Kỹ thuật trồng lúa và cách chăm sóc giúp đạt năng suất cao

Kỹ thuật trồng lúa và cách chăm sóc giúp đạt năng suất cao

17/02/2023

Kích thước chữ

Kỹ thuật trồng lúa luôn là vấn đề được coi trọng nhất của người dân. Việc sử dụng các kỹ thuật phù hợp sẽ là một trong các điều kiện giúp cho năng suất lúa tốt hơn. Vậy hãy cùng khám phá các kỹ thuật trồng lúa đó là gì nhé! Xem ngay!

Các kỹ thuật trồng lúa trước thời gian gieo mạ

Trước khi thực hiện quá trình gieo mạ, người dân nên tìm hiểu trước về một số yếu tố sau để đạt hiệu quả khi canh tác. Đặc biệt, những người mới bắt đầu trồng lúa cũng sẽ nắm bắt được một số thông tin về điều kiện môi trường.

Kỹ thuật trồng lúa và cách chăm sóc giúp đạt năng suất cao
Những việc cần làm trước khi tiến hành gieo mạ lúa

Nghiên cứu về thời gian trồng lúa thích hợp

Theo kinh nghiệm, cây lúa có thể phát triển ở nhiệt độ môi trường dao động từ 10 – 40oC. Trong đó khoảng từ 20 – 32o, cây lúa có khả năng phát triển tốt nhất và cho ra năng suất cao. Ngoài nhiệt độ nó trên ra, cây lúa sẽ có quá trình phát triển chậm hơn và ngừng phát triển ở mức 12oC.

Chọn giống lúa

Lúa tốt là điều kiện cần thiết cho người dân thu về năng suất cao từ cây lúa. Các giống lúa ít sâu, giống tốt còn giúp người dân chống lại các mầm bệnh và sâu hại cây lúa. Cho dù người dân có sử dụng các kỹ thuật trồng lúa tốt mà giống lúa kém chất lượng cũng không thể cải thiện được năng suất.

Nhân giống lúa

Đối với việc nhân giống lúa, người dân thường sử dụng 2 cách phổ biến trong kỹ thuật trồng lúa:

Gieo sạ thẳng là phương pháp gieo thẳng xuống ruộng sau quá trình xử lý, ngâm và ủ giống. Tuy hiệu quả mang lại không cao như cấy mạ nhưng chúng rất dễ thực hiện. Hơn thế nữa, khả năng giống bị ngập úng và chết mầm cao hơn.

Gieo cấy mạ: sử dụng hạt giống đã qua các bước xử lý, ngâm, ủ gieo lên các luống mạ. Sau 4 – 7 ngày, cây mạ ra lá và có thể đem ra ruộng để cấy mạ.

Cách thức chia vụ lúa

Một trong các kỹ thuật trồng lúa hiệu quả nhất là cách phân chia vụ lúa trước khi trồng. Tại khu vực phía Nam, người dân thường chia theo các vụ lúa sau:

Vụ Mùa: bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11.

Vụ Hè Thu: từ tháng 4 từ tháng 8.

Vụ Đồng Xuân: từ tháng 11 đến tháng 4.

Quy trình kỹ thuật trồng lúa trong giai đoạn canh tác

Ở giai đoạn tiếp theo, là giai đoạn rất quan trọng cho quá trình cây lúa phát triển. Có rất nhiều tác nhân, yếu tố và kỹ thuật trồng trọt gây ảnh hưởng đến quá trình này. Người dân nên ghi chú lại các yếu tố sau đây để tránh gây ảnh hưởng cho cây lúa.

Thời gian phân bón cây lúa hợp lý

Bón phân là một trong những kỹ thuật trồng lúa không thể thiếu ở giai đoạn phát triển. Vậy phải bón cho thế nào là hợp lý? Những nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn bón vừa đủ mà không gây hiện tượng dư đạm phát triển sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng lúa và cách chăm sóc giúp đạt năng suất cao
Chọn thời gian bổ sung phân bón thích hợp cho ruộng lúa

Quá trình bón phân cây lúa sẽ chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Sau khi sạ lúa từ 7 – 10 ngày.

Giai đoạn 2: từ 18 – 22 ngày kể từ khi sạ lúa (tức cách 8 – 11 ngày sau giai đoạn 1).

Giai đoạn 3: Tiếp tục bón phân sau giai đoạn 2 từ 17 – 28 ngày.

Giai đoạn 4: Khi cây lúa phát triển được 59 – 62 ngày.

