Chăm sóc sầu riêng ra hoa đúng kỹ thuật tăng tỷ lệ đậu trái
Kích thước chữ
Chăm sóc sầu riêng ra hoa là một trong những công đoạn không thể thiếu của người nông khi trồng cây. Việc chăm sóc sầu riêng khi cây ra hoa sẽ giúp gì cho người dân và cách thực hiện như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất về công đoạn chăm hoa cho cây sầu riêng. Xem ngay!
Tại sao phải chăm sóc cây sầu riêng trước khi ra hoa?
Cây sầu riêng thường phân hóa mầm hoa vào các tháng 12 và tháng 1, các mầm hoa này còn được gọi là mắt cua. Khi giai đoạn này bắt đầu, người dân nên có những cách chăm sóc thường xuyên. Nguyên nhân là vì:
✅ Ngăn các mầm bệnh gây hại cho cây sầu riêng.
✅ Diệt trừ các loại sâu bệnh tấn công và lây nhiễm bệnh.
✅ Mầm hoa sẽ phát triển mạnh và cùng thời điểm.
✅ Hoa được chăm sóc tốt đồng nghĩa với việc khi đậu trái sẽ chất lượng hơn.
✅ Nâng cao năng suất và giá trị của trái khi thu hoạch.
Chăm sóc sầu riêng ra hoa phòng tránh các bệnh và sâu hại
Khi ra bắt đầu phát triển mầm hoa hoặc ra hoa, rất nhiều tác nhân sâu bệnh và vi khuẩn tấn công lên cây sầu riêng. Một số có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho kết quả thu hoạch, cao nhất là gây chết cây. Chính vì vậy khi ra hoa, người dân nên phòng ngừa các bệnh sau đây:
💠 Bệnh đốm rong: bệnh sẽ hút hết các chất dinh dưỡng của cây dùng để nuôi hoa. Hơn thế nữa,Cephaleuros virescens còn ngăn chặn khả năng quang hợp của cây sầu riêng.
💠 Bệnh cháy lá: thường gây bệnh lên các cây trường thành ra hoa sầu riêng. Nấm Rhizoctonia sp còn gây chết cây nếu chúng phát triển đủ mạnh.
💠 Bệnh xì mủ: có nguy cơ gây thối trái sầu riêng khi loại nấm Phytophthora palmivora tấn công vào hoa.
💠 Bệnh nấm bồ hóng: dọ rệp sáp ký sinh nấm bệnh lên cây sầu riêng. Chúng thường tấn công lên các cành non để phát sinh mầm bệnh.
💠 Bệnh thán thư: do một loại nấm mốc Colletotrichum zibethinum ngăn chặn sự phát triển của cây sầu riêng.
💠 Bệnh nấm hồng: các khu vườn sầu riêng không có độ thoáng sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh nấm hồng. Tác nhân chính của bệnh nấm hồng là Corticium salmonicolor, chất dinh dưỡng sẽ bị hút sách và gây chết cành trước khi ra hoa.
💠 Bệnh thối hoa: bệnh sẽ biểu hiện rõ nhất trên hoa sầu riêng, các vết đốm nâu đen sẽ dần xuất hiện khi nấm Fusarium sp ký sinh lên.
Ngoài ra, sầu riêng ở thời kỳ ra hoa cũng bị các loại sâu bệnh tiềm ẩn gây hại. Các loại sâu đó lá:
💠 Sâu đục trái: thường tấn công vào cuối kỳ bông và bắt đầu kết trái của cây sầu riêng. Những vết thương mà sâu đục trái gây ra khiến trái giảm đi chất lượng của sầu riêng.
💠 Rệp sáp: loài sâu bệnh thích hút chất dinh dưỡng tại các cành non và trái của cây sầu riêng. Các chất mật trong rệp sáp chứa loại nấm bệnh khiến cây sầu riêng rất dễ rụng bông.
💠 Sâu ăn bông sầu riêng: Trứng của loài sâu này thường được bướm cải đẻ trên các chùm bông sầu riêng. Sau khi phát triển thành sâu non, chúng bắt đầu đục lỗ, tấn công nhị hoa và làm rụng hoa sầu riêng.
Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ra hoa cho năng suất tốt
Tiếp theo là các kỹ thuật canh tác, chăm sóc sầu riêng ra hoa mà người dân cần có để tặng hiệu quả năng suất của cây. Tuy không thể loại bỏ hoàn toàn khả năng nhiễm bệnh của cây nhưng những kỹ thuật canh tác dưới đây có thể hạn chế lây nhiễm nhất:
Kỹ thuật tưới nước, chăm sóc cây sầu riêng khi ra hoa
Vào thời gian cây ra mầm hoa, người dân cần tưới nước cho cây để hoa có thế phát trein63 tốt và khỏe. Lưu ý, người dân chỉ nên tưới nước vừa đủ và không tưới quá sớm. Việc này có thể khiến cây phát triển không đều và tạo độ ẩm cho nấm bệnh phát sinh.
Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc sầu riêng ra hoa, người dân cũng nên lưu ý về thời gian cho cây khô. Người dân cần giữ cây sầu riêng ở nhiệt độ cao và độ ẩm thẩm để cây đủ điều kiện phân hóa mầm hoa. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 10 – 14 ngày tùy vào điều kiện thời tiết.
Chính vì vậy, người dân hãy lên kế hoạch cụ thể cho việc tưới, chăm sóc cây sầu riêng ra hoa hợp lý nhất nhé!
Các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho cây sầu riêng ở giai đoạn ra hoa
Người dân nên tìm mua các sản phẩm dinh dưỡng, phân bón để giúp cây triển tốt hơn trong thời gian cây sầu riêng ra hoa. Khi cây đủ chất dinh dưỡng và chất đề kháng, các mầm bệnh và sâu gây hại khó có thể tấn công khi cây ở giai đoạn ra hoa.
Chúng tôi khuyến khích các bạn sử dụng các loại phân bón, chất dinh dưỡng được sản xuất bằng chất hữu cơ hoặc vi sinh. Vì các sản phẩm này sẽ không gây các tác dụng, phản ứng phụ cho cây trong như chất hóa học. Người dân cũng có thể an tâm hơn khi sử dụng chất hữu cơ vi sinh để nâng cao năng suất sau mỗi mùa vụ.
Thời kỳ ra hoa cần phun thuốc gì để phòng ngừa bệnh?
Quá trình phát triển của hóa sầu riêng rất quan trọng nên người dân cần sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu hại và mầm bệnh. Các chế phẩm vi sinh, hữu cơ sẽ là lựa chọn tốt nhất cho cây sầu riêng khi không gây hại quá nhiều cho cây.
Một số loại thuốc mà người dân có thể tham khảo cho việc chăm sóc sầu riêng ra hoa:
- AQ53 Bloom: Chăm sóc cây sầu riêng ra hoa, kích và tăng tỉ lệ đậu trái.
- Mebe Pa: Phòng ngừa và loại bỏ các loại sâu bệnh cho cây sầu riêng.
- Phy Fusaco: Giúp cây sầu riêng phòng và đặc trị bệnh thán thư.
- Nano Cu Gold: Phòng ngừa và trị bệnh đốm rong cho quá trình sầu riêng ra hoa.
Phương pháp tỉa hoa sầu riêng khi ra bông
Do có nguy cơ bị tấn công bởi các loại sâu ăn bông sầu riêng nên việc để hoa quá nhiều cũng không tốt cho cây. Người dân nên thường xuyên cắt tỉa, chăm sóc sầu riêng khi ra hoa. Kiểm tra và loại bỏ các hoa sầu riêng bị sâu tấn công để không lây sang các cây khác.
Thêm vào đó, khi quá nhiều bông tạo thành chùm, cây sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng không đều và cho ra kết quả trải không đều nhau.
Dọn vệ sinh tại khu vực vườn sầu riêng trong thời kỳ cây bắt đầu ra hoa.
Cuối cùng, người dân nên dọn dẹp rác thải, cỏ dạ, rơm rạ trong và xung quanh khu vực trồng sầu riêng. Lợi ích của việc này giúp cho đất nhanh khô và kích thích cây ra hoa tốt hơn.
Trên đây là tất cả thông tin cần thiết cho việc chăm sóc sầu riêng khi ra hoa. Nếu người dân cần hỗ trợ thêm thông tin, vui lòng liên hệ Hotline: 098 1355 180 – (028) 8889 7322. Hoặc người dân có thể xem thêm các bài tin tức, chia sẻ kinh nghiệm trồng sầu riêng tại nguyenlieusinhhoc.com.