Hướng dẫn kỹ thuật làm đất trồng lúa bị bạc màu, chai cứng

Hướng dẫn kỹ thuật làm đất trồng lúa bị bạc màu, chai cứng

11/10/2023

Kích thước chữ

Làm đất trồng lúa là công đoạn không thể thiếu trong công việc canh tác cây lúa của bà con nông dân. Chúng được thực hiện như thế nào và có mang lại hiệu quả cho bà con? Bài viết hôm nay sẽ cho bà con biết về các kỹ thuật làm đất cần thức hiện trước khi thực hiện trồng lúa nước.

Tìm hiểu về kỹ thuật làm đất trồng lúa

Hướng dẫn kỹ thuật làm đất trồng lúa bị bạc màu, chai cứng
Xử lý đất bạc màu, chai cứng, khô cằn để đất trở nên tơi xốp, giàu dinh dưỡng, phì nhiêu

Làm đất trồng lúa sẽ giúp bà con cải thiện được đất trồng trước khi canh tác cây lúa. Việc làm này sẽ giúp cho cây lúa tránh được các mầm bệnh do nấm và vi khuẩn lây nhiễm bệnh từ mùa vụ trước đó.

Ngoài ra, bà con có thể tăng năng suất cho cây và hạn chế khả năng phát triển của các nhóm lúa cỏ, lúa ma khi thu hoạch.

Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật làm đất trồng lúa

Khi trồng lúa, bà con cần kiểm tra tình trạng đất trước khi gieo trồng, Theo đó, bà con có thể vào một số yêu cầu dưới đây mà chúng tôi đưa ra dưới đây.

  • Tầng đất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất hữu cơ.
  • Nồng độ pH tại đất trồng lúa cần đảm bảo từ 5.5 – 7.5.
  • Đảm bảo ruộng lúa cần được xử lý rơm rạ trước khi gieo trồng.

Hướng dẫn cách làm đất trồng lúa tơi xốp, phì nhiêu

Khi tiến hành cải tạo đất trồng lúa, bà con có thể tham khảo các bước hướng dẫn thực hiện làm đất dưới đây của chúng tôi. Đây là những nguồn chia sẻ được tổng hợp từ inh nghiệm trồng lúa của bà con nông dân.

Bước 1: Xử lý rơm rạ và cỏ dại

Hướng dẫn kỹ thuật làm đất trồng lúa bị bạc màu, chai cứng
Tiến hành loại bỏ rơm, cỏ dại trên ruộng lúa

Bà con lưu ý cần xử lý triệt để cỏ dại và rơm rạ tại khu vực ruộng canh tác cây lúa. Có 2 khu vực cần loại bỏ cỏ dại là trên bờ và dưới ruộng.

✅ Trên bờ: Dùng các vật dụng nông nghiệp chuyên dụng để xử lý rơm rạ và cỏ dại xung quanh bờ ruộng. Như vậy, bà con sẽ loại bỏ được nơi ẩn nấp của các loại côn trùng và sâu hại có thể tấn công lên cây lúa.

✅ Dưới ruộng: Bà con dùng lửa hoặc thuốc diệt cỏ để tiêu hủy các loại cỏ dại, rơm rạ sau khi đã thu hoạch từ vụ trước.

Bước 2: Quá trình cày lật và phơi ải đất

Trước 10 – 15 ngày thực hiện gieo trồng cây lúa, cày ải và lật đất là bước không thể thiếu trong quá trình làm đất trồng lúa. Công đoạn này sẽ giúp bà con loại bỏ được mầm bệnh và cỏ dại còn tồn tại trong đất.

Bước 3: Kỹ thuật cày bừa đất trước khi gieo trồng lúa

Hướng dẫn kỹ thuật làm đất trồng lúa bị bạc màu, chai cứng
Cày xới đất để đất được tơi xốp, mềm mại, cho những hạt lúa giống dễ nảy mầm

Tiếp theo, bà con bổ sung nước vào ruộng và dùng máy cày mini để cày bừa đất canh tác lúa. Bà con cày đến khi đất trong ruộng tơi nhuyễn thì dừng lại.

Bước 4: Tạo rãnh và san phẳng bề mặt của ruộng

Sau quá trình đánh tơi xốp lên, bà con tiếp tục sử dụng bộ phận gạt để san phẳng ruộng canh tác lúa. Công đoạn này có thể thực hiện cùng lúc với bước trên bằng cách trang bị thêm bộ phận gạt phía sau máy cày.

Bước 5: Thiết lập hệ thống dẫn nước cho ruộng trồng lúa

Bước cuối cùng, bà con cần thiết lập các rãnh cho ruộng canh tác lúa và dẫn các phần nước còn đọng lại ra ngoài. Cách để tạo ra các rãnh nước đơn giản:

✅ Tạo đường dẫn cho nước: Các đường dẫn nước khi tạo cần phải đảm bảo đủ chiều dài và chiều rộng khoảng 25 – 30cm và sâu khoảng 25 – 30cm.

✅ Nối các vũng nước vào đường dẫn nước: Bà con tạo sự liên kết giữa các đường dẫn để rút nước hoàn toàn.

Những điều cần lưu ý khi làm đất trồng lúa

Quá trình làm đất trồng lúa có vai trò rất quan trọng trước khi bà con gieo sạ lúa xuống ruộng. Nguyên nhân là sau khi trồng lúa, tình trạng đất rất dễ bị bạc màu và thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng nên bà con cần chú ý các việc sau để cải tạo lại đất.

