Phòng trị lúa bị vàng chóp lá và Nguyên nhân do đâu?
Kích thước chữ
Lúa bị vàng chóp lá là một trong những loại bệnh hại thường gặp trên ruộng lúa, nếu không được phát hiện và phòng trừ kịp thời thì bệnh sẽ có nguy cơ lây lan rộng trên diện rộng. Cây lúa bị vàng ở chóp lá làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của mùa vụ và chất lượng hạt lúa.
Tìm hiểu về tình trạng lúa bị vàng chóp lá
Vàng chóp lá lúa là một trong những triệu chứng phổ biến trên ruộng lúa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng lúa của mùa vụ.
Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau như do virus, do nấm, do thời tiết hay do kỹ thuật canh tác,… Để tìm hiểu kỹ hơn về loại bệnh hại này mời quý bà con cùng AQ theo dõi những thông tin bên dưới đây nhé.
Nguyên nhân nào làm cho cây lúa bị vàng chóp lá?
Dưới đây, AQ giới thiệu đến quý bà con một số nguyên nhân chính khiến cây lúa bị vàng ở chóp lá:
Vàng chóp lá lúa do nấm
- Một trong những nguyên nhân chính khiến lá lúa bị vàng chóp là do nấm Gonatophragmium sp gây ra. Nấm bệnh phát triển mạnh sẽ khiến cho toàn lá bị vàng héo hết.
- Ngoài ra, loại nấm bệnh này thường gây ra một số loại bệnh hại như: vàng lá chín sớm, thối bẹ lá, gạch nâu, thối thân,…
Cây lúa bị vàng ở chóp lá do vi khuẩn
- Chóp lá lúa bị vàng có thể do loài vi khuẩn Xanthomonas oryzae và Xanthomonas oryzicola gây ra. Khi bị tấn công thì ruộng lúa có thể chuyển sang màu vàng đậm, những bông lúa sẽ bị dị hình, không trổ thoát được và hạt bị lép lửng xuất hiện nhiều.
- Vi khuẩn gây bệnh nặng thường xuất hiện mạnh sau khoảng 3-4 tuần khi cây lúa vào thời kỳ đẻ nhanh.
Chóp lá lúa bị vàng do bị ngộ độc phân bón
- Hiện tượng lá lúa bị vàng chóp xảy ra nếu ruộng bị thiếu đạm, đất bị ngộ độc hữu cơ, nghẹt rễ hay do nước tươi bị nhiễm các chất độc hại.
- Lúc này rễ lúa sẽ bị đen, đỏ vàng kèm theo tình trạng hư thối và lá lá chuyển sang màu vàng khô héo đi.
Cây lúa bị vàng ở chóp lá do tuyến trùng
- Tình trạng này còn gọi là lúa bị bướu rễ. Các loại côn trùng sẽ tấn công vào rễ của những cây mạ trên những đồng ruộng khô hạn.
- Khi bị nhiễm tuyến trùng thì cây lúa bắt đầu xuất hiện những cục u bướu, khiến cây lúa không thể hấp thụ được nước và các dưỡng chất. Sau một thời gian thì lá lúa chuyển sang màu vàng rồi sau đó khô chết đi.
Dấu hiệu ban đầu của cây lúa bị vàng chóp lá
Khi cây lúa bị vàng ở chóp lá sẽ bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng như sau:
- Các lá lúa chuyển dần sang màu vàng, sau đó lan dần rộng xuống phần dưới của lá lúa.
- Lá lúa không còn độ tươi xanh nữa mà trở nên héo úa và bị vàng khô.
- Cây lúa sinh trưởng và phát triển kém, đẻ nhánh ít, thân cây lúa yếu ớt và nhỏ.
- Bông lúa trổ thoát không đồng đều, hạt bị nhỏ, lép hoặc thậm chí không thể vô gạo.
Bệnh lúa bị vàng chóp lá gây ra ảnh hưởng như thế nào?
❌ Cây lúa bị vàng ở chóp lá sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
❌ Khiến quá trình tạo chất dinh dưỡng bị cản trở, khiến lá lúa bị cháy hoàn toàn, hạt bị lép lửng, đen hạt, năng suất giảm đến 50%.
❌ Bệnh vàng chóp lá lúa xuất hiện quanh năm và chúng tồn đọng lại ở dưới ruộng từ vụ này sang vụ khác trong cỏ dại, gốc rạ, kênh rạch,…
❌ Những khu vực ruộng bị chua, trũng, lúa bị bóng cây che phủ thì bệnh sẽ phát triển và gây hại nặng hơn.
