Phòng trị cây gừng bị cháy lá hiệu quả và nguyên nhân do đâu
Kích thước chữ
Gừng bị cháy lá có các triệu chứng xuất hiện đốm nâu nhỏ ở trên lá dần lây lan và gây hại với sự suy giảm năng suất và cho chất lượng củ rất nhỏ. Các hiện tượng nấm bệnh có thể xuất hiện ở chóp lá, phần mép lá cùng các đốm trên lá.
Trong quá trình gieo trồng để đảm bảo năng suất thu hoạch gừng đạt hiệu quả cao, bà con cần trang bị từ sớm các hướng xử lý mầm bệnh cũng như quá trình canh tác phòng ngừa nấm tấn công cùng các hướng dẫn chi tiết trong bài sau từ AQ.
Tìm hiểu về cây gừng bị cháy lá
Gừng bị cháy lá đặc biệt trên các giống gừng trâu, trồng bằng bao do nấm tấn công với điều kiện thuận lợi khi thời tiết nóng ẩm gây hại trên diện rộng. Bảo vệ vườn nhà từ sớm bằng việc thực hiện các biện pháp canh tác hiệu quả là cần thiết để hạn chế tối đa tình trạng cháy lá gây hại.
Nguyên nhân nào dẫn đến cây gừng bị cháy lá
Bệnh cháy lá ở cây gừng do nấm Pyricularia grisea gây ra đặc biệt phát triển mạnh trong điều kiện mưa nắng xen kẽ, trời nóng ẩm, vùng đất canh tác bị trũng thoát nước kém,… Nấm Pyricularia grisea có đặc tính lây lan và khó xử lý vì vậy cần chú trọng quá trình canh tác hiệu quả cho vườn nhà.
Dấu hiệu ban đầu của cây gừng bị cháy lá
Triệu chứng bệnh cháy lá trên cây gừng xuất hiện ban đầu với các vết đốm màu trắng xám, sau đó lây lan và liên kết lại gây cháy cả lá.
- Những vết bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí gồm đỉnh hoặc mép lá lan thành mảng cháy rộng dần vào trong phiến lá.
- Khi diễn biến bệnh nặng khiến cho phần lớn lá gừng bị cháy, cây cho ra củ ít và kích thước nhỏ.
- Tình trạng bệnh khi phát triển mạnh nấm sẽ tấn công vào nách lá rồi lây lan xuống củ hậu quả nghiêm trọng nhất là chết cả cây.
Hậu quả khi không sớm xử lý cây gừng bị cháy lá
Lá gừng bị cháy do nấm thường gây hại nặng nhất là trong những ngày có ẩm độ cao, khi thời tiết có mưa, ít nắng và mây mù. Bệnh cháy lá gừng gây hại mạnh ở giai đoạn cây đang phát triển các bộ phận như thân lá và cho ra củ.
Khi cây bị nhiễm bệnh, diệp lục của lá hầu như đã bị phá hủy nghiêm trọng do đó ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Năng suất củ bị giảm sút, củ có kích thước nhỏ, thậm chí là dị dạng. Vườn nhà bị giảm năng suất 30-45%, nặng nhất là chết cây.
Hướng dẫn cách phòng trị gừng bị cháy lá hiệu quả
Gừng bị bệnh cháy lá nguyên nhân do nấm khuẩn gây ra sẽ làm cho bệnh lây lan mạnh mẽ, nếu không sớm đưa ra giải pháp phòng trị sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây gừng, làm giảm chất lượng và năng khi thu hoạch củ gừng. Sau đây là một số phương pháp xử lý bệnh cháy lá gừng trong quá trình canh tác:
🔶 Đảm bảo mật độ và thời vụ gieo trồng gừng phù hợp, trồng cây ở vị trí đất cao, dễ thoát nước.
🔶 Chọn giống gừng đảm bảo sạch bệnh và thực hiện phòng bệnh từ khâu sản xuất giống cây con.
🔶 Bón lót bằng các loại phân hữu cơ trước khi trồng, bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng sản phẩm phân bón lá theo các thời kỳ cây sinh trưởng phát triển. Bón phân gốc cân đối theo nhu cầu của cây gồm các thành phần đạm, lân, kali,…
🔶 Thường xuyên theo dõi, vệ sinh vườn nhà cũng như sớm phát hiện tình trạng nấm bệnh để có biện pháp xử lý, phòng bệnh hiệu quả.
🔶 Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch, thu gom và tiêu hủy những cây bị bệnh ra hỏi vườn nhà tránh lây lan sang những cây xung quanh.
Thuốc phòng trị gừng bị cháy lá Phy FusaCo an toàn cho cây
Gừng bị bệnh cháy lá do quá trình trồng trọt chăm sóc chưa phù hợp, với mật độ quá dày, thời tiết độ ẩm cao dễ tạo điều kiện cho nấm tấn công gây hại. Để quá trình trồng gừng lấy củ được thuận lợi mang lại năng suất cao, AQ đã nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc sinh học Phy FusaCo chuyên phòng trị bệnh cháy lá gừng do nấm khuẩn gây ra.
Thành phần thuốc trị bệnh cháy lá ở cây gừng Phy FusaCo
Phy FusaCo được sản xuất bởi AQ có thành phần sinh học trong đó nổi bật với: Vi sinh tổng số như Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×10^8 CFU/ml.
Công dụng thuốc trị bệnh cháy lá ở cây gừng Phy FusaCo
- Phòng trừ bệnh hại do các loại nấm Phytophthora, Fusarium, Colletotrichum,… gây ra bệnh thán thư, nứt thân xì mủ, thối nhũn, chết dây,…
- Phy FusaCo giúp nâng cao tính kháng cho cây chống lại nấm bệnh, tăng cường hệ miễn dịch, mang lại chất lượng nguồn nông sản vượt trội.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh cháy lá ở cây gừng Phy FusaCo
- Phun trị gừng bị bệnh cháy lá: Pha Phy FusaCo 250ml kết hợp cùng Nano Cu 500ml, hòa tan hoàn toàn vào bình chứa 400ml nước. Bà con thực hiện phun lên các bộ phận như thân, cành, lá, và tưới gốc định kỳ 2 – 3 lần, mỗi lần cách 5 – 7 ngày.
- Phòng gừng bị bệnh cháy lá: Pha Phy FusaCo 250ml kết hợp cùng Nano Cu Gold 500ml hòa tan vào bình 800ml nước. Phun các bộ phận trên cây cách từ 10 – 15 ngày mỗi lần.
Bài viết trên từ AQ đã cung cấp các nội dung chi tiết về tình trạng gừng bị cháy lá và biện pháp phòng trừ hiệu quả cùng Phy FusaCo và Nano Cu Gold. AQ luôn đồng hành hỗ trợ, cũng như cung cấp nhiều giải pháp sinh học an toàn trong suốt quá trình canh tác nông nghiệp của bà con.