Phòng trị rệp sáp hại rễ hiệu quả và an toàn với Mebe Pa
Kích thước chữ
Rệp sáp hại rễ làm cho bộ rễ mất đi khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ đất, dẫn đến vàng lá rụng lá, ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm khuẩn tấn công gây bệnh hại ở cây. Để xử lý loài côn trùng gây hại này, mời bà con cùng AQ theo dõi bài sau để tìm ra giải pháp phòng trị rệp sáp gây hại rễ cây hiệu quả, bảo vệ cây khỏe mạnh phát triển xanh tốt.
Tìm hiểu về tình trạng rệp sáp hại rễ
Rệp sáp hại rễ có tên khoa học Planococcus sp (Ferrisia virgata) là loại côn trùng nhỏ, thuộc họ Pseudococcidae. Chúng xuất hiện rộng rãi ở vùng nhiệt đới, tấn công nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, cây công nghiệp, cây cảnh hay cây rau màu.
Loài côn trùng này thường tập trung ở phần gốc và rễ cây, sống ẩn náu trong khe kẽ hoặc ở dưới lớp đất xung quanh gốc. Chúng bám vào rễ dưới lòng đất hay các phần rễ nổi, nơi mà chúng hút nhựa để sinh sống. Ngoài ra, rệp sáp còn sống dưới các vật liệu che phủ đất như mùn cưa, cỏ khô, lá cây rụng.
Đặc điểm hình dáng và vòng đời của rệp sáp hại rễ
Chu kỳ vòng đời của rệp sáp trong đất hại rễ từ trứng đến con trưởng thành kéo dài 1-2 tháng. Ở khu vực có điều kiện môi trường phù hợp, rệp sáp cái phát triển rất nhanh và có thể sinh sản quanh năm.
🔴Giai đoạn trứng: Mỗi rệp sáp cái sinh sản từ 100 đến 600 trứng trong suốt vòng đời của chúng. Thời gian ấp trứng từ 3-10 ngày, trứng có màu vàng nhạt, hình bầu dục, kích thước nhỏ nên rất khó quan sát bằng mắt thường.
🔴Giai đoạn ấu trùng: Đây là giai đoạn linh hoạt nhất trong vòng đời của rệp sáp, ấu trùng có màu vàng nhạt, không có lớp sáp bảo vệ ở thời gian đầu. Khi nở chúng sẽ bắt đầu di chuyển đến rễ cây hoặc phần dưới cây để hút nhựa. Giai đoạn này kéo dài khoảng 6-10 ngày trước khi chúng hóa nhộng.
🔴Giai đoạn thiếu trùng: Sau khi ấu trùng hoàn thành quá trình sinh trưởng, chúng sẽ chuyển sang giai đoạn thiếu trùng và bắt đầu phát triển lớp sáp bảo vệ bên ngoài, thời gian kéo dài khoảng 10-20 ngày. Tại thời điểm này, con cái mất dần khả năng di chuyển, trong khi con đực vẫn tiếp tục trưởng thành.
🔴Giai đoạn trưởng thành:
- Con cái: Trải qua giai đoạn thiếu trùng thành công, con cái trưởng thành có hình dạng cơ thể tròn, dài 2-4mm. Cơ thể chúng phủ một lớp sáp trắng dày, không có cánh, sống chủ yếu tại nơi chúng sinh sống, tập trung hút nhựa cây và đẻ trứng.
- Con đực: Rệp sáp đực có kích thước cơ thể nhỏ, mảnh hơn con cái và có cánh. Chúng phát triển thành côn trùng có khả năng bay. Tuy nhiên chúng không hút nhựa cây, nhiệm vụ chính của rệp sáp đực là giao phối với con cái. Tuổi thọ con đực rất ngắn, chỉ sống vài ngày sau khi giao phối với con cái.
Dấu hiệu nhận biết rệp sáp hại rễ xuất hiện
Rễ cây bị rệp sáp gây hại sẽ để lại một loạt các dấu hiệu đặc trưng từ hệ thống rễ đến toàn bộ cây. Những dấu hiệu này liên quan đến việc rệp sáp chích hút nhựa cây, gây tổn thương, suy yếu cây, cụ thể như sau.
🔸Cây còi cọc, chậm phát triển: Khi rệp sáp tấn công rễ, cây trồng không thể hấp thụ đủ dưỡng chất từ đất. Kết quả là cây thiếu hụt dinh dưỡng, bị còi cọc, không phát triển tán lá mới, chiều cao của cây bị hạn chế, năng suất giảm.
🔸Lá vàng, bị rụng sớm: Rệp sáp làm giảm lượng nhựa cây cung cấp cho các bộ phận như lá. Khi không đủ dinh dưỡng, cây sẽ không đủ sức giữ lại lá, dẫn đến hiện tượng rụng lá, làm cây trơ trụi.
🔸Héo úa, chết cây: Ở giai đoạn nhiễm nặng, rễ bị tổn thương nghiêm trọng, cây không còn khả năng hấp thụ nước, dẫn đến hiện tượng héo úa. Lá có thể khô héo nhanh chóng, nhất là những ngày nắng nóng, nếu không phát hiện xử lý kịp thời, cây trồng có thể chết hoàn toàn.
🔸Rễ cây bị tổn thương, bị thối: Khi kiểm tra phần rễ, bà con có thể thấy rễ mục nát, có màu nâu đen, không còn khả năng hút nước hay dinh dưỡng. Vì rễ bị tổn thương nên dễ bị nứt, dễ gãy.
Tác hại của việc không sớm xử lý rệp sáp hại rễ
- Khả năng quang hợp bị giảm do cây không thể tạo ra năng lượng để duy trì các hoạt động sống, dẫn đến tình trạng suy kiệt và chết dần.
- Rệp sáp tấn công làm giảm sự phát triển của cây, dẫn đến cho quả nhỏ, kém chất lượng, có thể rụng sớm trước khi chín.
- Với những cây có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, cây công nghiệp thì việc rệp sáp gây hại làm giảm năng suất dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho bà con nông dân.
- Cây bị rệp sáp tấn công thường có sức đề kháng kém, dễ bị tác động từ nấm và các loại vi khuẩn gây hại khác.
Hướng dẫn cách phòng trị rệp sáp hại rễ hiệu quả
🔹Vệ sinh vườn cây, cải thiện điều kiện canh tác bằng cách cắt tỉa thường xuyên để loại bỏ bộ phận cây già cỗi, yếu hoặc đã bị nhiễm bệnh, trồng luân canh để phá vỡ vòng đời của rệp.
🔹Quản lý độ ẩm đất thông qua tưới tiêu hợp lý giúp giảm sự sinh sôi của rệp sáp. Việc bón phân cân đối còn giúp cây khỏe mạnh, tăng đề kháng chống lại loài côn trùng này.
🔹Sử dụng thiên địch như bọ rùa, ong ký sinh vì đây là loài thiên địch tiêu diệt rệp sáp rất hiệu quả, giúp kiểm soát quần thể rệp một cách tự nhiên.
🔹Phun rửa rệp bằng vòi nước có áp lực mạnh, nhất là phần thân, rễ sát mặt đất. Điều này góp phần làm giảm số lượng rệp đáng kể.
Thuốc phòng trị rệp sáp hại rễ Mebe Pa an toàn cho cây
Một số trường hợp nhà vườn bị ảnh hưởng từ tác hại của rệp sáp hại rễ nặng nề, buộc bà con phải tìm đến thuốc sinh học để kiểm soát, xử lý chúng. Việc lựa chọn sản phẩm không chỉ đáp ứng tốt các yêu cầu về hiệu quả phòng trị, đảm bảo an toàn cho môi trường mà còn phải tối ưu chi phí.
Mebe Pa được sản xuất bởi Công Ty Cổ Phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đáp ứng đầy đủ yếu tố kể trên và là sản phẩm hỗ trợ bà con trong quá trình canh tác, tiêu diệt rệp sáp một cách bền vững.
Thành phần thuốc trị rệp sáp gây hại rễ cây Mebe Pa
Thành phần có trong Mebe Pa tổng hợp từ 3 loại nấm vi sinh Metarhizium sp, Beauveria sp, Paecilomyces spp 1×10^8 CFU/g phối trộn với nấm xám Verticillium sp, virus NPV và các hoạt chất sinh học đặc hiệu.
Công dụng thuốc trị rệp sáp gây hại rễ cây Mebe Pa
🔹Các vi nấm tiếp xúc rệp sáp, xâm nhập vào cơ thể qua lớp vỏ, bắt đầu hoạt động bên trong, gây sự phá hủy các mô cơ quan của rệp.
🔹Tạo các bào tử bên ngoài cơ thể rệp, phát tán ra môi trường xung quanh và tiếp tục lây lan, tiêu diệt các rệp khác.
🔹Sản sinh các enzyme cũng như các chất độc hại cho rệp, làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển của chúng.
🔹Thành phần thuốc còn có khả năng phân hủy tự nhiên trong môi trường, giảm thiểu ô nhiễm hay tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
🔹Không gây hại loài thiên địch như bọ rùa, ong ký sinh, hỗ trợ duy trì sự cân bằng sinh thái trong nhà vườn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị rệp sáp gây hại rễ cây Mebe Pa
- Phun trị rệp sáp hại rễ cây trồng: Phun ướt đều toàn thân, cành và tán lá cây với tỷ lệ 20g Mebe Pa : 20 lít nước. Sử dụng đúng liều lượng, tần suất thực hiện phun tưới 5-10 ngày/lần.
- Phun phòng rệp sáp hại rễ cây trồng: Thực hiện phun tưới toàn thân giống cách phun trị nhưng với tỷ lệ 10g Mebe Pa : 10 lít nước. Xử lý định kỳ từ 15-30 ngày/lần.
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ về cách trị rệp sáp hại rễ cũng như nêu rõ các đặc tính, vòng đời của chúng để từ đó giúp bà con dễ dàng nhận biết hơn. Hy vọng với những chia sẻ từ AQ sẽ góp phần hỗ trợ bà con trong quá trình chăm sóc vườn, mang lại hiệu quả tích cực, đạt năng suất như mong muốn.