Áp dụng phương pháp thủy lợi

Đầu tiên, để xử lý tình trạng bạc màu của đất trồng, bà con có thể sử dụng biện pháp thủy lợi để đạt hiệu quả cao. Kỹ thuật này đòi hỏi sự chủ động tưới tiêu của bà con qua các kênh mương. Khi đó, đất sẽ được cải thiện độ phì nhiêu và tơi xốp để phù hợp với môi trường trồng cây lúa nước.

Bón lót cho ruộng canh tác lúa bằng phân hữu cơ

Hướng dẫn kỹ thuật làm đất trồng lúa bị bạc màu, chai cứng
Bón lót cho đất trước khi thực hiện gieo trồng

Khi sử dụng các nhóm phân hữu cơ, phân chuồng để bón lót cho đất trồng lúa, chúng sẽ cải tạo lại đất trồng tốt hơn. Độ phì nhiêu của đất cũng tăng theo với hàm lượng dinh dưỡng được cung cấp cho đất để nuôi cây lúa phát triển.

Bên cạnh đó, bà con cũng có thể tận dụng lại các nguyên liệu như: rơm rạ, mùn trấu, than bùn để cải thiện lại tình trạng của đất. Lưu ý, các nguyên liệu này cần phải được xử lý trước khi sử dụng để bón lót cho đất.

Chú ý che phủ đất cẩn thận khi làm đất trồng lúa

Kỹ thuật che phủ đất sẽ giúp bà con bảo vệ đất canh tác lúa hiệu quả. Tình trạng bốc hơi nước trong ruộng lúa sẽ được hạn chế và giữa được độ ẩm của đất trồng. Các tác nhân thời tiết cũng sẽ không gây ảnh hưởng nhiều nếu bà con che phủ đất đúng cách và cẩn thận.

Thêm vào đó, hệ vi sinh vật sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn, giúp cho đất tơi xốp, thoáng khí. Cây lúa khi gieo (sạ) sẽ kích thích rễ phát triển nhanh và khỏe.

Kỹ thuật canh tác đa dạng nhóm cây trồng khác nhau

Thay vì trồng lúa liên tục sẽ gây ra tình trạng đất bị bạc màu, bà con có thể áp dụng biện pháp xen canh hoặc luân canh cây trồng. Qua đó, đất sẽ trở nên phì nhiêu và cố định độ đạm nhờ vào các nhóm cây như: đậu phộng (lạc), đậu xanh, đỗ đen,… Bà con có thể tham khảo một số kỹ thuật xen canh cây trồng dưới đây:

  • Trường hợp 1: Xen canh cây lúa với cây rau màu như: ngô, khoai, đậu phộng (lạc),…
  • Trường hợp 2: Xen canh cây lúa với 1 vụ cây rau màu và 1 vụ rau.

Sử dụng thuốc sinh học để xử lý lúa cỏ, lúa ma, lúa lẫn

Hướng dẫn kỹ thuật làm đất trồng lúa bị bạc màu, chai cứng
Xử lý lúa cỏ, lúa lẫn, lúa ma, lúa hai tầng hiệu quả cho ruộng lúa, đem lại một mùa vụ bội thu

Để có một mùa vụ đạt năng suất cao, bà con có thể sử dụng thêm chế phẩm sinh học Ô Hai Tầng của Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ. Với công dụng quản lý nguồn lúa cỏ, lúa ma và kích thíc h hạt lúa nảy mầm đồng loạt.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc sinh học khi làm đất trồng lúa

Bước 1: Cho nước ngập mặt ruộng từ 5 – 10cm, bà con rải (phun) Ô hai tầng đều trên bề mặt ruộng sau đó giữ nước trong ruộng từ 1 – 3 ngày để giúp tăng hiệu quả xử lý.

Bước 2: Tiến hành cày xới làm đất và ngâm nước (ngập gò) với mực nước cao khoảng từ 5 – 10cm, thời gian từ 3 – 5 ngày tùy điều kiện thời vụ. Sau đó bà con tiến hành gieo sạ lúa như bình thường mà không ảnh hưởng đến nảy mầm hạt lúa giống gieo sạ.

Bảo quản Ô Hai Tầng như thế nào để đạt hiệu quả

  • Đặt sản phẩm bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát và không bị ẩm mốc.
  • Kết hợp chế phẩm sinh học cùng các loại phân bón khác để nâng cao hiệu quả.
  • Ô Hai Tầng được sản xuất theo công nghệ sinh học nên rất an toàn cho môi trường nông nghiệp.

Những chia sẻ làm đất trồng lúa của chúng tôi, hy vọng bà con sẽ có một mùa vụ bội thu và đạt hiệu quả cao trong quá trình canh tác. Nếu cần hỗ trợ, Hotline 098 1355 180 – (028) 8889 7322 sẽ luôn sẵn sàng phục vụ bà con trong thời gian sớm nhất. Xem thêm các tin tức nông nghiệp mỗi ngày tại Website AQ: nguyenlieusinhhoc.com.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-39%
Công dụng: Xử lý lúa lộn, lúa hai tầng, lúa ma hiệu quả cao đạt trên 70%. Bung rễ mạnh,…
4.50 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *