Kỹ thuật khoanh vỏ cây nhãn kích ra hoa, đậu trái hiệu quả
Kích thước chữ
Khoanh vỏ cây nhãn là một trong những kỹ thuật được nhiều nhà vườn áp dụng để điều chỉnh, kích thích cây ra hoa, đậu trái đạt tỷ lệ thành công cao hơn. Giúp cho những cây nhãn đã trồng lâu năm mà không ra trái hay ra không đúng thời vụ sẽ đồng loạt ra hoa, kết trái, đảm bảo năng suất cho nhiều nhà vườn. Chi tiết về kỹ thuật khoanh vỏ cây nhãn sẽ được AQ trình bày cụ thể ở dưới bài viết sau đây, kính mời quý bà con theo dõi.
Tìm hiểu về kỹ thuật khoanh vỏ cây nhãn

Khoanh vỏ cây nhãn là một kỹ thuật tác động vào thân hoặc cành bằng cách cắt và bóc phần vỏ bị khoanh một vòng nhằm làm gián đoạn quá trình vận chuyển nhựa cây từ lá xuống rễ. Phương pháp này giúp tích lũy dinh dưỡng ở phần trên của cây, giúp kích thích quá trình phân hóa mầm hoa, tăng khả năng ra hoa và đậu quả.
Cây nhãn là một trong những loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao được trồng trên khắp cả nước đặc biệt cho sản lượng hàng năm lớn nhất cả nước là tại các tỉnh miền Bắc. Quả nhãn không chỉ được sử dụng để ăn tươi, còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Long nhãn, làm trà,…rất giàu dinh dưỡng giúp ích cho sức khỏe, điều trị nhiều bệnh nguy hiểm.
Chính vì có giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực tại nhiều tỉnh phía bắc, nên bà con rất coi trọng sản lượng mỗi vụ mùa. Để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao ngoài các cách chăm sóc, phòng trừ, phương pháp khoanh vỏ cây nhãn là cách được nhiều nhà vườn áp dụng để đảm tỷ lệ ra hoa và đậu trái nhưng mong muốn.
Việc khoanh vỏ cây nhãn mang đến những lợi ích gì?
Khoanh vỏ cây nhãn là một kỹ thuật quan trọng giúp điều chỉnh sinh trưởng và kích thích ra hoa, mang lại nhiều lợi ích cho quá trình canh tác, bao gồm:
✔️ Kích thích cây nhãn ra hoa sớm và đồng loạt: Khoanh vỏ làm gián đoạn quá trình vận chuyển nhựa cây từ lá xuống rễ, giúp tích lũy dinh dưỡng ở cành và thân, kích thích cây phân hóa mầm hoa nhanh hơn. Cây sẽ ra hoa đồng loạt, thuận lợi cho việc quản lý mùa vụ và chăm sóc.
✔️ Tăng tỷ lệ đậu quả: Nhờ vào sự tập trung dinh dưỡng ở phần trên của cây, hoa có sức sống tốt hơn, tăng khả năng đậu trái cao, hạn chế rụng hoa, trái non do thiếu dinh dưỡng.
✔️ Kiểm soát giúp hoa ra đúng thời điểm: Giúp chủ động kiểm soát thời điểm ra hoa, tránh tình trạng cây ra hoa không đồng đều hoặc không đúng vụ.
✔️ Hạn chế sự phát triển quá mức của cành lá: Khi cây được khoanh vỏ, dinh dưỡng ít bị dồn vào việc phát triển thân và lá, thay vào đó cây tập trung cho quá trình ra hoa, kết trái.
✔️ Tăng năng suất và chất lượng trái: Cây khoanh vỏ đúng kỹ thuật thường cho trái to hơn, đều hơn và có chất lượng cao.
Nên khoanh vỏ cây nhãn vào tháng mấy?
Khoanh vỏ cây nhãn được thực hiện khi cây có sức khỏe tốt, không nhiễm sâu bệnh, đã được chăm sóc kỹ lưỡng, cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Lý do nên chọn những cây khỏe mạnh, chăm sóc đầy đủ đó là khi khoanh vỏ sẽ diễn ra sự trao đổi chất, cây phải khỏe mạnh mới dồn đủ sức cho cây kích mọc mầm hoa và ra trái, đặc biệt hỗ trợ tự lành vết thương nhanh chóng khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ.
Hình thức này được thực hiện vào tháng 10 – tháng 12 dương lịch, phù hợp nhất là vào đầu mùa khô. Đây là giai đoạn cây nhãn đã kết thúc sinh trưởng mạnh, bắt đầu vào quá trình phân hóa mầm hoa chuẩn bị cho đợt quả tiếp theo.
Hướng dẫn cách khoanh vỏ cây nhãn đúng kỹ thuật
Để khoanh vỏ cây nhãn đạt hiệu quả cao, nhà vườn cần áp dụng đúng kỹ thuật nhằm kích thích cây ra hoa, đậu trái mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Phương pháp này đòi hỏi người thực hiện có tay nghề, làm đúng cách để không xảy ra tình trạng xấu gây hại cho cây. Vậy cần chuẩn bị những gì và cách khoanh vỏ đúng kỹ thuật ra sao, theo dõi tiếp nội dụng ở các phần sau đây.
Chuẩn bị gì trước khi thực hiện kỹ thuật khoanh vỏ cành nhãn

🔶Tình trạng của cây: Nên khoanh vỏ cây khi cây đã ra 2 lớp lộc, cây xanh, già.
🔶Xác định đúng cành định khoanh: Lựa chọn những cành khoẻ mạnh, không nhiễm sâu bệnh, có đường kính khoảng 3 – 4cm.
🔶Dụng cụ: Cưa cắt cành, dao nạo vỏ chuyên dụng, băng keo, thuốc bôi chống nhiễm sâu bệnh.
Quy trình thực hiện kỹ thuật khoanh vỏ cành nhãn

🔶Đối với cành có kích thước đường kính lớn hơn 4cm: Dùng cưa có độ dày khoảng 1 – 1,5mm, tiến hành cưa một đường tròn khép kín, sau đó loại bỏ vỏ trên đường vừa khoanh. Sao cho khoảng cách giữa hai mép vỏ rộng 1,53mm.
🔶Đối với cành có kích thước dưới 3cm: Dùng kéo, dao chuyên để khoanh vỏ, đồ nạo phải sắc và dễ sử dụng. Khoanh một đường tròn khép kín theo hình xoắn ốc, sao cho đường xoắn ốc cách đường xoắn ốc thứ hai từ 6 – 7cm.
🔶Sau khi đã khoanh vỏ xong, bà con dùng băng keo nilon để cuốn vào rãnh hở vừa cuốn đến khi cây đã ra mầm hoa thì mới tháo. Cách này giúp vỏ cây tránh nhiễm sâu bệnh, vết thương lành quá nhanh ảnh hưởng đến việc ra hoa.
🔶Bôi thêm thuốc chống sâu bệnh để không gây bệnh vào cây.
Những lưu ý khi thực hiện kỹ thuật khoanh vỏ cây nhãn
🔶 Tránh làm tổn thương mạch gỗ, vì nếu cắt quá sâu, cây có thể bị suy yếu hoặc cành dễ chết. Việc thao tác cẩn thận giúp hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.
🔶 Sử dụng dụng cụ sắc bén, sạch sẽ và không gỉ sét. Trước khi thực hiện, cần vệ sinh dao hoặc dụng cụ cắt để tránh lây nhiễm bệnh cho cây. Nếu dao cùn, vết cắt sẽ không gọn, làm dập vỏ, ảnh hưởng đến khả năng lành lại của cây.
🔶 Đảm bảo vết khoanh sạch hoàn toàn. Khi bóc vỏ, cần loại bỏ toàn bộ phần vỏ trên vết cắt để ngăn cây tiếp tục trao đổi chất qua lớp vỏ còn sót lại. Nếu không làm sạch kỹ, cây có thể nhanh chóng liền lại, làm giảm hiệu quả của phương pháp khoanh vỏ.
🔶 Thay đổi vị trí khoanh vỏ mỗi năm. Nếu cần khoanh lại trong những năm tiếp theo, nên chọn vị trí cao hơn so với vết khoanh cũ để tránh làm tổn thương liên tục một khu vực, giúp cây hồi phục tốt hơn.
🔶 Không khoanh quá nhiều cành cùng một lúc. Việc khoanh liên tục trên nhiều cành có thể làm cây suy yếu, khiến trái nhỏ, lá xoăn lại, thậm chí gây chết cây. Nên giữ lại một số cành không khoanh để cây duy trì sinh trưởng tốt.
🔶 Bổ sung dinh dưỡng sau khi khoanh vỏ. Sau mỗi vụ thu hoạch và khi vết khoanh đã lành, cần chăm sóc cây bằng chế độ bón phân hợp lý để phục hồi sức khỏe, chuẩn bị cho lần khoanh vỏ tiếp theo.
Chăm sóc cây nhãn sau khi khoanh vỏ thúc đẩy ra hoa đậu trái

Sau khi thực hiện khoanh vỏ cây nhãn để cây đạt hiệu quả cao, đảm bảo ra hoa, đậu trái bà con cần tiến hành chăm sóc kỹ lưỡng như sau:
✅Kiểm tra vết khoanh thường xuyên để đảm bảo vùng khoanh không bị hư thối, nhiễm nấm bệnh. Nếu gặp những dấu hiệu bất thường hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin cách xủ lý hoặc có thể gọi về cho kỹ sư để có biện pháp giải quyết phù hợp.
✅Tưới nước đều đặn hàng ngày với liều lượng vừa đủ, tưới nước chủ yếu vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
✅Cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân, cân bằng giữa phân bón hữu cơ và phân bón NPK, nên bón nhiều kali và photpho để hỗ trợ cây ra hoa, đậu trái và bảo vệ bộ rễ.
✅Phun trừ sâu bệnh bằng các chế phẩm sinh học an toàn, bởi sau khi khoanh vỏ cây khá yếu và dễ bị sâu bệnh tấn công.
✅Cần sử dụng lưới chống nắng, bạt hoặc lá cây che lại khi gặp mưa lớn hoặc nắng gắt.
✅Cắt tỉa những cành già, nhiễm sâu bệnh, không còn khả năng ra hoa, kết trái,…giúp cây thông thoáng, hấp thụ nhiều ánh sáng và tập trung dinh dưỡng cho những cành khỏe mạnh khác.
✅Vệ sinh vườn thường xuyên, thu gom tàn dư và nhổ bỏ cỏ dại nhằm ngăn ngừa sâu bệnh, tạo môi trường thuận lợi để cây phát triển.
Thuốc kích ra hoa đậu trái cho cây nhãn Bloom

Ngoài kỹ thuật khoanh vỏ cây nhãn giúp cây ra hoa và đậu quả tốt hơn, nhiều bà con còn kết hợp sử dụng sản phẩm sinh học Bloom nhằm thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, giúp hoa phát triển khỏe mạnh và nở đồng loạt. Để hiểu rõ hơn về công dụng và cách sử dụng sản phẩm Bloom trong canh tác măng cụt, mời bà con tham khảo những thông tin chi tiết dưới đây!
Thành phần thuốc tạo mầm hoa Bloom
✅ Đạm tổng số (N): 8%.
✅ Lân hữu hiệu (P2O5hh): 5%.
✅ Kali hữu hiệu (K2Ohh): 5%.
✅ Axit humic (C): 1.5%.
✅ Magan (Mn): 500 ppm.
✅ Kẽm (Zn): 500 ppm.
✅ Đồng (Cu): 500 ppm.
✅ Bo (B): 200 ppm.
✅ pHH2O: 5.5
✅ Bloom được bổ sung hàm lượng lân hữu cơ cao cùng với humic và axit amin, được sản xuất trên nền dung dịch lên men vi sinh. Nhờ đó, sản phẩm cung cấp các dưỡng chất hữu cơ dễ hấp thụ, giúp cây măng cụt phát triển khỏe mạnh và ra hoa hiệu quả.
Công dụng thuốc kích tạo mầm hoa Bloom
✅ Bloom giúp kích thích hoa ra nhanh, đúng thời điểm và nở đồng loạt, góp phần nâng cao tỷ lệ đậu quả.
✅ Cung cấp dưỡng chất thiết yếu, giúp cây phát lộc mạnh, cành nhánh vững chắc, lá xanh tốt, đồng thời hạn chế tình trạng rụng bông, thui bông và chùn ngọn.
✅ Thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ, giúp rễ cây phục hồi nhanh và hấp thụ dinh dưỡng từ đất hiệu quả hơn.
Hướng dẫn cách dùng thuốc tạo mầm hoa Bloom
Sử dụng 25 – 50ml thuốc hòa vào 20 – 30 lít nước sạch hoặc dùng 500ml thuốc vào 200 – 300 lít nước. Phun đều lên tán lá hoặc tưới trực tiếp vào gốc cây, dùng định kỳ từ 10 – 15 ngày/lần, mỗi vụ 2 – 3 lần.
Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn cách khoanh vỏ cây nhãn, chăm sóc sau khoanh và một số lưu ý trong quá trình thực hiện. Qua bài viết, AQ hy vọng bà con có thêm thật nhiều kiến thức trồng trọt, đặc biệt biết cách thực hiện khoanh vỏ đúng cách để giúp cây nhãn có thể ra hoa, đậu trái thành công.