Chăm sóc mít giai đoạn nuôi trái chống rụng và dưỡng quả non
Kích thước chữ
Chăm sóc mít giai đoạn nuôi trái là thời kỳ quan trọng để quyết định năng suất và chất lượng của mùa vụ cũng như hiệu quả kinh tế của bà con nông dân. Quy trình chăm sóc mít đang ra quả không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật phức tạp, nhưng bà con cần thực hiện đúng và đầy đủ các bước như: cắt tỉa cành, dọn cỏ, tưới nước, bón phân và phòng trừ nấm hại, sâu bệnh.
Trong bài viết hôm nay, đội ngũ kỹ sư nông nghiệp tại Sinh Học AQ sẽ hướng dẫn cho bà con chi tiết từng bước thực hiện cách chăm sóc cây mít khi ra quả để có được một mùa vụ bội thu, đạt năng suất cao, mít bán được giá tốt.
Tìm hiểu về nguồn dưỡng chất cần khi chăm sóc mít giai đoạn nuôi trái
Tùy theo mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển thì cây mít sẽ có nhu cầu chất dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, ở giai đoạn nuôi quả thì bà con cần cung cấp cho cây mít đầy đủ các dưỡng chất nhất để cây có đủ sức khỏe để tạo hoa và nuôi dưỡng quả non khỏe mạnh:
✅ Phân bón đạm (N): Đạm là chất cần cần thiết để giúp cây mít lớn nhanh, phát triển thân cành, lá, chất này đặc biệt rất cần thiết khi cây mít còn nhỏ. Ở giai đoạn nuôi trái thì bà con cần bổ sung đạm cho cây để đảm bảo quá trình quang hợp được diễn ra hiệu quả, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây khỏe mạnh, giảm sự suy kiệt ở giai đoạn sau vụ thu hoạch.
✅ Phân bón lân (P2O5): Lân là yếu tố quan trọng trong quá trình phân hóa mầm hoa trên cây mít, giúp hoa có màu sắc tươi đẹp, hỗ trợ trái đậu nhanh chóng, khỏe mạnh. Ngoài ra, phân lân còn giúp cây mít có bộ rễ chắc khỏe, hấp thụ được nhiều dưỡng chất từ đất.
✅ Phân bón Kali (K): Kali giúp tăng khối lượng, kích thước trái mít, giúp trái có màu sắc đẹp khi chín và hỗ trợ kéo dài thời gian bảo quản. Kali giúp tăng cường quá trình vận chuyển đường trong quả, giúp quả mít thơm ngon, vị đậm đà hơn và giảm thiểu tình trạng rụng trái non.
Hướng dẫn quy trình chăm sóc mít giai đoạn nuôi trái cho ra trái to tròn
Để bà con có một mùa vụ bội thu, cây mít ra trái chắc khỏe, ít bị sâu bệnh tấn công, thì các kỹ sư nông nghiệp sẽ hướng dẫn cho bà con cách chăm sóc mít giai đoạn dưỡng trái như sau:
Cắt tỉa trái, tải cành tạo tán để nuôi dưỡng quả mít non
➡️ Bà con nên cắt tỉa bớt những cành cây khô héo, cành bị sâu bệnh tấn công, cành mọc sát mặt đất, cành mọc vượt,… để cây được thông thoáng, hứng được lượng ánh sáng vừa đủ.
➡️ Khi cắt tỉa, bà con nên tỉa khi cây mít đạt chiều cao từ 1m trở lên, giữ lại các cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên.
➡️ Đối với quả thì bà con nên tỉa bỏ bớt những trái xấu, trái có dấu hiệu bị sâu bệnh, trái phát triển kém hơn so với các quả còn lại. Thậm chí, cần tỉa bỏ bớt những quả bình thường nếu như mật độ quả trên cây quá dày đặc.
Dọn cỏ vệ sinh vườn mít sạch sẽ
➡️ Song song với việc cắt tỉa cành, tỉa trái thì bà con cần dọn cỏ ở xung quanh gốc cây để hạn chế tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng, giúp cây hấp thụ dưỡng chất một cách liên tục và hiệu quả.
➡️ Mít là loại cây có rễ mọc nổi. nên khi tiến hành làm cỏ trong vườn thì bà con không nên cuốc sát gốc cây, để tránh làm tổn thương bộ rễ.
🚨 Lưu ý: Ở giai đoạn ra trái thì bà con cần hạn chế tối thiểu những tác động mạnh đến bộ rễ của cây, bởi có thể đây là nguyên nhân khiến chất lượng mít bị giảm sút.
Tưới nước cho cây mít trong giai đoạn nuôi quả
➡️ Nhu cầu lượng nước tưới của cây mít sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển khác nhau, vào thời kỳ ra hoa đậu quả thì cây mít cần nhiều lượng nước hơn so với các giai đoạn khác để việc nuôi dưỡng quả được diễn ra thuận lợi hơn.
➡️ Bà con nên tưới nước cho cây mít vào sáng sớm hoặc chiều mát, không nên tưới vào thời điểm có ánh nắng gắt. Nên tưới trực tiếp vào gốc cây mít, tránh tưới lên lá.
➡️ Cung cấp lượng nước đều đặn để giữ cho đất đủ ẩm không không quá ướt sẽ dễ làm phát sinh nấm bệnh.
Bón phân cho cây mít ở thời kỳ nuôi trái
➡️ Việc bổ sung các dưỡng chất cho cây mít ở thời điểm nuôi dưỡng trái đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định năng suất và chất lượng của vụ mùa.
➡️ Trong giai đoạn kinh doanh (giai đoạn ra hoa đậu quả) thì bà con cần chú ý đến các thời điểm như: trước khi cây ra hoa, sau khi đậu trái 30 ngày, 75 ngày và sau khi thu hoạch để bón phân cho đúng kỹ thuật thì cây sẽ cho trái lớn, đạt chuẩn chất lượng. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia đến bà con cách bón phân cho từng thời điểm phát triển của quả mít như sau:
➡️ Năm thứ 3
- Trước khi ra hoa: 110g Ure + 310g Super Lân + 70g Kali Sulphate (K2SO4)
- Đậu trái 30 ngày: 70g Ure+ 200g Super Lân + 40g Kali Sulphate (K2SO4)
- Đậu trái 75 ngày: 70g Ure+ 200g Super Lân + 40g Kali Sulphate (K2SO4)
- Sau khi thu hoạch: 130g Ure+ 380g Super Lân + 120g Kali Sulphate (K2SO4)
➡️ Năm thứ 4
- Trước khi ra hoa: 150g Ure + 440g Super Lân + 100g Kali Sulphate (K2SO4)
- Đậu trái 30 ngày: 90g Ure+ 250g Super Lân + 60g Kali Sulphate (K2SO4)
- Đậu trái 75 ngày: 90g Ure+ 250g Super Lân + 60g Kali Sulphate (K2SO4)
- Sau khi thu hoạch: 170g Ure+ 500g Super Lân + 120g Kali Sulphate (K2SO4)
➡️ Năm thứ 5
- Trước khi ra hoa: 200g Ure + 560g Super Lân + 130g Kali Sulphate (K2SO4)
- Đậu trái 30 ngày: 110g Ure+ 310g Super Lân + 70g Kali Sulphate (K2SO4)
- Đậu trái 75 ngày: 100g Ure+ 310g Super Lân + 70g Kali Sulphate (K2SO4)
- Sau khi thu hoạch: 220g Ure+630g Super Lân + 140g Kali Sulphate (K2SO4)
➡️ Bà con nên kết hợp cả loại phân bón hữu cơ khác để cây mít có đủ dưỡng chất để phát triển và đừng quên bổ thêm thêm các loại phân trung vi lượng để trái mít có hương thơm và vị ngọt hơn nhé.
🚨 Lưu ý: Nếu trong quá trình ra hoa đậu quả mà gặp mưa lớn thì bà con không nên bón phân hữu cơ ngay cho cây mà cần tiến hành thoát nước hoàn toàn cho vườn mít, sau đó đợi đến khi cây phục hồi hẳn mới tiến hành bổ sung các dưỡng chất cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh gây hại cây mít ở giai đoạn nuôi quả
➡️ Một số loài sâu bệnh thường xuất hiện trên cây mít ở giai đoạn nuôi quả đó là: Sâu đục thân, đục cành, ruồi đục trái mít, rầy rệp,…
➡️ Các loại côn trùng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng quả và sản lượng của vườn trồng. Trái mít non có thể bị hư hỏng hoặc bị rụng sớm, quả bị méo mó, biến dạng, không thể mang ra thị trường tiêu thụ được.
➡️ Bà con cần thường xuyên thăm vườn, kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện sớm các triệu chứng mà côn trùng gây hại. Có thể sử dụng các loại bẫy dính, bẫy chua ngọt, bẫy tự chế để thu hút chúng và tiêu diệt để giảm nguy cơ lan nhiễm trên toàn vườn.
➡️ Khi mật độ côn trùng gây hại tăng lên nhiều bà con nên tìm hiểu và sử dụng các loại chế phẩm sinh học để diệt trừ chúng tận gốc mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng trái và sức khỏe của người sử dụng.
🚨 Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt côn trùng gây hại, bà con cần tuân thủ thời gian cách ly vườn hợp lý trước khi thu hoạch nhé.
Phòng trừ nấm khuẩn gây bệnh trên cây mít ở giai đoạn nuôi quả
➡️ Bệnh thối quả và thối gốc chảy nhựa là hai loại nấm bệnh gây ảnh hưởng lớn đến vườn mít trong giai đoạn nuôi quả.
➡️ Triệu chứng đầu tiên của bệnh thối quả là sẽ xuất hiện những đốm màu nâu, ướt mềm trên trái non. Sau một thời gian thì vết bệnh này bị bao phủ bởi một lớp bào tử mỏng ở dạng bột đen và sợi nấm màu trắng. Lâu dần thì trái bị thối đen, khô và chết dần đi.
