Kỹ thuật trồng vải u hồng cho trái chuẩn, không sâu bệnh
Kích thước chữ
Kỹ thuật trồng vải u hồng không quá phức tạp, tuy nhiên để có được năng suất cao và chất lượng quả ra tốt đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bà con những bí quyết để vườn vải u hồng trái ra sai trĩu, cho thu nhập cao.
Tìm hiểu về kỹ thuật trồng vải u hồng
Vải u hồng có nguồn gốc đến từ Thanh Hà – Hải Dương, đây là giống vải có khả năng chín sớm, có màu đỏ nhạt nhìn rất bắt mắt. Loại trái cây này thích hợp trồng ở những nơi có đất cát pha, pha sét.
Là giống vải chín sớm hơn vải thiều nên có giá bán tại vườn rất cao, dao động từ 30.000 – 60.000 đồng/kg. Vào đầu mùa thì vải u hồng có giá trên dưới khoảng 100.000 đồng/kg. Đã có nhiều bà con nông dân trở thành tỷ phú nhờ canh tác giống vải này.
Đặc điểm hình dáng của cây vải u hồng
Vải u hồng là giống cây có quả to trung bình, đạt khối lượng từ 30 – 35 quả/kg. Quả khi còn xanh, chưa chín tới thì có vị chua, khi chín thì có vị ngọt vừa.
Vải u hồng có màu đỏ hồng, có hình trái tim, cuống của quả vải sâu xuống dưới, quả vải nhô cao nên khi bổ theo chiều dọc thì mép trên có hình chữ U (nên được gọi là vải u hồng).
Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật trồng vải u hồng
Để cây vải u hồng được sinh trưởng và phát triển tốt nhất, bà con cần nắm kỹ được những yếu tố ảnh hưởng đến cách trồng để có được vườn vải sai quả, chất lượng cao và đạt năng suất tối ưu nhé.
Điều kiện thích hợp để trồng cây vải u hồng
Đối với giống vải u hồng thì nhiệt độ phù hợp để cây ra hoa đều, đẹp đó là từ 15 – 17 độ C. Do đó, nếu thời tiết nắng nóng thì bà con cần phải áp dụng các kỹ thuật để làm mát vườn trồng.
Bà con cần sử dụng hệ thống tưới nước phun sương, tưới nhỏ giọt để có thể giải nhiệt cho cây nhé.
Xử lý đất trồng cây vải u hồng
Là giống vải không kén đất nên bà con có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, bà con cần chọn những khu vực đất trồng dễ thoát nước, tránh tình trạng ngập úng kéo dài.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng vải u hồng trái trĩu cành, ít sâu bệnh
Để cách trồng cây vải u hồng được diễn ra thuận lợi thì bà con cần chuẩn bị kỹ lưỡng những yếu tố cần thiết như: giống vải, mật độ trồng, thời điểm trồng, hố trồng,…
Chọn giống cây vải u hồng không sâu bệnh
Chiết cành vải u hồng là phương pháp phổ biến nhất được nhiều bà con áp dụng. Cành chiết được lựa chọn từ cây mẹ cho quả sai trĩu hàng năm, có chất lượng cao, có tuổi từ 8 – 15 năm. Cần chọn những cành khỏe mạnh, có đường kính từ 1 – 1,5cm.
Thời điểm và mật độ trồng cây vải u hồng
Thời vụ phù hợp để trồng vải u hồng là từ tháng 3 – 4 và vụ mùa thu nên trồng từ tháng 8 – 9. Mật độ canh tác phù hợp là 5m x 5m, với khoảng cách phù hợp là 400 – 450 cây/ha.
Đào hố trồng và bón lót cho cây vải u hồng
Bà con cần đào hố trồng có kích thước 50cm x 50cm x 50cm, trước khi trồng 1 tháng bà con cần tiến hành bón lót khoảng từ 15 – 25kg phân chuồng đã hoai mục cùng với 1 kg lân, rồi sau đó lấp kín miệng hố trồng.
Quy trình trồng cây vải u hồng
Khi đã chuẩn bị xong các vật dụng cần thiết thì bà con cần tiến hành đào hố đã bón lót lên. Sau đó đặt cây giống vải u hồng xuống rồi dùng tay ấn chặt để lấp kín bầu đất.
Tránh việc dùng chân giẫm lên mặt bầu, trồng xong thì đóng cọc theo hình chữ X, thực hiện buộc cây vào cọc để chống gió. Và tiến hành tưới ướt đẫm nước cho cây trồng.
Bổ sung dinh dưỡng cho cây vải u hồng
Sau khi trồng cây thì bà con cần bón phân theo từng đợt như sau:
- Đợt 1: từ tháng 9 – tháng 12, bà con cần bón 100% phân chuồng đã hoai mục + 50% đạm + 50% lân.
- Đợt 2: từ tháng 11 – tháng 12, cần thực hiện bón thúc từ lúc cây phân hóa mầm hoa, bón theo tỷ lệ 50% đạm + 40% lân – 50% kali.
- Bắt đầu từ năm thứ 4 trở đi bà con cần thực hiện tăng lượng bón sao cho hợp lý với từng giai đoạn phát triển của cây.
Cách chăm sóc cây vải u hồng cho ra trái trĩu cành, sai quả
Để cây vải u hồng ra hoa đậu quả đồng đều, tỷ lệ đậu quả thì bà con cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc như sau:
✅ Khi cây vải đã ra hoa (chiều dài chùm hoa từ 3 – 5 cm) thì cần cắt tỉa tất cả những cành tăm, cành bị sâu bệnh,… để cây được thông thoáng, tạo điều kiện để cành hoa chính phát triển tốt, giảm thiểu sự trú ngụ của sâu bệnh hại.
✅ Sau khi cắt tỉa thì cần dọn vệ sinh vườn sạch sẽ, kết hợp việc rắc bột vôi để phòng trừ các loại nấm bệnh và cải tạo độ chua trên đất.
✅ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra vườn để phát hiện sớm các loài sâu bệnh, nấm hại và cách xử lý hiệu quả. Các loại bệnh hại thường xuất hiện trên cây vải u hồng này là: sâu đo, rệp muội, bọ xít, nhện lông nhung, bệnh sương mai, thán thư,…
✅ Sử dụng các sản phẩm sinh học để bảo vệ, phòng ngừa nấm bệnh, hạn chế tình trạng rụng trái non, nấm trái vải. Hỗ trợ tăng nhanh trọng lượng, kích thước, hương vị của trái vải, giúp đạt chuẩn chất lượng nông sản xuất khẩu.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bà con đã có thêm kiến thức về kỹ thuật trồng vải u hồng để cho trái ra sai trĩu, giúp nâng cao chất lượng nông sản khi mang ra thị trường tiêu thụ. AQ còn cung cấp các sản phẩm sinh học giúp bà con chăm sóc cây trồng hiệu quả, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.