Tại sao đậu đũa không ra hoa? Cách xử lý ra hoa kết trái
Kích thước chữ
Đậu đũa không ra hoa gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kinh tế của nhiều nhà vườn. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân tác động với cách thức gây hại khác nhau, một số tác nhân chính khiến đậu đũa khó ra hoa đó là: thiếu dinh dưỡng, sâu bệnh, cung cấp nước chưa hợp lý. Để hiểu rõ hơn về từng nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và hướng xử lý hiệu quả hãy cùng AQ theo dõi bài viết sau đây.
Tìm hiểu về tình trạng cây đậu đũa không ra hoa
Đậu đũa không ra hoa là tình trạng giàn đậu đã đến thời điểm ra hoa nhưng mãi không chịu tạo mầm, nở hoa, chỉ liên tục ra lá, đọt mới hoặc bị có thể bị chuyển màu lá, rụng hàng loạt, trở nên còi cọc, kém sinh trưởng. Bà con rất lo lắng và đi tìm nhiều hướng giải quyết nhưng mãi không thấy có dấu hiệu tốt. Chi tiết chính xác nguyên nhân là gì, dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng trừ, các phần tiếp theo sẽ đưa ra câu trả lời đầy đủ nhất cho quý bà con.
Tại sao đậu đũa không ra hoa?
Tình trạng đậu đũa không ra hoa do nhiều nguyên nhân tác động. Trong quá trình canh tác đậu đũa cây có thể bị tấn công hoặc cách chăm sóc của quý bà con không phù hợp dẫn đến cây mãi không ra hoa mặc dù đã đến thời điểm thích hợp. Dưới đây là một số tác nhân phổ biến bà con cần chú ý để đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Tưới nước sai cách
Nhiều bà con cho rằng cây đậu đũa là loại cây chịu hạn tốt nên việc cung cấp nước không cần quá quan trọng. Tuy nhiên nước đóng vai trò rất quan trọng cho việc sinh trưởng, phát triển của cây, đặc biệt vào giai đoạn ra hoa, đậu quả.
🔶Nếu như trong quá trình chăm sóc bà con tưới quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng tới bộ rễ, khiến cây bị ngập úng, dẫn tới khô héo và rụng hoa hàng loạt.
🔶Còn nếu tưới quá ít, cây sẽ không hấp thụ đủ để phát triển, các giai đoạn tạo mầm, ra hoa và đậu trái sẽ không diễn. Ngoài ra là nguyên nhân khiến hoa bị rụng sớm dù nở vì cây hấp thụ quá ít nước không đủ để dưỡng hoa.
Cây bị thiếu dinh dưỡng
Nguyên nhân khiến cây ít hoặc không ra hoa đó là bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng để hỗ trợ cho quá trình ra hoa. Việc thiếu chất sẽ khiến cây không thể đủ sức để nuôi cây, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và sinh trưởng của các bộ phận khác.
Ngoài thiếu dinh dưỡng, nhiều nhà vườn có thể đã bón phân không cân đối dẫn đến tình trạng cây phát triển lá, cành, chồi non quá nhiều, rậm rạp nguyên dàn mà đến thời điểm ra hoa lại không có bất kỳ dấu hiệu nào.
Sâu, côn trùng xâm nhập
Việc đậu đũa không ra hoa cũng có do sự cắn phá, tấn công của các loài sâu, côn trùng đặc biệt thường thấy nhất là sâu cuốn lá đậu và rầy mềm.
🔶Sâu cuốn lá: Chúng có kích thước nhỏ chỉ dài khoảng 7 – 11m, màu vàng pha nâu, khi trưởng thành trở thành bướm. Loài này gây hại chủ yếu bằng cách ăn toàn bộ biểu bì của lá đặc biệt trên ba lá búp với nhau hoặc hai lá già nằm sát nhau. Khi mật độ tăng cao, khiến giàn đậu trở nên trơ trụi, cây sẽ không thể hấp thụ chất, trở nên kém phát triển và quá trình ra hoa không thể thực hiện.
🔶Rầy mềm: Có hai loại rầy: Rầy có cánh và không cánh, màu xanh lục, có cánh, kích thước nhỏ. Chúng phá hoại giàn đậu đũa bằng cách hút chích trên lá, hoa và cả quả non. Làm cho cây bị chậm phát triển, hoa rụng nhiều, lá biến dạng, chuyển màu khiến cây khó đậu trái.
Dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng đậu đũa không ra hoa
Một số dấu hiệu giúp bà con nhận biết cây đậu đũa không ra hoa có triệu chứng như thế nào như sau:
🔶Quan sát thấy giàn đậu đũa chỉ tập trung vào quá trình ra lá, phát triển đọt non, cả giàn xanh mập, rậm rạp nhưng không thấy có dấu hiệu mầm hoa nào nở mặc dù đã đến thời điểm phù hợp.
🔶Cây trở nên còi cọc, phát triển kém, có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng, lá chuyển màu sang vàng, rụng hàng loạt.
🔶Trong vườn có sự xuất hiện của các loài sâu, côn trùng đang ẩn nấp ở các tán bị khuất, dưới mặt lá.
Đậu đũa không ra hoa gây ra thiệt hại thế nào?
Hậu quả nghiêm trọng mà tình trạng đậu đũa không ra hoa gây ra đó là:
Làm giảm năng suất, chất lượng của đậu đũa, khiến sản lượng thu hoạch bị kém đi ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của nhiều hộ trồng. Bà con tốn công chăm sóc, hao tổn chi phí sản xuất, nhiều nhà vườn phải chấp nhận lỗ vốn, mất mùa.
Tình trạng này còn làm gián đoạn quá trình sinh trưởng của cây, khiến sức đề kháng trở nên yếu ớt, thay đổi thời gian ra hoa, đậu trái, không đảm bảo chất lượng đậu đũa thu hoạch.
Phương pháp chăm sóc ngăn ngừa tình trạng đậu đũa không ra hoa
Để xử lý tình trạng đậu đũa không ra hoa bà con cần áp dụng một số biện pháp phòng trừ như sau:
✅Bón phân cân đối cho cây giữa phân bón hữu cơ và phân vô cơ gồm: Đạm, lân, kali. Mỗi giai đoạn phát triển của cây sẽ có liều lượng bón phân khác nhau. Đặc biệt chú ý hạn chế bón quá nhiều đạm trong thời gian ra hoa, nên bón nhiều kali hơn để kích thích sự phân hóa mầm hoa cho cây.
✅Tiến hành phòng trừ sâu, côn trùng trong quá trình canh tác để giảm thiểu mật độ cũng như sự xuất hiện của sâu cuốn lá, rầy mềm khiến hoa bị rụng, không thể nở nổi. Bà con có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm phun phòng an toàn để gia tăng hiệu quả phòng bệnh như thuốc sinh học Mebe Pa giúp tiêu diệt, ngăn ngừa sâu, côn trùng hút chích, cắn phá.
✅Nên thực hiện phương pháp trồng luân canh và xen canh để giảm mật độ phát sinh mầm bệnh, lây lan diện rộng, đảm bảo chất lượng ra hoa cho cây.
✅Vệ sinh thường xuyên vườn đậu đũa, thu gom tàn dư và cỏ dại để giúp cây phát triển xanh tốt, hoàn toàn sạch bệnh để quá trình ra hoa diễn ra thuận lợi, không bị các tác động ảnh hưởng.
✅Cung cấp nước tưới phù hợp, không tưới quá nhiều hoặc quá ít cho cây vì thấy đây cũng chính là lý do khiến cây khó ra hoa.
Thuốc siêu ra hoa Bloom kích cây đậu đũa ra bông đồng loạt
Ngoài áp dụng các biện pháp chăm sóc ở trên để hạn chế tình trạng không ra bông kết trái ở cây đậu đũa, bà con có thể sử dụng sản phẩm sinh học kích ra hoa đậu đũa Bloom, để kích cây phân hóa mầm hoa, cho ra trái đầy cành, nâng cao chất lượng và năng suất.
Sản phẩm này được sản xuất từ những thành phần vi sinh giúp mang lại hiệu quả cao trong việc làm bông đậu trái ở cây, an toàn cho cây trồng và không gây hại đến sức khỏe con người.
Thành phần của thuốc siêu ra bông trên cây đậu đũa Bloom
- Đạm tổng số (N): 8%.
- Lân hữu hiệu (P2O5hh): 5%.
- Kali hữu hiệu (K2Ohh): 5%.
- Axit humic (C): 1.5%.
- Magan (Mn): 500 ppm.
- Kẽm (Zn): 500 ppm.
- Đồng (Cu): 500 ppm.
- Bo (B): 200 ppm.
- pHH2O: 5.5.
Bloom còn chứa amino axit, hàm lượng lân hữu cơ,…trên nền dung dịch men vi sinh từ đó giúp tạo ra các chất hữu cơ giúp phòng trừ và dễ hấp thụ các chất cho cây.
Công dụng của thuốc siêu ra bông trên cây đậu đũa Bloom
✅Kích tạo mầm hoa, ra hoa hàng loạt, tăng tỷ lệ đậu trái cho cây đậu đũa.
✅Bảo vệ bộ rễ, kích mọc rễ mới, tăng cường phát triển bộ rễ nhằm nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng, phân bón của cây.
✅Ngoài ra còn giúp chóng chùn, bạc, vàng lá, hỗ trợ cây ra lộc đều, nhanh, cành, lá khỏe mạnh.
Hướng dẫn sử dụng thuốc siêu ra bông trên cây đậu đũa Bloom
Hòa sản phẩm với lượng 25 – 50ml/20 – 30l nước hoặc 500ml thuốc/200 – 300l nước. Khuấy đều và phun đều lên các tán lá hoặc tiến hành tưới gốc từ 2 – 3 lần, định kỳ từ 10 – 15 ngày/lần vào giai đoạn ra hoa.
Trên đây là những thông tin đề cập đến tình trạng đậu đũa không ra hoa đã được AQ trình bày chi tiết, cụ thể về từng nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tác hại và hướng xử lý để cây ra hoa, hạn chế rụng bông, không đậu trái. Để có được vườn đậu đũa ra hoa đồng đều, tỷ lệ đậu trái cao bà con hãy tiến hành phòng trừ từ sớm, thường xuyên thăm vườn để nhanh chóng phát hiện ra các vấn đề bất thường.