Kỹ thuật khoanh vỏ cây ăn quả làm bông đậu trái theo ý muốn
Kích thước chữ
Khoanh vỏ cây ăn quả là một trong những phương pháp giúp kích thích cây ra hoa trổ bông đồng loạt, trái đậu sai trĩu. Kỹ thuật khoanh vỏ cành cây ăn quả không chỉ giúp cây tập trung dưỡng chất để phát triển hoa và quả, cho năng suất vụ mùa cao mà phương pháp này còn giúp cây ăn quả có sức chống chịu tốt trước nấm bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.
Để thực hiện cách khoanh vỏ cây ăn trái đúng cách, bà con cần hiểu rõ quy trình cũng như thời điểm để thực hiện để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Bà con hãy cùng Sinh Học AQ theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về kỹ thuật khoanh vỏ cây ăn quả nhé.
Tìm hiểu về cách khoanh vỏ cây ăn quả
Kỹ thuật khoanh vỏ cây ăn quả là phương pháp được nhiều nhà vườn áp dụng để kích cây ra hoa đồng loạt, tăng cao tỷ lệ đậu quả, trái ra chất lượng, ít bị nấm bệnh. Phương pháp này được thực hiện bằng cách khoanh một lớp vỏ ở phần thân hoặc cành cây, việc này sẽ giúp cây hạn chế hút các dưỡng chất từ đất vào thân cây.
Khi không còn sự trao đổi chất tức lá cây bị hạn chế dinh dưỡng nên đây là tín hiệu tốt để cây bắt đầu phân hóa mầm hoa nhiều hơn, giúp nâng cao tỷ lệ ra hoa kết trái trên vườn cây ăn quả.
Nên thực hiện khoanh vỏ cây ăn quả vào tháng mấy?
Bà con cần thực hiện khoanh vỏ cây ăn quả vào khoảng tháng 1 đến tháng 3, tùy theo thời tiết và loại cây trồng. Bà con còn có thể thực hiện khoanh vỏ cho cây sau khi thu hoạch khoảng 30 – 45 ngày hoặc trước khi ra hoa khoảng 45 – 60 ngày.
Việc lựa chọn khoanh vỏ vào thời điểm này sẽ giúp cây có khả năng phục hồi nhanh chóng, dễ dàng tái tạo và phát triển các mô mới sau khi khoanh vỏ.
🚨 Lưu ý: Bà con không nên khoanh vỏ quá sớm hoặc quá muộn vì nếu khoanh vào mùa hè hoặc mùa đông quá lạnh thì cây sẽ dễ bị tổn thương và rất khó để phục hồi.
Hiệu quả tuyệt vời từ kỹ thuật khoanh vỏ cây ăn quả mang lại
Dưới đây là những công dụng của việc thực hiện kỹ thuật khoanh vỏ cây ăn quả đúng chuẩn, đúng thời điểm:
Cải thiện khả năng ra hoa đậu quả
✅ Một trong những lý do quan trọng nhất để bà con thực hiện khoanh vỏ cây đó chính là giúp cây ra hoa và đậu quả tốt hơn.
✅ Việc khoanh vỏ sẽ giúp cây tập trung năng lượng để cây phát triển hoa và quả thay vì phân tán dưỡng chất cho các bộ phận khác nhau lá hay cành non. Việc này sẽ giúp tăng tỷ lệ đậu quả và cải thiện được chất lượng quả.
Giảm thiểu tình trạng rơi rụng quả non
✅ Ở giai đoạn mới đậu quả thì những trái non trên cây thường bị rụng do bị thiếu hụt chất dinh dưỡng hay bị stress.
✅ Việc khoanh vỏ cây sẽ giúp bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cây, giúp giảm thiểu hiện tượng rụng quả non, giúp quả phát triển đều và khỏe mạnh hơn.
Hướng dẫn cách khoanh vỏ cây ăn quả đúng kỹ thuật làm bông kích trái
Để kỹ thuật khoanh vỏ cây ăn quả được diễn ra thuận lợi thì bà con cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và thực hiện đúng theo các bước dưới đây:
Chuẩn bị dụng cụ để khoanh vỏ cành cây ăn trái
➡️ Dụng cụ khoanh vỏ cây chuyên dụng (cần vệ sinh, sát khuẩn sạch sẽ)
➡️ Thuốc liền sẹo cho cây hoặc vôi
➡️ Cọ quét sạch
Quy trình thực hiện kỹ thuật khoanh vỏ cành cây ăn trái
➡️ Bước 1: Xác định vị trí khoanh trên cành cây, bà con nên lựa chọn những đoạn thân chính, cách mặt đất khoảng 40cm, nên lựa chọn những bộ phận khỏe mạnh, không bị nứt nẻ hay bị nấm bệnh tấn công.
➡️ Bước 2: Sử dụng dụng cụ khoanh vỏ cây chuyên dụng để khoanh 1 vòng ở vỏ cây. Vết khoanh cần rộng khoảng 1cm, sâu vào khoảng 0,2cm, vết cắt cần được phủi sạch những vết dăm, lộ ra phần gỗ bên trong.
➡️ Bước 3: Bà con cần bôi thuốc liền sẹo ngay vào vết khoanh trên cành cây để ngăn ngừa nấm bệnh xâm nhập vào bên trong. Sau đó, sử dụng cọ quét sạch để thấm đều keo ở xung quanh vết khoanh.
Những lưu ý khi thực hiện kỹ thuật khoanh vỏ cây ăn quả
✅ Mỗi giống cây ăn quả sẽ có đặc điểm sinh trưởng khác nhau, nên bà con cần tham khảo ý kiến của các kỹ sư nông nghiệp hoặc các nhà vườn đã có kinh nghiệm để điều chỉnh kỹ thuật khoanh vỏ cây sao cho phù hợp.
✅ Nên thực hiện khoanh vỏ cây ăn trái vào những thời tiết mát mẻ, tránh thực hiện khi thời tiết ẩm ướt hoặc nóng bức bởi sẽ làm cho vết thương lâu lành và dễ bị nhiễm bệnh hơn.
✅ Không nên khoanh vỏ trên những cây ăn quả quá già hoặc quá non bởi cây sẽ không đủ sức đề phục hồi, dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của cây.
✅ Dụng cụ khoanh vỏ cần sắc bén, để vết khoanh được đều và mịn hơn, tránh để vết thương bị nhiễm nấm bệnh.
Chăm sóc cây ăn quả sau khi thực hiện khoanh vỏ để ra bông đậu trái đồng đều
➡️ Sau khi thực hiện khoanh vỏ cây, bà con cần thường xuyên kiểm tra vết khoanh để đảm bảo cây không bị nhiễm nấm bệnh, nếu phát hiện vết cắt có những dấu hiệu như bị nấm mốc, vi khuẩn tấn công thì cần sử dụng các loại thuốc sinh học để bôi trực tiếp lên vết khoanh.
➡️ Cung cấp lượng nước vừa đủ và thường xuyên cho cây, bà con nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tránh nước bị bốc hơi.
➡️ Cần cung cấp lượng phân bón NPK cho cây sau khi bóc vỏ khoảng 15 – 20 ngày, bà con cũng có thể thay thế bằng loại phân bón vi sinh, phân chuồng, các chế phẩm sinh học, để đảm bảo sức khỏe bền vững cho cây.
➡️ Thực hiện quy trình cải tạo, xử lý đất trồng để đất có độ tơi xốp, thông thoáng để giúp bộ rễ cây dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất từ đất trồng và dọn sạch cỏ ở xung quanh gốc cây để giảm thiểu tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng.
➡️ Sau khi thực hiện kỹ thuật khoanh vỏ thì cây sẽ phát triển ra nhiều cành non, việc tỉa bỏ những cành thừa để giúp cây được thông thoáng hơn, tập trung nhiều dưỡng chất để cây phát triển hoa và quả.
➡️ Thực hiện phun phòng các loại sâu bệnh trên cây bằng các sản phẩm sinh học để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến cây trồng trong quá trình ra hoa.
Thuốc phân hóa mầm hoa Bloom hỗ trợ khoang vỏ cây ăn quả ra hoa đồng loạt
✅ Để nâng cao tỷ lệ ra hoa đậu quả trên cây ăn quả, bên cạnh kỹ thuật khoanh vỏ cây thì nhiều bà con đã sử dụng dòng sản phẩm giúp phân hóa mầm hoa nhanh chóng Bloom.
✅ Bloom có công dụng rất tốt trong việc bổ sung các dưỡng chất cho cây ăn quả trong giai đoạn ra hoa đậu quả, giúp bông nở đồng loạt, hỗ trợ nâng cao tỷ lệ đậu quả.
✅ Trong thuốc phân hóa mầm hoa Bloom có chứa các thành phần chính như: Đạm (N): 8%, Lân: 5%, Kali (K2Ohh): 5%, Axit humic (C): 1.5%, Bo (B): 200ppm, pHH2O: 5.5,…
✅ Đồng thời, Bloom còn được các kỹ sư nông nghiệp điều chế ra trên nền dung dịch các men vi sinh, giúp tạo các dưỡng chất hữu cơ mát giúp cây dễ dàng hấp thụ hơn, tăng khả năng kích hoa ra nhanh, hoa nở đồng loạt, tạo màu hoa, nuôi dưỡng hoa khỏe mạnh.
✅ Hướng dẫn sử dụng thuốc phân hóa mầm hoa Bloom: Sử dụng 25 – 30ml thuốc hòa lẫn với 20 – 30 lít nước sạch (hoặc 500ml/200 – 300 lít nước sạch), phun đều lên tán cây hoặc tưới trực tiếp vào gốc cây khoảng 2- 3 lần trước khi cây ra hoa, mỗi lần phun cách nhau từ 10 – 15 ngày.
Vậy là ở bài viết trên, Sinh Học AQ đã chia sẻ đến quý bà con về kỹ thuật khoanh vỏ cây ăn quả cũng như các biện pháp chăm sóc, sản phẩm sinh học để kích cây ra hoa đồng loạt, tăng tỷ lệ đậu quả. Nếu bà con đang tìm kiếm các sản phẩm để hỗ trợ nuôi dưỡng vườn cây ăn quả, thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua tổng đài 028 8889 7322 – 0981 355 180 để được tư vấn và báo giá trong thời gian sớm nhất nhé.