Rễ cây chuối có tác dụng gì? Thuốc kích chuối ra rễ, đi đọt

Rễ cây chuối có tác dụng gì? Thuốc kích chuối ra rễ, đi đọt

05/06/2024

Kích thước chữ

Rễ cây chuối là một bộ phận không thể thiếu đối với cây chuối. Sự sinh trưởng tốt của cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào bộ rễ cây. Bộ rễ càng khoẻ mạnh giúp cây chuối sai trĩu trái, chống chịu được sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt.

Tổng quan về rễ cây chuối

Rễ cây chuối có tác dụng gì? Thuốc kích chuối ra rễ, đi đọt
Rễ cây chuối là dạng rễ chùm gồm rễ thẳng và rễ ngang

Rễ cây chuối là bộ phận cuối cùng của cây, có nhiệm vụ vận chuyển nước và chất khoáng hoà tan từ đất đến nuôi cây. Từ một bộ rễ, chuối có thể sinh sản thêm những cây con xung quanh để duy trì vòng đời của mình. Trừ khi mắc bệnh do nấm, tuyến trùng, v.v thì cây chuối buộc phải chặt bỏ do phần rễ đã bị hư. Điều này cũng nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh hại đến những cây chuối khoẻ mạnh khác.

Nhận diện rễ cây chuối như thế nào?

Rễ cây chuối có tác dụng gì? Thuốc kích chuối ra rễ, đi đọt
Hình ảnh của rễ cây chuối: thân ngầm (củ chuối), rễ, cây chuối con

Bộ rễ của cây chuối thuộc dạng rễ chùm. Rễ chuối mọc chùm có độ dài bằng nhau theo 2 hướng là rễ ngang và rễ thẳng.

1️⃣ Rễ ngang: tập trung ở khu vực giáp thân chính, rễ mọc xung quanh củ chuối có chiều ngang đạt 2 – 3cm, chúng đảm nhiệm vai trò hấp thụ dinh dưỡng và nước.

2️⃣ Rễ thẳng: phân bố ở phần thân dưới của cây chuối, cụ thể là bên dưới củ chuối, chúng có vai trò giúp cây trồng đứng vững trên mặt đất.

Vai trò của bộ rễ cây chuối

Vậy ngoài chức năng vận chuyển nước và dinh dưỡng để nuôi cây, rễ cây chuối có tác dụng gì khác giúp ích cho đời sống con người?

Trong dân gian, bộ rễ chuối bao gồm rễ và củ chuối được sử dụng như một vị thuốc dân dã, dễ tìm để chữa trị một số căn bệnh như:

🔸 Bệnh nhiệt miệng: Trong rễ chuối có những thành phần hữu hiệu chuyên trị vết loét, cho nên những nhà nào có sẵn vườn chuối thì việc tận dụng rễ chuối trị nhiệt miệng là có thể.

🔸 Dạ dày bị nóng: Củ chuối có khả năng giải nhiệt rất hiệu quả, cộng thêm bộ rễ chứa các chất giúp làm dịu dạ dày bị nóng, các vết sưng tấy, nhọt.

🔸 Đi tiểu ra máu: Bộ rễ chuối kết hợp với cỏ nhọ nồi đem sắc nước uống trị tình trạng tiểu ra máu rất hiệu quả.

Chặt bỏ cây chuối sau thu hoạch có ảnh hưởng đến bộ rễ không?

Rễ cây chuối có tác dụng gì? Thuốc kích chuối ra rễ, đi đọt
Muốn vườn chuối liên tục cho trái cần phải chặt bỏ thân mẹ đã thu hoạch trái trước đó

Cây chuối có một đặc tính rất thú vị là mỗi cây chỉ cho quả một lần. Vì thế khi thu hoạch buồng chuối, người trồng cũng đồng thời chặt ngang thân cây chuối mẹ. Điều này là để tạo môi trường cho cây chuối con mọc lên được phát triển tốt nhất. Mỗi bụi chuối chỉ nên để 1 thân mẹ và 2 bụi chuối con.

Việc chặt bỏ thân cây mẹ thực chất không làm ảnh hưởng đến bộ rễ cây chuối bên dưới. Thân mẹ chết không liên quan đến phần thân ngầm (củ chuối) bên dưới, do bộ rễ vẫn tiếp tục nuôi dưỡng những cây con. Cho nên bà con cần phải chặt bỏ thân chuối cho buồng ngay sau khi thu hoạch để cây chuối tiếp tục vòng đời của mình.

Một số bệnh hại thường gặp ở bộ rễ cây chuối

💠 Bệnh cháy lá thối rễ cây chuối (bệnh Panama)

Tác nhân gây hại: Nấm Fusarium spp, Bipolaris spp và vi khuẩn Erwinia spp.

Nhận biết: Bề mặt lá chuối xuất hiện các đốm đen, vàng từ mép lá, lá già bị vàng trước rồi đến những lá ngọn. Về sau lá chuyển vàng, cháy lá, héo rũ, bẹ chuối bị nứt.

💠 Bệnh đốm lá Sigatoka vàng & Sigatoka đen

Rễ cây chuối có tác dụng gì? Thuốc kích chuối ra rễ, đi đọt
Một số bệnh hại trên cây chuối liên quan đến bộ rễ

Tác nhân gây hại: Nấm Mycosphaerella musicolaMycosphaerella fijiensis.

Nhận biết: Các đốm lá hình bầu dục màu nâu, viền vàng (Bệnh đốm lá Sigatoka vàng); đốm lá màu sậm hơn nằm dưới mặt lá (Bệnh đốm lá Sigatoka đen).

💠 Tuyến trùng hại rễ cây chuối

Có 4 loại tuyến trùng tấn công bộ rễ chuối: Tuyến trùng đục rễ (Radopholus similis); Tuyến trùng sưng rễ (Meloidogyne incognita); Tuyến trùng xoắn ốc (Heliotylenchus spp); Tuyến trùng chích rễ (Pratylenchus spp).

Hậu quả: Sự tấn công của tuyến trùng cản trở quá trình tiếp nhận nước và dinh dưỡng từ đất của rễ chuối, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm đáng kể. Nặng hơn là cây chuối ngã đổ, thối rễ do nấm đất xâm nhiễm, buồng chuối hư hại.

Cách chăm sóc bộ rễ cây chuối khoẻ mạnh trong mùa mưa

Rễ cây chuối có tác dụng gì? Thuốc kích chuối ra rễ, đi đọt
Phun thuốc kết hợp canh tác đúng kỹ thuật kích thích bộ rễ cây chuối sinh trưởng hiệu quả

✅ Làm hệ thống đê bao thoát nước, tạo rãnh thoát nước tránh tình trạng úng đất vào mùa mưa.

✅ Bổ sung các chế phẩm nấm Trichoderma hoặc nấm cộng sinh khác để tiêu diệt mầm bệnh vàng lá thối rễ và bảo vệ bộ rễ cây chuối.

✅ Việc cắt tỉa cây chuối là cần thiết để vườn cây đạt năng suất tối ưu. Khi cắt tỉa cần tỉa sát vào bẹ lá, điều này sẽ giúp những bẹ lá khô còn trên thân cây tự động quặp vào, hạn chế bệnh hại phát sinh và cây chuối cũng có diện mạo đẹp hơn. Thứ tự cắt tỉa như sau:

  • Loại bỏ những lá chuối khô.
  • Đối với lá tươi cần đảm bảo số lượng từ 8 lá trở lên.
  • Tỉa những cây con quá gần cây chuối mẹ.
  • Bỏ những cây con mọc lại.
  • Tỉa những cây con gần thân chuối đã bị chặt để ưu tiên dinh dưỡng cho những cây con gần cây chuối đang phát triển.

✅ Những điều không nên làm vào mùa mưa để tránh gây hại bộ rễ chuối: bón phân, phun thuốc diệt cỏ, diệt nấm hoá học.

Thuốc kích chuối ra rễ đi đọt NUTRI

Rễ cây chuối có tác dụng gì? Thuốc kích chuối ra rễ, đi đọt
NUTRI tổng hợp các trung – vi lượng cần thiết kích thích cây chuối ra rễ mạnh, sức chống chịu tốt

Để kích thích cây chuối con ra rễ mạnh, đi đọt nhanh đồng thời bảo vệ bộ rễ trước các tác nhân gây hại, Thuốc kích bộ rễ cây chuối ra mạnh, đi đọt nhanh NUTRI là lựa chọn phù hợp cho vườn chuối của bà con.

Thành phần thuốc kích rễ cây chuối NUTRI

Phân bón hữu cơ sinh học NUTRI gồm các thành phần hữu hiệu như:

  • Kẽm (Zn): 15.000 mg/kg.
  • Đồng (Cu): 1.000 mg/kg.
  • Magie (Mg): 3,6%.
  • Canxi (Ca): 3,6%.
  • Axit humic (C ): 1,5%.
  • Tỷ trọng: 1,1.

Công dụng thuốc kích rễ của cây chuối NUTRI

✔️ Thuốc kích rễ cây chuối NUTRI kích thích cây con ra rễ mạnh, đi đọt nhanh.

✔️ Bổ sung các chủng vi sinh khoẻ mạnh giúp bảo vệ bộ rễ, ngăn chặn các bệnh hại như thối rễ, lở cổ rễ, đứt rễ.

✔️ Tăng cường sức chống chịu của cây chuối, nâng cao sản lượng và chất lượng chuối giai đoạn thu hoạch.

Cách sử dụng thuốc kích chuối ra rễ, đi đọt NUTRI

Công thức: 500ml NUTRI + 400 – 500 lít nước.

Thời gian tưới: Sau khi cây chuối con đâm chồi, nuôi trái, sau thu hoạch.

Có thể kết hợp thuốc kích chuối ra rễ NUTRI với những dòng thuốc BVTV sinh học, phân bón khác để tăng hiệu quả phòng bệnh cho cây chuối.

Trên đây là những giải đáp của AQ về từ khoá “rễ cây chuối”, cách nhận diện và chăm sóc bộ rễ khoẻ mạnh. Mong rằng với những chia sẻ này đã giúp bà con hiểu hơn về cây trồng nhà mình, từ đó có hướng chăm sóc và phun phòng đầu vụ giúp vườn chuối sinh trưởng và phát triển hiệu quả nhất.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Kích thích cây ra rễ cực mạnh, đẻ nhánh (nở bụi). Dưỡng rễ khỏe, cây dễ đi đọt,…
145.000VND
Mua ngay
Công dụng: 💠 Cải thiện cấu trúc đất tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi…
4.67 out of 5
160.000VND
Mua ngay
Công dụng: Cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.…
125.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *