Quy trình trồng sầu riêng và chăm sóc cây từng giai đoạn
Kích thước chữ
Quy trình trồng sầu riêng từ cây giống đặt yêu cầu cao về kỹ thuật và hướng chăm sóc phù hợp. Nếu không canh tác cây con tốt từ những năm đầu sẽ khiến sầu riêng lâu cho trái, cây con dễ bệnh, trường hợp cây sầu riêng khi lớn cho trái ít, trái giật hộc hoặc hư hại do yếu tố môi trường.
Cùng AQ tìm hiểu thêm về quy trình trồng cây sầu riêng con đến khi thu hoạch lần đầu để có thêm những kiến thức hữu ích trong canh tác vườn.
Tìm hiểu quy trình trồng sầu riêng
Sầu riêng là 1 trong 14 cây ăn quả chủ lực tại Việt Nam giai đoạn 2025 – 2030. Để tạo được nguồn tiêu thụ sầu riêng ổn định trong và ngoài nước không phải là chuyện dễ dàng, người trồng cần nắm được yêu cầu về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh trên vườn sầu riêng.
Để phát huy hiệu quả ngành hàng sầu riêng tại Việt Nam, ngoài thực hiện tốt quy trình trồng sầu riêng hữu cơ, các bộ ngành liên quan và hộ trồng chuyên canh cần phải đảm bảo các yếu tố như:
- Đồng bộ tiêu chuẩn quy trình trồng và chăm sóc cây sầu riêng theo từng khu vực;
- Đăng ký mã vùng sầu riêng;
- Quản lý chặt chẽ vấn đề sâu bệnh hại, tồn dư thuốc trên trái, chất lượng đất trồng và nguồn nước tưới;
- Chủ động thích ứng với sự biến đổi khí hậu hiện nay.
Đặc điểm của cây sầu riêng
🔸 Cây sầu riêng thuộc chi Sầu Riêng, tên tiếng Anh là Durian
🔸 Đây là dòng cây thân gỗ cao lớn, cây mọc thẳng, phần vỏ màu nâu, xù xì, đường kính tối đa đạt 1,2m.
🔸 Lá sầu riêng mọc xen kẽ, hình mũi mác hoặc hình elip, gốc lá tròn, đỉnh nhọn, mặt lá dưới có lớp lông tơ mỏng, lá xanh bóng
🔸 Hoa sầu có 3 cánh, mọc thành từng chùm, màu sắc hoa tuỳ thuộc vào giống sầu riêng.
🔸 Về trái rất dễ nhận diện do các gai nhọn mọc khắp vỏ, sầu riêng ngon có trọng lượng từ 2 – 3kg, vỏ dày, màu vàng xanh, phần cơm màu vàng, khi chín sẽ toả mùi từ đít trái sầu riêng.
🔸 Nhiệt độ sinh trưởng tối ưu của cây sầu riêng từ 24 – 30°C.
Các loại đất thích hợp trồng cây sầu riêng
💠 Các loại đất trồng sầu riêng phổ biến: đất thịt, đất phù sa, đất bazan, v.v.
💠 Yêu cầu về đất trồng sầu riêng:
- Đất thoát nước tốt, ưu tiên đất thịt có pH từ 4,5 – 6,5.
- Đất tơi xốp, giàu mùn, màu mỡ, không nhiễm phèn, nhiễm mặn, bạc màu.
- Gần nguồn nước càng tốt do cây thiếu nước sẽ khó ra hoa.
- Tầng canh tác dày từ 1m trở lên do rễ đâm sâu.
💠 Lưu ý:
- Bà con có thể trồng chuyên canh sầu riêng hoặc xen canh với cà phê, mít, chuối nhằm tăng hiệu quả kinh tế vườn.
- Tuy nhiên cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng để hỗ trợ các cây trồng trên 1 vườn sinh trưởng hiệu quả.
Thời gian thích hợp để trồng cây sầu riêng con
Từ tháng 6 – 8 là giai đoạn lý tưởng để trồng cây giống sầu riêng. Tuy nhiên nếu bà con chủ động được nguồn nước tưới thì có thể trồng sầu quanh năm. AQ khuyến khích áp dụng hệ thống tưới tự động từ lúc cây con trong quy trình trồng sầu riêng, mục đích để kiểm soát tốt lượng nước tưới vào mùa mưa.
Hướng dẫn quy trình trồng sầu riêng qua từng bước
Quy trình trồng sầu riêng theo 5 bước là những thông tin hữu ích mà AQ đã chắt lọc từ các hộ trồng sầu riêng có kinh nghiệm canh tác lâu năm, mời bà con cùng xem qua.
Chọn giống sầu riêng
🔸 Sầu riêng Monthong Thái: thích nghi tốt với thời tiết và điều kiện thổ nhưỡng tại Tây Nguyên và Nam Bộ, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia, cây cho năng suất ổn định, dễ xử lý ra hoa và có sức đề kháng tốt.
