Kỹ thuật trồng măng cụt trái ra trĩu cành, không sâu bệnh

Kỹ thuật trồng măng cụt trái ra trĩu cành, không sâu bệnh

08/06/2024

Kích thước chữ

Kỹ thuật trồng măng cụt lớn nhanh, xanh lá, đứng cây không bị sâu bệnh gây hại như thế nào? Trong bài viết này AQ xin chia sẽ đến với bà con về phương pháp trồng . Điều này sẽ giúp vườn măng cụt chống chịu thời tiết tốt, giảm bớt mức thiệt hại do bọ trĩ, nấm khuẩn gây ra.

Sau đây, AQ sẽ giới thiệu quy trình thực hiện các bước trồng và chăm sóc măng cụt đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tìm hiểu về kỹ thuật trồng măng cụt

Kỹ thuật trồng măng cụt sai trĩu trái, hiệu quả kinh tế cao
Muốn trồng măng cụt cần chuẩn bị các yếu tố cơ bản như giống cây, đất trồng, nước, phân bón, v.v.

Kỹ thuật trồng măng cụt cũng tương tự như những loại cây khác, cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản như đất trồng, thời tiết, giống cây, nước, phân bón, dinh dưỡng và công tác chăm sóc sau đó. Măng cụt không khó trồng nhưng thời gian cho trái khá lâu, dao động từ 10 – 12 năm để cây cho ra những trái măng cụt tơ.

Cây còn bị một số sâu bệnh, nấm khuẩn tấn công như: bọ trĩ, nứt thân xì mủ, thán thư, thối rễ, sượng trái, v.v. Vì thế, nắm bắt đúng các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt sẽ giảm bớt những nỗi lo về hoạt động sinh trưởng của cây măng cụt.

Đặc điểm hình dáng của cây măng cụt

Kỹ thuật trồng măng cụt sai trĩu trái, hiệu quả kinh tế cao
Điểm đặc biệt của măng cụt là tiết ra dịch vàng khi bị các tổn thương vật lý do môi trường hoặc tác động của con người

Măng cụt (mangosteen) – tên khoa học là Garcinia mangostana Linn. Loại cây này xuất hiện phổ biến tại các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, nhất là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Năm 2023 là một năm khởi sắc cho những người trồng măng cụt khi giá tăng lên tích cực. Diện tích trồng được mở rộng nhờ đáp ứng điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu. Nếu thực hiện kỹ thuật trồng măng cụt và chăm sóc tốt có thể kéo dài tuổi thọ của cây tới 150 tuổi.

🔸Cây măng cụt có dạng thân mộc, tán trung  ình, cân đối. Khi trưởng thành cây đạt chiều cao 10 – 25m. Những năm đầu tiên cây phát triển rất chậm, thân mọc thẳng đứng màu nâu sẫm, tán lá có dạng hình chóp nón.

🔸 Lá măng cụt là dạng lá đơn, kích thước to – dài, hình bầu dục, dày lá và mọc đối nhau. Lá có màu xanh sẫm và bóng ở mặt trên lá, phần mặt dưới có màu xanh vàng.

🔸 Hoa măng cụt có thể là hoa đơn hoặc hoa kép, có 4 đài hoa, 2 cánh nhỏ bên trong và 2 cánh lớn bên ngoài. Cánh hoa màu vàng xanh, viền đỏ.

🔸 Măng cụt là loại trái tiết ra dịch đắng màu vàng khi quả bị tổn thương như sâu bệnh tấn công, va đập trong quá trình thu hái, vận chuyển, v.v.

💠 Một số yêu cầu sinh thái của cây măng cụt:

  • Khung nhiệt độ sinh trưởng: 25 – 35°C.
  • Khí hậu môi trường: vùng nóng ẩm, độ ẩm không khí ≤ 80%.
  • Lượng mưa thấp nhất tại khu vực: 1.270mm/năm.

Cần chuẩn bị gì để thực hiện kỹ thuật trồng măng cụt?

Kỹ thuật trồng măng cụt sai trĩu trái, hiệu quả kinh tế cao
Những vật dụng, nguyên liệu cần chuẩn bị để thực hiện kỹ thuật trồng măng cụt

Sau đây, AQ sẽ liệt kê những yêu cầu cơ bản và những vật dụng hỗ trợ trong công tác trồng và chăm sóc vườn. Bà con theo dõi và chuẩn bị đầy đủ để thực hiện kỹ thuật trồng măng cụt.

  • Cây măng cụt giống khoẻ mạnh.
  • Cây giống các loại cây che bóng những năm đầu.
  • Phân bón.
  • Thuốc BVTV (hoá học/sinh học).
  • Nguồn nước tưới.
  • Cọc giữ cây chống ngã độ và cố định bộ rễ.
  • Lưới giảm sáng.
  • Vật liệu che phủ đất: rơm, bạt, v.v.
  • Máy phun thuốc, hệ thống tưới, dụng cụ làm vườn, v.v.

