Cây hoa cúc bị đen nụ nguyên nhân do đâu? Cách phòng trị
Kích thước chữ
Hoa cúc bị đen nụ là căn bệnh hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ do nụ hoa thối hư không thể trổ bông. Bệnh có thể lây lan trên diện rộng, gây thất thụ vụ trồng nếu không được xử lý kịp thời.
Bà con cùng AQ tìm hiểu về cách phòng trị bệnh đen nụ hoa cúc cùng với những thông tin liên quan về căn bệnh hại này qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về tình trạng hoa cúc bị đen nụ
Hoa cúc được trồng chủ yếu để phục vụ nhu cầu trưng hoa ngày Tết Việt Nam. Trước thời điểm nở hoa ắt hẳn không tránh khỏi một số bệnh hại do điều kiện thời tiết thất thường, trong đó hiện tượng hoa cúc bị đen nụ.
Tất nhiên, bệnh cũng xuất hiện những hoa cúc đã trổ bông làm giảm giá trị kinh tế của cây. Trường hợp bệnh lây lan nhanh khiến hoa cúc bị đen lá, không thể đem ra tiêu thụ ở thị trường, ảnh hưởng xấu đến nguồn thu nhập của bà con nông dân.
Nguyên nhân làm cho cây hoa cúc bị đen nụ
Có 2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hoa cúc bị đen nụ thường thấy là rầy rệp và nấm Alternaria dianthi. Làm sao để phân biệt bệnh đen nụ do nguyên nhân nào, điều kiện phát sinh bệnh hại là gì sẽ được giải đáp tiếp theo.
Rầy rệp chích hút trên cây hoa cúc
Rầy phấn trắng và rệp muội là 2 loài côn trùng chích hút phổ biến trên cây trồng nói chung và cây hoa cúc nói riêng. Cả hai cùng ưa thích khí hậu nóng ẩm, càng khô hanh càng tốt. Rầy rệp thường đẻ trứng và sống thành đàn tại mặt dưới lá non, hoặc kẽ lá hoa cúc.
Những nụ hoa cúc bị rầy rệp tấn công có biểu hiện đen lại do mất dần chất dinh dưỡng, hoa có thể nở nhưng sức bung kém.
🔹 Thời gian rầy phấn trắng tấn công hoa cúc thường rơi vào vụ hè thu (tháng 3 – 5), lây truyền một số căn bệnh do virus như bệnh sọc thân.
🔹 Rệp muội có thời gian gây hại rộng hơn, từ tháng 11 năm nay đến tháng 2 năm sau cũng rơi vào vụ hoa Tết.
Nấm Alternaria dianthi làm hoa cúc bị đen nụ
Nấm bệnh ưa thích môi trường ẩm ướt, ấm áp, phù hợp với nền khí hậu nóng ẩm tại nước ta. Bào tử nấm Alternaria dianthi sinh trưởng ở nhiệt độ từ 24 – 32°C, độ ẩm môi trường > 55% là tốt nhất.
🔹 Nụ hoa cúc còn non: bên ngoài có đốm đen quầng vàng, nụ nhăn lại, bên trong màu đen, khi nụ hoa nở ra sẽ thấy cánh bị thối đen.
🔹 Lá hoa cúc: hình thành các vết bệnh kích cỡ khác nhau, màu xám đen hoặc xám nâu, từ mép lá lan tới chót lá và phiến lá hoa cúc, bao quanh vết bệnh là quầng vàng.
Cây hoa cúc bị đen nụ gây ra ảnh hưởng như thế nào?
🔹 Do rầy rệp: Nụ hoa cúc có nguy cơ bị thui nụ, những hoa nở được có màu sắc nhạt, cánh hoa héo úa, lá cây quăn queo, biến dạng do sự xâm nhiễm của virus từ môi giới rầy rệp. Trời nắng mạnh tạo điều kiện cho mật độ rầy rệp tăng nhanh trên toàn vườn.
🔹 Do nấm Alternaria dianthi: Lá cúc chuyển vàng rồi cháy khô khiến khả năng quang hợp suy giảm, cây phát triển kém, thân còi cọc, năng suất thấp. Mặt khác, nụ hoa từ đen chuyển sang thối hư, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bông.
Hướng dẫn cách phòng trị bệnh đen nụ hoa cúc hiệu quả
✅ Chọn lựa các giống cúc chống chịu sâu bệnh, thời tiết tốt để trồng.
✅ Luân canh với những cây trồng khác họ để giảm thiểu mật độ rầy rệp trong vườn.
✅ Làm cỏ định kỳ kết hợp xới xáo, vun luống giúp oxy di chuyển dễ dàng vào đất, cung cấp sự sống cho cây tránh sâu bệnh hại (đối với cây còn nhỏ).
✅ Cung cấp đầy đủ và cân đối lượng phân bón cho cây hoa cúc, nên bón từ 7 – 9 giờ khi môi trường đạt độ ẩm vừa phải, bón quanh gốc, không bón lên lá.
✅ Tưới nước cho hoa cúc cần lưu ý không tưới thẳng lên nụ, không tưới vào chiều tối do thời gian nước đọng lại lâu khô.
✅ Khi phát hiện cây hoa cúc bị nhiễm bệnh, nên cách ly sang khu vực khác để tránh bệnh đen nụ lây lan, lưu ý tiêu huỷ xa vườn.
✅ Thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện và xử lý các đối tượng rầy rệp, nấm bệnh hại hoa cúc bị đen nụ.
Thuốc phòng trị cây hoa cúc bị đen nụ do nấm khuẩn Antafungal
Antafungal là dòng chế phẩm diệt nấm sinh học do Công ty Cổ phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học nghiên cứu. Công nghệ sản xuất vi sinh tiên tiến giúp tổng hợp các chủng vi đối kháng, tăng cao hiệu quả diệt trừ và phòng trị nấm bệnh hại cây hoa nói chung và hoa cúc nói riêng.
Công dụng thuốc trị bệnh đen nụ ở cây hoa cúc Antafungal
🔸 Cô lập cây trồng nhiễm bệnh, xử lý cục bộ và ngăn tình trạng hoa cúc bị đen nụ lây lan toàn vườn.
🔸 Bổ sung dinh dưỡng như các amino axit, axit fulvic vào đất kích thích cây hoa sinh trưởng khoẻ mạnh.
🔸 Điều trị một số bệnh hại khác trên hoa cúc như đốm lá, rỉ sắt, thán thư, v.v.
🔸 Thuốc không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho người sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh đen nụ ở cây hoa cúc Antafungal
Phun trị bệnh đen nụ hoa cúc: Sử dụng 250g Antafungal + 200 lít nước, có thể phun hoặc tưới trên cây và dưới gốc, nhắc lại sau 5 – 10 ngày để đảm bảo thuốc đạt hiệu quả.
Phun phòng bệnh đen nụ hoa cúc: Sử dụng 250g Antafungal + 400 lít nước, cách phun tương tự như trên, 1 vụ hoa phun từ 2 – 3 lần.
Thuốc phòng trị rầy rệp gây hại cây hoa cúc bị đen nụ Mebe Pa
Thuốc trị rầy rệp sinh học Mebe Pa được nhiều bà con tin dùng trên nhiều loại cây trồng như cà phê, bắp, cây ăn quả, cây rau màu, cây cảnh, v.v. Nhờ thành phần chủ đạo là bộ tứ 4 màu, Mebe Pa giúp tiêu diệt triệt để quần thể côn trùng chích hút, đồng thời kích hoạt cơ chế phòng vệ cho vườn hoa cúc trước điều kiện thời tiết bất lợi.
Công dụng thuốc trị rầy rệp gây bệnh đen nụ hoa cúc Mebe Pa
🔸 Ngăn chặn rầy rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, v.v xuất hiện trong vườn hoa cúc khi phun phòng định kỳ.
🔸 Mebe Pa phát tán bào tử nấm ký sinh xâm nhập vào cơ thể rầy rệp, khiến chúng không thể ăn và chết dần, trở thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu cho cây hoa cúc.
🔸 Thuốc có khả năng tự phát tán và lây truyền bào tử nấm ký sinh côn trùng.
🔸 Không làm nóng cây, an toàn cho người trồng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị rầy rệp gây bệnh đen nụ hoa cúc Mebe Pa
Phun trị: 20g Mebe Pa + 20 lít nước, phun ướt toàn cây (chú ý mặt sau lá cúc), nhắc lại sau 5 – 10 ngày đến khi thấy cây hoa sạch rệp.
Phun phòng: 10g Mebe Pa + 20 lít nước, phun ướt toàn cây, 1 tháng phun từ 1 – 2 lần (1 vụ hoa cúc phun từ 3 – 5 lần).
Đến đây là kết thúc phần giải đáp về tình trạng hoa cúc bị đen nụ từ AQ đến bà con. Hy vọng bài viết đã giúp bà con hiểu rõ hơn về nguy cơ phát sinh bệnh đen nụ, từ đó có cách canh tác và chăm sóc phù hợp nhất dựa theo điều kiện thời tiết. Chúc bà con trồng hoa bội thu.