🔸 Sầu riêng Ri 6: là giống sầu đặc sản tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, hạt lép, cơm mịn, vị ngọt đậm, ít bị giật hộc hay méo trái, tình trạng rụng trái non giảm so với giống Monthong.
🔸 Sầu riêng Musang King: giống sầu riêng bản địa của Malaysia, thịt mềm, không có xơ, vị thơm nồng mùi rượu, tuy nhiên giống sầu này chưa được canh tác hợp lý tại Việt Nam khiến giá trị thương phẩm của trái giảm nghiêm trọng.
Và còn vô số các giống sầu riêng khác từ nhiều quốc gia khác nhau, điều quan trọng là giống sầu phải thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng cũng như tính chất khí hậu tại khu vực trồng, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tối đa.
Tiêu chuẩn chọn cây giống sầu riêng
Trong kinh doanh sầu riêng hạn chế trồng từ hạt do thời gian phát triển và thu hoạch lâu, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn cũng như chi phí sản xuất cho 1 vườn sầu riêng. Dưới đây là các tiêu chí phổ biến khi chọn cây sầu riêng giống:
- Sầu riêng nhân giống theo kiểu ghép mắt hoặc ghép cành, gốc ghép thẳng, đường kính từ 1 – 1.5cm.
- Bộ rễ phát triển khoẻ mạnh, không có u sần.
- Thân đứng vững, số cành cấp 1 > 3, lá xanh tốt, hình dạng tuỳ thuộc vào giống.
- Chiều cao đạt > 80cm (từ mặt bầu ươm đến đỉnh chồi).
- Tán cây con dàn đều xung quanh, đỉnh chồi ra thẳng đứng.
Xử lý đất trước khi trồng sầu riêng
Dưới đây là bảng quy trình làm đất trồng sầu riêng với các sản phẩm sinh học từ AQ. Bà con lưu ý khi thực hiện cần sử dụng đúng liều lượng cũng như thao tác kỹ thuật để đạt hiệu quả dinh dưỡng cho đất cao nhất.
Bước 1 | Sử dụng cuốc hoặc máy chuyên dụng, tiến hành xới đất trong vườn.
Pha 1 chai Bio Soil + 800 lít nước, tưới đều lên đất trồng sầu riêng. |
Bước 2 | Sau 5 – 7 ngày, pha hỗn hợp Bio Soil + Trichoderma AQ + Padave Cha (tỉ lệ 1:2:1) với 800 lít nước và tưới lên đất. |
Bước 3 | Thiết kế mật độ vườn trồng:
|
Bước 4 | Tạo hố trồng kích thước 60 x 60x 60x (đất tốt) hoặc 70 x 70 x 70cm (đất xấu). |
Bước 5 | Sau 10 ngày kể từ khi trồng cây con xuống hố, pha 1 chai kích rễ Vi HAF + 800 – 1000 lít nước và tưới để giúp cây ra rễ nhanh và mạnh khoẻ. |
Tiến hành trồng cây giống sầu riêng xuống hố đất
▪️ Dùng tay hoặc xẻng đào một lỗ ở giữa hố vừa đủ với bầu ươm cây giống.
▪️ Tiếp tục xé bỏ vỏ bầu bên ngoài, hạn chế làm tổn thương bộ rễ sầu riêng.
▪️ Đặt cây giống vào, lỗ, lấp đất ngang mặt, dùng tay nén chặt đất xung quanh để tạo thế đứng cho cây con.
▪️ Trường hợp trồng ở khu vực có độ dốc cao nên trồng âm sâu xuống đất.
▪️ Tiếp theo, bà con có thể dùng 1 cây cọc cắm thẳng hoặc 3 cây cọc tạo thành hình tam giác, sau đó lấy dây buộc chặt vào thân cây sầu riêng con giúp cây đứng vững, chống gió lớn gây ngã đổ.
▪️ Nên trồng cây bưởi trước đó để che nắng cho cây sầu riêng con giai đoạn đầu.
Cách bón phân cho cây sầu riêng mới trồng
Ở giai đoạn từ 0 – 2 năm tuổi, cây sầu riêng con ngoài nhu cầu đạm cao, cần bổ sung thêm các trung – vi lượng để cân bằng dinh dưỡng bên trong như kích rễ và tăng tỷ lệ ra hoa trên cây. Đồng thời tránh sầu riêng con phát triển vượt trội dễ bị sâu bọ, côn trùng, nấm bệnh tấn công.
💠 Phân hữu cơ:
- Nhu cầu: 20 – 30kg/cây/năm.
- Số đợt bón: chia ra làm 2 lần (đầu mùa mưa và cuối mùa mưa).
💠 Phân NPK 20-20-10 hoặc 16-16-8:
- Nhu cầu: 0,5 – 1kg/cây/năm.
- Số đợt bón: chia ra làm 4 lần trong năm, mỗi lần cách nhau 3 tháng.
Chăm sóc cây sầu riêng sau khi trồng đến khi thu trái lần đầu
🔸 Tưới nước: những tháng đầu tiên sau khi trồng nên tưới cây con 1 ngày/lần, nhất là khi trời nắng mạnh, đảm bảo đáp ứng lượng nước là 100 – 150 lít/cây/lần (chú ý thoát nước khi mưa lớn).
🔸 Tạo tủ gốc giữ ẩm: dùng cỏ khô hoặc rơm rạ để quanh gốc cây sầu riêng con, cách gốc 10cm để giữ ẩm cho đất, đồng thời tạo sự thông thoáng ngăn nấm Phytophthora palmivora phát sinh.
🔸 Tỉa cành, tạo tán sầu riêng: tỉa bớt cành khuất, cành yếu, cành bệnh, cành sát đất. Nên chừa một ngọn với xung quanh là các cành khoẻ mạnh dàn đều để cây tập trung dinh dưỡng nuôi thân tốt nhất.
🔸 Bón phân: tăng dần hàm lượng phân hữu cơ, điều chỉnh nhu cầu phân NPK theo quá trình sinh trưởng của cây, nhất là giai đoạn ra hoa đậu trái cần tăng tỷ lệ kali cao hơn đạm, tránh hiện tượng sầu riêng vừa xổ nhuỵ vừa đi đọt.
🔸 Kết hợp phun phân bón lá: sử dụng phân bón lá Vi AMEN ở các giai đoạn chủ yếu như 7 – 10 ngày sau khi hình thành mắt cua, tạo búp và dưỡng trái giúp cây sầu riêng nhận đủ các đa – trung – vi lượng, tránh tình trạng thiếu chất gây hiện tượng giật hộc, méo trái hay nứt trái vào mùa mưa.
Phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây sầu riêng
Đây là hoạt động không thể thiếu trong quy trình trồng và chăm sóc cây sầu riêng, việc phun phòng trị theo nguyên tắc 4 đúng giúp bà con ngăn chặn tối đa và xử lý bệnh hại sầu riêng hiệu quả nhất.
Rệp sáp, bọ nhảy, nhện đỏ, sâu đục trái hại sầu riêng
Đây là những đối tượng gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng từ lúc cây ra lá non đến khi thu trái. Các vết chích hút của bọ nhảy, rệp sáp, nhện đỏ làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của lá, cây sầu riêng phát triển kém, lá nhiễm bệnh rụng sớm.
Đồng thời còn tạo cơ hội cho nấm bệnh, virus xâm nhiễm gây hư hại cây, thậm chí là chết cây khi mật độ sâu bệnh hại tăng mạnh.
💠 Biện pháp phòng trừ:
- Thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện và phòng trị giai đoạn đầu khi mật độ côn trùng thấp.
- Cung cấp đủ nước cho vườn sầu riêng, tránh để vườn bị khô nóng.
- Loại bỏ các bộ phận nhiễm bệnh nặng và tiêu huỷ xa vườn.
- Khi bệnh trở nặng, tiến hành phun thuốc BVTV Ola insect in99 trên toàn vườn.
Các loại bệnh hại sầu riêng phổ biến
Căn bệnh nứt thân xì mủ và nấm hồng là 2 trong số bệnh hại nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng nặng đến năng suất và sản lượng trái thu hoạch cuối vụ.
Khi sầu riêng nhiễm bệnh nứt thân xì mủ, hầu hết các bộ phận trên cây đều bị tấn công: vỏ cây bị thối, nứt ra và chảy nhựa; thối trái; lá non nhiễm nấm thường rụng sớm; bộ rễ có nguy cơ bị thối hư nếu độ ẩm đất quá cao.
Mặc dù bệnh nấm hồng không hại rễ nặng nhưng chúng có khả năng làm chết cành rất lớn. Trong điều kiện thích hợp, nấm hút dinh dưỡng từ cây, hình thành vết bệnh đầu tiên trên lá rồi đến cành, lá rụng sớm, cành cũng chết khô.
💠 Biện pháp phòng trừ:
- Cắt tỉa cành lá định kỳ tạo độ thông thoáng cho vườn.
- Không trồng quá dày đặc, đảm bảo mật độ vườn.
- Tiến hành phun trị khi thấy cây nhiễm bệnh với thuốc diệt nấm sinh học Phy FusaCo.
- Sử dụng kết hợp thuốc sát khuẩn Nano Cu Gold giúp làm lành nhanh vết nứt thân, ngăn nấm bệnh xâm nhiễm hại cây sầu riêng.
Hy vọng với chủ đề quy trình trồng sầu riêng theo 5 bước đã giúp bà con hiểu hơn về tầm quan trọng của việc chọn nguồn giống uy tín, cách trồng cây con hạn chế ngã đổ và giúp cây ra trái bói đúng dự kiến bằng thao tác bón phân, tưới nước, v.v. Chăm sóc cây sầu riêng con từ giai đoạn đầu sẽ giảm bớt hao tổn chi phí sản xuất dư thừa về sau.