Những lưu ý khi thực hiện kỹ thuật trồng măng cụt

Kỹ thuật trồng măng cụt sai trĩu trái, hiệu quả kinh tế cao
Khoảng cách 7 – 10m giúp cây măng cụt phát triển tối đa, hạn chế sâu bệnh hại

Giống trồng măng cụt có thể gieo hạt hoặc áp dụng phương pháp ghép cành. Nếu dùng hạt nên chọn mua ở những cơ sở uy tín, túi đựng hạt không bị phòng hay hở ra; hoặc tận dụng ngay hạt của trái măng cụt vừa ăn để trồng cây. Tuy nhiên thời gian ra trái sẽ lâu hơn so với ghép cành măng cụt.

💠 Tiêu chí chọn cây giống ghép cành:

  • Cây được 2 năm tuổi.
  • Vỏ cây không bị tổn thương.
  • Cổ rễ thẳng, bộ rễ có nhiều rễ thứ cấp, rễ chính không bị cong vẹo.
  • Đường kính thân cây đạt từ 0,6m, chiều cao cây đạt 70cm.
  • Có từ 12 cặp lá trở lên.
  • Lá ngọn xanh tốt, hình dạng và kích thước tương tự như cây giống ban đầu.

Khoảng cách trồng cây măng cụt lý tưởng là 7 – 10m. Độ rộng này tạo không gian cho cây măng cụt phát triển thoải mái, không lo tầng lá dày đọng nước dễ nhiễm bệnh vào mùa mưa. Mật độ cây măng cụt từ 100 – 150 cây/ha.

Đất trồng: thích hợp với mọi loại đất trồng (trừ đất nhiễm mặn, phèn), ưu tiên đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dày, độ pH dao động từ 5,5 – 7.

Thời vụ: có thể trồng quanh năm, ưu tiên trồng vào cuối mùa mưa.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng măng cụt đơn giãn qua từng bước

Kỹ thuật trồng măng cụt sai trĩu trái, hiệu quả kinh tế cao
5 bước trồng măng cụt cơ bản

Quy trình tiến hành kỹ thuật trồng măng cụt gồm 5 bước cơ bản, cụ thể các bước ra sao AQ sẽ trình bày chi tiết để bà con tiện theo dõi.

Bước 1: Thiết kế vườn, đào hố

Hố trồng đào theo hình vuông, độ dài x rộng x sâu là 60x60x60cm hoặc 80x80x80cm. Tiến hành bón lót bằng phân chuồng đã hoai mục, phân NPK (16:16:8 hoặc 20:20:15), thuốc phòng trừ côn trùng gây hại và tưới nước giữ ẩm đất khoảng 30 ngày.

Bước 2: Trồng cây chắn gió cho cây măng cụt

Những cây chắn gió phải trồng trước măng cụt để tạo tán và che gió, che nắng cho cây con giai đoạn đầu (4 – 5 năm). Những loại cây thường trồng như: chuối (trừ chuối sứ), dừa, v.v.

Bước 3: Trồng cây con măng cụt

Sau khi đã chọn lọc những cây giống theo tiêu chuẩn đưa ra, tiến hành trồng ra vườn, nhẹ nhàng đặt vào hố trồng, lấp đất ngang mặt và cắm cọc để cây măng cụt con không bị ngã đổ. Tránh cắm sâu làm hư rễ bên dưới.

Bước 4: Tạo tủ gốc giữ ẩm cho cây măng cụt con

Rơm rạ sử dụng làm tủ gốc giữ ẩm cần qua xử lý bệnh hại tiềm ẩn. Sau khi trồng cây con, dùng một lớp rơm/cỏ khô phủ cách gốc 10 – 20cm, độ dày khoảng 5 – 10cm để giảm bớt sự bốc hơi nước vào mùa khô.

Bước 5: Che nắng cho cây măng cụt sau khi trồng

Nếu không trồng cây che bóng, ở bước này bà con sẽ dùng những vật liệu che nắng trước đó đã chuẩn bị để che lại cây con. Đây là một kỹ thuật trồng măng cụt quan trọng vì đây là loại cây ưa bóng, chỉ nhận khoảng 50 – 60% ánh sáng là tối ưu. Vì thế bà con giăng lưới che bên hoặc chất liệu tre đan để tạo bóng cho cây măng cụt nhé.

Kỹ thuật trồng măng cụt giai đoạn kiến thiết cơ bản

Kỹ thuật trồng măng cụt sai trĩu trái, hiệu quả kinh tế cao
Phân chuồng ủ hoai và phân NPK không thể trong giai đoạn kiến thiết của cây măng cụt

Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (4 năm đầu), phân bón đóng vai trò rất lớn trong việc nuôi cây, kích thích cây măng cụt hấp thụ dinh dưỡng và phát triển khoẻ mạnh. Chúng ta sẽ sử dụng phân chuồng và phân NPK cho giai đoạn này, liều lượng cụ thể như sau:

Tuổi cây măng cụt (năm) Liều lượng phân chuồng hoai mục (kg/cây/năm) Liều lượng phân NPK 15:15:15 (kg/cây/năm) Số đợt bón (đợt/năm)
1 5 – 10kg phân chuồng ủ với men ủ sinh học EM99 Gốc 0,520 2 – 4
2 1
3 1,5
4 2