➡️ Bệnh thối gốc chảy nhựa thì sẽ có nhiều vết loét, nước dịch từ vùng gốc chảy rỉ ra, gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Loại bệnh hại này làm lá cây mít vàng, rụng và lâu dần thì cây chết đi.
➡️ Để phòng trừ hai loại bệnh này, bà con cần cắt tỉa định kỳ trên vườn để tạo độ thông thoáng cho vườn và nên canh tác cây mít ở những khu vực cao ráo, đất độ thoáng nước tốt để tránh bị nấm bệnh xâm nhiễm và tấn công vào bên trong thân, quả mít.
➡️ Để tiêu diệt dứt điểm các loại nấm bệnh thì bà con có thể liên hệ trực tiếp đến Công Ty Cổ Phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ để được các kỹ sư nông nghiệp “bắt bệnh” chính xác cho vườn trồng và giới thiệu các loại thuốc để diệt trừ nấm bệnh tận gốc nhé.
Thuốc sinh học dưỡng trái Mfruit giúp chăm sóc mít giai đoạn nuôi quả
Để mít ra quả nhiều, quả to, lớn nhanh, đạt chuẩn chất lượng khi mang ra thị trường tiêu thụ thì nhiều nhà vườn đã lựa chọn sử dụng chế phẩm sinh học Mfruit để bổ sung cho cây mít ở giai đoạn nuôi dưỡng quả non. Dưới đây là thành phần, công dụng và cách sử dụng của sản phẩm Mfruit, mời quý bà con xem qua để biết thêm chi tiết.
Thành phần của thuốc dưỡng trái mít non Mfruit
✅ Đạm tổng số (N): 8%
✅ Lân hữu hiệu (P2O5hh): 5%
✅ Kali hữu hiệu (K2Ohh): 5%
✅ Axit humic (C): 1.5%
✅ Magan (Mn): 500 ppm
✅ Kẽm (Zn): 500 ppm
✅ Đồng (Cu): 500 ppm
✅ Bo (B): 200 ppm
✅ pHH2O: 5.5
✅ Tỷ trọng: 1.15.
✅ Axit Humic và các Amino Axit
Công dụng của thuốc dưỡng trái mít non Mfruit
✅ Mfruit giúp bổ sung các dưỡng chất cho trái mít ra to, khỏe, mạnh, nhiều chất dinh dưỡng.
✅ Giảm thiểu hiện tượng rụng trái non, nấm trái, giúp bảo vệ trái phát triển thuận lợi.
✅ Hỗ trợ tăng kích thước, trọng lượng của trái, giúp trái bóng đẹp, xanh gai, đạt chuẩn chất lượng nông sản.
Hướng dẫn sử dụng thuốc dưỡng trái mít non Mfruit
✅ Bà con thực hiện hòa lẫn 500ml Mfruit với 300 – 500 lít nước sạch, phun đều lên toàn cây từ 7 – 10 ngày/lần vào giai đoạn trái non, trái chuẩn bị tạo tích dưỡng, tạo đường.
🚨 Lưu ý: Ngừng phun cho vườn trước thời điểm thu hoạch 14 ngày.
Thu hoạch và bảo quản mít lâu ngày mà không bị hư
▶️ Thời điểm để bà con có thể thu hoạch được mít là sau khoảng 6 tháng tính từ thời điểm sau khi ra hoa, bà con cũng có thể dựa vào màu sắc của quả mít để xác định thời điểm thu hoạch.
▶️ Khi quả mít già, sẽ có gai thẳng và vỏ quả sẽ chuyển từ màu xanh sàn màu xanh vàng hoặc màu nâu nhạt, mủ mít có độ lỏng và trong. Hoặc khi nhận thấy lá trên cuống chuyển sang màu vàng và rụng thì lúc đó có thể thu hoạch được.
▶️ Khi thu hoạch thì bà con cần cắt rời quả với thân cây và để lại cuống trên quả. Khi thu hoạch thì bà con cần giữ cho quả mít không bị dập nát, tránh làm gãy gai hay sứt cuống.
▶️ Sau khi thu hoạch, nên đặt mít nằm ngang, cuống trái quay xuống thấp để nhựa chảy ra ngoài, không nên để mít nằm chồng lên nhau.
▶️ Nên bảo quản mít ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay những nơi ẩm mốc.
▶️ Nếu để mít ở dưới mặt đất thì bà con nên lót một lớp lá hoặc rơm mỏng để tránh ở tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
Trên đây là những chia sẻ của Sinh Học AQ về kỹ thuật chăm sóc mít giai đoạn nuôi trái để giúp quả ra sai trĩu, khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh tấn công, hy vọng quý bà con sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình canh tác vườn mít nhà mình. Nếu còn vấn đề thắc mắc hay cần kỹ sư tư vấn trực tiếp về các sản phẩm sinh học vui lòng liên hệ trực tiếp đến số Hotline: 028 8889 7322 – 0981 355 180 nhé.