Phương pháp canh tác phòng ngừa lúa bị vàng chóp lá
✅ Sử dụng những giống lúa tốt, khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt. Nếu lựa chọn mua lúa giống thì cần chọn những đơn vị có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo uy tín, chất lượng.
✅ Trước khi bắt đầu mùa vụ thì cần xử lý kỹ đất trồng, loại cỏ dại, tàn dư để giảm sự lây lan của bệnh hại.
✅ Dùng vôi để cải thiện độ pH cho đất và tạo điều kiện thuận lợi để cây lúa phát triển tốt.
✅ Thực hiện rút nước khỏi ruộng để hạn chế sự phát triển nấm bệnh.
✅ Khi canh tác thì cần có khoảng cách hợp lý, tránh gieo mạ dày và tránh để ruộng quá khô hoặc quá nhiều nước.
✅ Bón đủ lượng phân đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng cần thiết để cây được sinh trưởng khỏe mạnh.
✅ Bón phân theo đúng sự chỉ dẫn của các kỹ sư nông nghiệp và phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.
✅ Kiểm tra, thăm ruộng thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu của nấm bệnh và có biện pháp phòng trừ kịp thời.
✅ Khi phát hiện bệnh, thì cần sử dụng các loại thuốc sinh học, phân bón hữu cơ để hạn chế sự lây lan của bệnh và đảm bảo an toàn cho ruộng lúa.
Thuốc đặc trị lúa bị vàng chóp lá Tribe Vacci gold hiệu quả nhanh, an toàn
Bên cạnh những biện pháp canh tác thì bà con cần kết hợp sử dụng các loại phân bón hữu cơ, sản phẩm sinh học để giải quyết dứt điểm tình trạng vàng chóp lá lúa.
Công Ty Cổ Phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ hân hạnh giới thiệu đến quý bà con sản phẩm Tribe Vacci gold (chuyên dùng cho lúa), với các thành phần, công dụng và cách sử dụng được thông tin cụ thể như sau:
Thành phần của thuốc trị vàng chóp lá ở cây lúa Tribe Vacci gold
Thuốc trị bệnh chóp lá lúa bị vàng Tribe Vacci gold được điều chế ra với các thành phần hữu cơ như:
✅ Chaetomium spp: 1×10^6 CFU/ml
✅ Trichoderma spp: 1×10^4 CFU/ml
✅ Dung môi (nước cất) vừa đủ cho 1 lít
✅ pHH20: 5
✅ Tỷ trọng: 1,14
✅ Tribe Vacci gold (chuyên dùng cho lúa) được kết hợp giữa các vi sinh vật có lợi bên trên với chitosan ở dạng Nano.
Công dụng của thuốc trị vàng chóp lá ở cây lúa Tribe Vacci gold
✅ Xử lý dứt điểm tình trạng lúa bị vàng chóp lá.
✅ Hạn chế các loại nấm bệnh trên ruộng lúa như: đạo ôn, vàng lá chín sớm, lem lép hạt,…
✅ Bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để cây lúa được khỏe mạnh, hạt lúa ra bóng mẩy, tăng năng suất thu hoạch.
✅ Tăng cường sức đề kháng cho cây lúa để chống lại các tác nhân bên ngoài như: thời tiết, côn trùng, sâu bệnh.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị vàng chóp lá ở cây lúa Tribe Vacci gold
✅ Thực hiện phun phòng cây lúa bị vàng ở chóp lá bằng cách sử dụng: 25ml Tribe Vacci gold hòa lẫn với 25 lít nước, thực hiện phun cách nhau từ 7-10 ngày/lần.
✅ Thực hiện phun trị cây lúa bị vàng ở chóp lá bằng cách sử dụng: 50ml Tribe Vacci gold hòa lẫn với 25 lít nước, thực hiện phun cách nhau từ 5-7 ngày/lần.
✅ Có thể kết hợp sử dụng Tribe Vacci gold với các sản phẩm chuyên dùng cho lúa khác tại AQ để nâng cao hiệu quả phòng bệnh.
✅ Bảo quản Tribe Vacci gold ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng của mặt trời, nếu sử dụng còn dư thì cần đóng nắp chặt.
Kết thúc bài viết, AQ hy vọng rằng quý bà con sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý dứt điểm tình trạng lúa bị vàng chóp lá. Và đừng quên liên hệ ngay với kỹ sư nông nghiệp tại AQ để được tư vấn kỹ lưỡng hơn về các chế phẩm sinh học nhé.