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt giai đoạn kinh doanh

Đây là giai đoạn cây măng cụt bắt đầu cho trái ổn định hơn, việc bà con cần làm lúc này là cân đối hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi đợt phân bón. Điều này vừa giúp cây sinh trưởng tốt, đảm bảo tỷ lệ đậu hoa kết trái. Liều lượng cụ thể như sau:

Phân NPK Phân chuồng hoai mục + EM99 Gốc
Giai đoạn măng cụt cho trái ổn định NPK 15:15:15 (bón 3 đợt, mỗi lần 3 – 4kg) – 30kg
Ngay sau khi thu hoạch NPK 20:20:10
Trước khi ra hoa 30 – 40 ngày NPK 8:24:24 Không bón
Măng cụt đã đậu trái (đường kính = 2cm) NPK 13:13:21 (có thể sử dụng phân bón lá NPK 20:20:20 từ tuần thứ 7 sau khi đậu trái)

Tỉa cành tạp dáng cho cây măng cụt

Kỹ thuật trồng măng cụt sai trĩu trái, hiệu quả kinh tế cao
Lưu ý rằng không bón phân chuồng ủ hoai thời điểm trước khi ra hoa và sau khi đã đậu trái, chỉ nên sử dụng phân NPK

Rà soát và cắt tỉa những cành yếu, cành vượt, cành bị bệnh, cành gần mặt đất trong giai đoạn cây măng cụt con.

Giai đoạn măng cụt cho trái tiến hành loại bỏ những cành già, cành khuất, cành khô, cành bị bệnh và chồi vượt

Việc tỉa cành cần thực hiện lần đầu sau khi bón phân lần 1 ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, điều này giúp cây măng cụt tập trung dinh dưỡng để nuôi chồi khoẻ mạnh, đảm bảo tỷ lệ ra hoa đậu quả.

Tưới nước cho cây măng cụt

Cây măng cụt không chỉ ưa bóng mát mà còn có nhu cầu nước cao ở giai đoạn cây con và giai đoạn ra trái. Vì thế bà con cần tưới nước cách ngày sau khi măng cụt trổ hoa để cây liên tục được nhận nước và phát triển hiệu quả. Ngược lại, cây thiếu nước sẽ cho trái nhỏ, phẩm chất kém, kích thước không đồng đều.

Bà con nên áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để kiểm soát được lượng tưới tưới cho vườn, nhất là giai đoạn thu hoạch thường rơi vào mùa mưa dễ xảy ra hiện tượng xì mủ măng cụt. Đây cũng là một kỹ thuật trồng măng cụt hữu ích mà bà con cần nắm chắc.

Một số bệnh hại trên cây măng cụt cần lưu ý

Kỹ thuật trồng măng cụt sai trĩu trái, hiệu quả kinh tế cao
Cần chủ động phòng ngừa bệnh trên cây măng cụt giúp cây đạt năng suất tối đa

1️⃣ Bọ trĩ hại măng cụt: bọ trĩ sọc đỏ chích hút tạo thành mảng sẹo màu xám khiến vỏ măng cụt sần sùi, tính thẩm mỹ kém, tạo môi trường cho nấm Phytophthora xâm nhiễm.

2️⃣ Sâu vẽ bùa hại măng cụt: chúng thường ăn đọt non và lá non làm giảm khả năng sinh trưởng của cây măng cụt. Sự cắn phá của sâu vẽ bùa trên lá cản trở quá trình hợp khiến lá khô héo dần.

3️⃣ Bệnh xì mủ măng cụt: tác nhân gây bệnh là bọ trĩ sọc đỏ. Các vết chích hút của chúng làm chất đường và acid ở vỏ trái tiết ra hình thành vết xì mủ màu vàng. Mặt khác dịch nhựa chảy vào cơm trái gây sượng trái, vỏ cứng, vị chát, làm giảm giá trị thương phẩm.

4️⃣ Bệnh thán thư trên cây măng cụt: Bệnh phát sinh mạnh vào mùa mưa. Ở khu vực nhiễm bệnh có các chấm nhỏ màu đen như đầu kim, về sau bệnh trở nặng chúng liên kết gây hoại tử cành – lá- trái măng cụt. Dễ nhận biết lá măng cụt cháy do thán thư là lá vàng từ chóp lá đi xuống.

Trên đây là những thông tin về kỹ thuật trồng măng cụt và cách chăm sóc phòng tránh bệnh hại trong vườn. Hy vọng với những thông tin mà AQ chia sẻ sẽ giúp bà con trồng cây măng cụt dễ dàng hơn, cây đạt năng suất ổn định, cho trái chất lượng ở từng vụ.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.…
125.000VND
Mua ngay
Công dụng: 💠 Cải thiện cấu trúc đất tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi…
4.67 out of 5
160.000VND
Mua ngay
Công dụng: Bacillus thuringenis(Bt) sản phẩm phối trộn trên nền hỗn hợp vi sinh vật có lợi giúp tiêu diệt…
5.00 out of 5
150.000VND
Mua ngay
Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *