Kỹ thuật làm đất trồng đu đủ giúp cây phát triển, trái lớn

Kỹ thuật làm đất trồng đu đủ giúp cây phát triển, trái lớn

06/07/2024

Kích thước chữ

Đất trồng đu đủ là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo năng suất và chất lượng qua từng vụ trồng. Việc chuẩn bị và xử lý đất đúng cách sẽ giúp vườn đu đủ của bà con sai trĩu trái hơn, vị ngọt và hạn chế tối đa sâu bệnh hại. Vậy làm đất trồng cây đu đủ đúng kỹ thuật ra sao, mời bà con cùng AQ theo dõi qua bài viết bên dưới.

Tại sao cần làm đất trồng đu đủ?

Cách làm đất trồng đu đủ cho năng suất cao, phòng sâu bệnh hại
Bộ rễ đu đủ dạng đuôi chuột nên không chịu được đất chặt, ưa đất nhiều mùn, cơ cấu nhẹ

Đất trồng đu đủ hay bất cứ đất trồng cây nào cũng cần phải trải qua quá trình xử lý sau thu hoạch để đảm bảo năng suất trong suốt vụ mùa. Sử dụng đất nhưng không cải tạo, không xử lý bệnh hại, thậm chí là không bổ sung dinh dưỡng thì khả năng cao, rất nhanh đất sẽ suy yếu dần.

Bên cạnh đó, việc thực hiện đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật làm đất nhằm giúp cây đu đủ thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu. Đu đủ không thể chịu được gió to, vì thế nền tảng đất vững chắc kết hợp một số yếu tố khác giúp phòng chống cây bị ngã đổ, bảo toàn sản lượng thu hoạch.

Cây đu đủ phát triển tốt trên loại đất nào? 

Đặc tính của cây đu đủ là cây thân thảo to, hệ thống rễ đuôi chuột nên ưa thích cơ cấu đất nhẹ, ví dụ như đất phù sa. Đất trồng phải nhiều mùn, giàu chất hữu cơ, tơi xốp, thoáng nước tốt, không nhiễm phèn là những gì mà cây đu đủ cần.

Nồng độ pH của đất trồng đu đủ dao động từ 5,5 – 6,5, yêu cầu khí hậu ấm, độ ẩm môi trường tương đối, lượng mưa trung bình 100mm/tháng.

Hướng dẫn nhanh quy trình xử lý đất trồng đu đủ

Đu đủ thuộc dạng cây dễ trồng, xen canh với nhiều loại cây ăn trái, cây công nghiệp giúp đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì thế khâu xử lý đất khá đơn giản, áp dụng tốt ở đa số các khu vực trồng. Riêng khu vực miền núi chỉ trồng đu đủ để lấy hoa làm thuốc nên quy trình làm đất trồng đu đủ sẽ có vài điểm khác biệt.

💠 Quy trình 4 bước chuẩn bị đất trồng cây đu đủ lấy quả:

1️⃣ Thu gom và dọn sạch sẽ toàn bộ tàn dư của vụ đu đủ trước.

2️⃣ Cày xới và phơi nắng đất trồng.

3️⃣ Lên luống và tạo hố trồng đu đủ.

4️⃣ Bón lót bằng hỗn hợp phân hữu cơ và phân NPK.

Hướng dẫn quy trình xử lý đất trồng đu đủ qua từng bước

Sau đây, AQ sẽ diễn giải chi tiết các bước xử lý và làm đất trồng đu đủ để bà con hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện.

Thu gom toàn bộ tàn dư của vụ đu đủ trước 

Cách làm đất trồng đu đủ cho năng suất cao, phòng sâu bệnh hại
Xử lý mầm bệnh trong đất và nâng độ pH đất trồng đu đủ với thuốc sinh học Padave Cha & Bio Soil

Đầu tiên, bà con làm sạch dụng cụ làm vườn với nước sạch hoặc nước muối pha loãng để phòng trừ mầm bệnh.

💠 Sau khi thu hoạch đu đủ, tiến hành:

  • Thu gom lá rụng, trái rụng trên mặt đất.
  • Tỉa bỏ lá già, trái không phát triển hoặc bị sâu bệnh hại tấn công.
  • Dọn sạch cỏ dại trong vườn, nhất là xung quanh khu vực gốc cây, chú ý không gây tổn thương lên khu vực này.

Cày xới và phơi nắng đất trồng đu đủ

Khi đã dọn dẹp sạch vườn, bắt đầu cày xới đất trồng. Đây là một bước không thể thiếu trong quy trình làm đất trồng cây đu đủ. Thông qua hoạt động cày xới giúp đất được thoáng khí nhờ sự xâm nhập của oxi, đất thêm tơi xốp, màu mỡ và hạn chế tối đa nguy cơ úng đất.

Tiếp theo, bộ đôi thuốc sinh học Padave Cha & Bio Soil sẽ giúp bà con cải tạo lại cấu trúc đất, tiêu diệt mầm bệnh tuyến trùng, tăng cường hệ sinh thái trong đất nhờ các vi sinh khoẻ mạnh.

Cuối cùng là phơi nắng đất trồng từ 7 – 10 ngày.

Lên luống và tạo hố trồng đu đủ

Cách làm đất trồng đu đủ cho năng suất cao, phòng sâu bệnh hại
Đất bầu ươm kết hợp giữa xơ dừa – phân chuồng hoai mục – đất sạch (3:1:1) giúp hạt đu đủ nảy mầm hiệu quả, hạn chế bệnh chết cây con

Việc vun luống trồng cao thường áp dụng cho những nơi có địa hình đất thấp, điều này làm tăng tầng canh tác, giúp đất dễ dàng thoát nước khi vào mùa mưa.

💠 Các kích thước khi lên luống trồng đu đủ:

  • Chiều cao 1 luống: 0,3 – 0,4m;
  • Chiều rộng 1 luống: 2 – 2,2m;
  • Chiều rộng của 1 rãnh luống: 0,3 – 0,5m;
  • Khoảng cách giữa 2 tâm của 2 luống đu đủ: 2,5m;
  • Chiều dài 1 luống phụ thuộc diện tích trồng cây.

Tiếp theo bà con tiến hành tạo hố trồng cho một cây đu đủ, kích thước dài x rộng x cao thường là 60x60x30cm hoặc 50x50x30cm. Mỗi hố trồng đu đủ cách nhau 2 – 2,3m.

Khi cây đu đủ con bén rễ tiến hành cắm cọc (3 cây cắm chéo hoặc cắm 1 cây thẳng đứng) để giữ cây đứng vững chống đổ ngã. Lưu ý không cắm sẵn cọc.

Bón lót cho hố đất trồng đu đủ

Bước cuối cùng trong quy trình làm đất trồng đu đủ là bón lót. Việc bón lót cần thực hiện 1 tháng trước khi trồng cây con vào hố để đất được ổn định và quen với môi trường xung quanh. Khi bón bà con lưu ý lấp đầy hố trồng rồi mới gieo hạt hoặc trồng cây đu đủ con vào.

💠 Công thức phân bón lót:

  • 0,5kg vôi;
  • 1 – 2kg phân hữu cơ vi sinh (5 – 7kg phân chuồng hoai mục);
  • 0,5 – 1kg phân lân.

Nếu bà con muốn tự ươm hạt thành cây đu đủ con rồi trồng vào vườn, AQ sẽ bật mí công thức trộn đất bầu ươm được nhiều nhà vườn áp dụng: Xơ dừa + Phân chuồng hoai mục – Đất sạch theo tỷ lệ 3:1:1.

Sau khi trồng cây con xuống đất vườn được 3 ngày, tiến hành tưới đẫm quanh gốc bằng bộ đôi Padave Cha & vi HAF để phòng tuyến trùng và bổ sung các dưỡng chất khác. Do đu đủ khi ra trái rất hay bị đắng, một phần là trong quá trình trồng không bón trung – vi lượng (Na, Fe, Cu, Mg, Se) nên bà con nên bón ở thời điểm này để tránh bị quên nhé.

Bổ sung dinh dưỡng cho đất trồng đu đủ

Cách làm đất trồng đu đủ cho năng suất cao, phòng sâu bệnh hại
Mật độ trồng đu đủ hợp lý sẽ giúp đất phân bổ nguồn dinh dưỡng đồng đều, vụ mùa đạt năng suất ổn định

✅ Muốn đu đủ sinh trưởng và phát triển nhanh, ngoài các đợt bón gốc, bà con có thể phun phân bón lá Vi AMEN giúp xanh lá, tăng khả năng quang hợp từ 3 – 4 lần/tuần cho lá đu đủ.

✅ Thực hiện luân canh, xen canh với các dòng cây ăn trái khác như mít, bưởi, ớt, tiêu, dừa xiêm, cà pháo trắng.

✅ Đảm bảo mật độ trồng cây hợp lý, không trồng cây san sát nhau.

✅ Chọn giống đu đủ khoẻ mạnh, cho năng suất ổn định, chống chịu sâu bệnh tốt.

✅ Trồng bằng hạt cần thực hiện đủ quy trình xử lý để hạt sạch mầm bệnh, nhanh nứt nanh hơn.

✅ Kiểm soát mật độ cỏ dại trong vườn đu đủ tránh nguy cơ cạnh tranh dinh dưỡng với đất trồng đu đủ.

✅ Nếu không áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, bà con cần điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây đu đủ.

✅ Chủ động rà soát và phòng ngừa một số bệnh phổ biến như: phấn trắng, cháy lá, khảm virus, thối cổ rễ, tuyến trùng hại đu đủ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách làm đất trồng đu đủ mà AQ muốn chia sẻ đến quý bà con. Hy vọng đã giúp bà con bổ sung thêm kiến thức chuẩn bị đất trồng nhằm gia tăng năng suất trên toàn vườn đu đủ, đảm bảo có trái ngon quanh năm, tạo nguồn thu nhập ổn định.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Cải tạo đất, kích thích ra rễ mới, phục hồi và bảo vệ bộ rễ giúp rễ phát…
5.00 out of 5
350.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-8%
Công dụng: 🔹 Tăng độ pH cho đất sau 5-7 ngày tưới, cải thiện độ phì nhiêu, cho đất tơi…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-27%
Công dụng: 💠 Cải thiện cấu trúc đất tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi…
4.67 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-17%
Công dụng: Cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.…
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *