ.
🚨 Lưu ý: Bà con cần kiểm tra mật độ tấn công của ruồi đục trái trên cây chuối và điều chỉnh liều lượng thuốc phun sao cho phù hợp.
Bài viết trên, Sinh Học AQ đã chia sẻ đến quý bà con về dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng trừ ruồi đục trái chuối hiệu quả. Hy vọng qua những thông tin đó, quý bà con sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc vườn chuối. Nếu còn những thắc mắc hay có nhu cầu mua sản phẩm Pe insects hãy liên hệ trực tiếp đến qua số Hotline: 028 8889 7322 – 0981 355 180 để các kỹ sư nông nghiệp tư vấn và báo giá nhanh nhất nhé.