Thêm nữa, người dân cần sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh thay thế các chất hóa học độc hại cho cây.

Kỹ thuật tưới nước cho cây lúa khi trồng

Vào giai đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh, người dân nên tưới nước với phương pháp khô – ướt xen kẽ nhau. Việc này sẽ giúp cho việc phân bón cũng sẽ được cân bằng theo.

Vào mùa thu hoạch, người dân cần tháo cạn nước trong khu vực trồng lúa trước từ 10 – 12 ngày. Như vậy, việc thu hoạch sẽ thuận lợi hơn cho người dân.

Lưu ý: Khi điều kiện nhiệt độ ở mức 20oC, người dân cần duy trì một lượng nước nhất định từ 3 – 5 cm để cây lúa được giữ ẩm.

Phương pháp phòng chống mầm bệnh và sâu hại lúa

Cuối cùng là những phương pháp, kỹ thuật trồng lúa phòng trừ sâu, bệnh hại lúa mà người dân cần thực hiện:

  • Thường xuyên thăm ruộng lúa và đánh giá tình trạng của cây lúa.
  • Vệ sinh rác thải, rơm rạ ở nơi canh tác lúa.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất.
  • Sử dụng các thuốc trừ sâu sinh học, vi sinh để ngăn ngừa khả năng tấn công của sâu bệnh.
  • Tận dụng các nguồn côn trùng tự nhiên để chống lại sâu bệnh hại.

Một số loại bệnh và sâu bệnh thường gặp trên cây lúa như: bệnh đạo ôn, vàng lùn xoắn lá, sâu đục thân hai chấm, cào cào, sâu cuốn lá,…

Lưu ý: người dân nên áp dụng nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc trừ sâu: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và dùng cách.

Một số kinh nghiệm về kỹ thuật trồng lúa giúp tăng năng suất

Ngoài ra, người dân có thể sử dụng một số kỹ thuật trồng lúa khác dưới đây để tăng hiệu quả cho cây lúa. Đây là những cách mà chúng tôi được người dân địa phương chia sẻ và hướng dẫn theo kinh nghiệm trồng trọt của họ.

Kỹ thuật trồng lúa và cách chăm sóc giúp đạt năng suất cao
Những vấn đề cần lưu ý trong kỹ thuật trồng lúa để có một mùa vụ bội thu, tăng năng suất lúa

Chọn lọc hạt giống

Hạt giống sau khi mua về, bạn có thể thực hiện các bước chọn lọc ra các hạt giống tốt. Tận dụng trứng gà tươi để chọn lọc hoặc phân loại ra các hạt bị lép và hạt lửng. Bên cạnh đó, người dân có thể sử dụng nước bùn loãng hoặc nước muối.

Khử trùng hạt giống

Từ bước chọn lọc hạt giống trên, người dân có thể thực hiện thêm một bước khử trùng hạt giống để ngăn ngừa sâu bệnh. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, Ngâm hạt giống vào nước vôi trong ở mức 2 – 3% trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Hoặc sử dụng nước với tỷ lệ 3 sôi, 2 lạnh và duy trì ở nhiệt độ 54oC.

Chất hóa học vẫn có tác dụng để khử trùng nhưng chúng tôi không khuyến khích thực hiện theo cách này.

Phương pháp ngâm ủ

Phương pháp ngâm ủ cần thực hiện thay nước 2 lần trên một công đoạn ủ. Người dân có thể thực hiện công đoạn ủ bằng cỏ, lúa để nhiệt độ đạt mức thích hợp. Quá trình ngâm ủ có thể kéo dài từ 48 – 72 giờ mới đạt hiệu quả.

Mật độ cấy lúa phù hợp

Thông thường người dân cấy mạ với khoảng cách phù hợp là từ 35 – 40 khóm/ m2 và từ 2 – 3 dảnh/khóm. Việc cấy mạ như vậy sẽ tạo điều kiện và không gian tốt cho cây lúa phát triển mạnh. Thêm vào đó, khả năng đánh chặn mầm bệnh gây hại từ đầu sẽ hiệu quả hơn.

Với những phương pháp kỹ thuật trồng lúa trên đây, người dân sẽ không phải lo về vấn đề năng suất lúa giảm. Nếu cần hỗ trợ thêm các thông tin khác về cách phòng chống sâu bệnh hại lúa, xin liên hệ Hotline 098 1355 180 – (028) 8889 7322. Hoặc người dân có thể cập nhật tin tức và kiến thức nông nghiệp tại nguyenlieusinhhoc.com của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *