Hướng dẫn cách chăm sóc hoa cúc sau Tết
Kích thước chữ
Chăm sóc hoa cúc sau Tết tuy khá đơn giản nhưng đòi hỏi quá trình thực hiện tỉ mỉ, kiên nhẫn với các bước trồng lại cây hoa đúng cách và bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Chỉ với các bước giâm cành và chăm sóc mọi người đã có thể tạo ra một chậu hoa cúc khỏe mạnh nở hoa đẹp và lâu tàn.
Trong quá trình trồng lại cúc sau Tết, bà con cần lưu ý đến thời gian bấm đọt để cây được khỏe mạnh, nở hoa đều, đẹp cho vụ kế tiếp. Trong bài viết hôm nay, đội ngũ Sinh Học AQ sẽ hướng dẫn bà con cách chăm sóc vườn cúc sau tết được khỏe mạnh, đợt hoa kế tiếp nở rực rỡ hơn nhé.
Ý nghĩa của hoa cúc chưng trong ngày Tết
Chăm sóc hoa cúc sau Tết đúng cách sẽ giúp mọi người có một chậu hoa cúc tươi tắn, nở rộ để chưng vào những dịp lễ sau. Mùa Tết, việc chưng cây hoa cúc trở nên phổ biến bởi những ý nghĩa đặc biệt của loài hoa này như sau:
Hoa cúc chưng Tết là biểu tượng của sự trường thọ, mạnh khỏe và may mắn. Loài hoa này thường được mọi người dùng để cúng gia tiên với lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
Bên cạnh đó, hoa cúc cũng có ý nghĩa thể hiện lời chúc cho gia đình trong năm mới với mong muốn một cuộc sống an lành, thịnh vượng và sức khỏe dồi dào.
Ở nhiều vùng miền của Việt Nam, hoa cúc là một phần không thể thiếu trong các gia đình vào dịp năm mới Tết đến. Mỗi bông hoa cúc vàng nở rực rỡ trong mùa xuân tượng trưng cho khởi đầu mới tràn đầy niềm hy vọng, lan tỏa năng lượng tích cực.
Đặc điểm sinh trưởng của cây hoa cúc
Hoa cúc là một loài hoa đẹp, có nhiều ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa người Việt Nam ta. Không chỉ được trưng bày trong dịp Tết mà cúc còn có thể nở hoa quanh năm với những đặc trưng sinh trưởng như sau:
- Sau khi gieo hạt, hoa cúc sẽ nảy mầm trong khoảng từ 7 đến 10 ngày trong điều kiện ấm áp, đủ ánh sáng và độ ẩm.
- Trồng hoa cúc từ hạt cần khoảng 60-65 ngày để ra bông. Thời gian này có thể thay đổi tùy theo điều kiện sinh trưởng của giống hoa, khí hậu địa phương và cách chăm sóc phù hợp.
- Để cây nở hoa đúng dịp Tết, mọi người sẽ trồng hoa từ khoảng tháng 10 âm lịch, đảm bảo hoa nở vào Tết Nguyên Đán đang đến gần.
- Hoa cúc ưa sáng và có thể phát triển tốt ở những nơi có điều kiện ánh sáng phù hợp, cần chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm cho cây .
- Đặc biệt, hoa cúc có thể sống lâu dài và cho ra hoa nhiều lần trong năm nếu được chăm bón đúng cách.
Vì sao nên chăm sóc hoa cúc sau Tết?
Hoa cúc là một trong những loài hoa thường được chọn để trưng bày trong những dịp lễ Tết, đại diện cho sự trường thọ và may mắn. Trường hợp mọi người muốn chăm sóc cúc sau Tết để chơi tiếp cần lưu ý các bước trồng lại đúng kỹ thuật là có thể phục hồi cho cây phát triển khỏe mạnh và tiếp tục ra hoa giúp bà con tiết kiệm chi phí mua mới.
Sau một thời gian dài trang trí trong nhà dịp Tết, cây hoa cúc có thể bị suy yếu do thiếu các điều kiện như ánh sáng, dinh dưỡng. Thực hiện cách chăm sóc hoa cúc sau Tết giúp cây có thể cho ra hoa nhiều lần trong năm.
Sau khi hoa tàn, bà con thực hiện cắt tỉa, bón phân để cây có thể sẽ cho ra những bông hoa mới trong mùa vụ kế tiếp.
Thực hiện quy trình chăm sóc hoa cúc sau Tết
Quy trình thực hiện cách chăm sóc hoa cúc vàng sau Tết yêu cầu sự tỉ mỉ cẩn thận với các bước như cắt tỉa, bón phân, giâm cành, phòng ngừa sâu bệnh chi tiết như sau:
Cắt tỉa cây hoa cúc
🔷 Bước đầu tiên của cách trồng lại hoa cúc sau Tết là cắt ngang cây, bỏ đi phần ngọn cây và các bông hoa ở phía trên đã tàn.
🔷 Cắt ngang cây sao cho chỉ còn lại đoạn gốc dài khoảng 20 đến 30cm để giúp cây phục hồi và phát triển trở lại.
Chuẩn bị đất trồng lại hoa cúc
🔷 Đất trong chậu mới cần được trộn đều với phân chuồng mục theo tỷ lệ 1:1 để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
🔷 Mỗi chậu bón thêm một ít phân NPK (loại 20-20-15) vào mỗi chậu hoa cúc sau đó phủ lên trên một lớp đất mỏng, lưu ý tưới ẩm và đặt nơi thoáng mát.
Giâm cành
🔷 Sau khi cắt ngọn cây những mầm ở dưới chỗ cắt sẽ phát triển thành các chồi non. Từ 10 đến 15 ngày sau lần bón phân đầu tiên, thực hiện bón tiếp phân NPK lần thứ hai cho chồi non mọc khỏe hơn.
🔷 Khi chồi non bắt đầu phát triển, tách các chồi non ra khỏi cây mẹ và cắt bớt ngọn sao cho mỗi chồi dài khoảng 10cm (không lấy những chồi đã ra nụ).
🔷 Sau đó mang giâm các chồi này vào trong phần đất tốt có trộn phân hữu cơ hoai mục, che nắng cho cây và tưới nước phun sương mỗi ngày để giữ ẩm cho đất.
Trồng cành giâm vào chậu
🔷 Sau khoảng 15 đến 20 ngày, khi chồi non đã ra rễ và mọc lá mới, mọi người có thể mang trồng vào chậu. Đặt chậu cây vào chỗ râm mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong vài ngày đầu để cây không bị sốc nhiệt.
🔷 Khi cây hoa cúc bắt đầu bén rễ, mọi người có thể đưa chậu cây ra ngoài để cây có thể nhận đủ ánh sáng mặt trời, cho cành khỏe, ra hoa nở to và lâu tàn.
Bón phân định kỳ
🔷 Khi cây hoa cúc phát triển với chiều cao khoảng 15-20 cm, mọi người có thể bón một lớp phân hữu cơ sinh học mỏng lên mặt chậu.
🔷 Định kỳ 15-20 ngày sau bón phân NPK (20-20-15) cho cây cung cấp đủ dưỡng chất cho cây phát triển mạnh mẽ và ra hoa đẹp.
Bấm đọt cho cây hoa cúc
🔷 Để cây hoa cúc phát triển cho ra nhiều nhánh, bà con có thể tiến hành biện pháp bấm đọt.
🔷 Đối với cây có khoảng 4-5 lá, tiến hành bấm ngọn để kích thích cây ra nhánh mới. Khi nhánh mới tiếp tục phát triển có khoảng 4-5 lá thì bấm ngọn để tạo thêm nhánh con cho đến khi cây có đủ số lượng nhánh phù hợp.
🔷 Lưu ý: Để đảm bảo cây ra hoa đúng vào dịp Tết, thực hiện bấm đọt lần cuối cùng cách ngày Tết khoảng 70 ngày (áp dụng tùy theo giống hoa cúc).
Phòng trừ sâu bệnh
🔷 Trong môi trường ẩm ướt, một số loại sâu bệnh phổ biến trên hoa cúc bao gồm rệp muội nâu, sâu ăn tạp, sâu xanh,… các loại nấm bệnh thối gốc, lở cổ rễ và bệnh gỉ sắt xuất hiện gây hại.
🔷 Bà con nên kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời, và áp dụng biện pháp phòng ngừa, phun thuốc trị bệnh cho cây.
Kinh nghiệm chăm sóc để hoa cúc nở quanh năm?
Một số loại hoa cúc rực rỡ thích hợp trồng quanh năm ở nước ta như cúc bách nhật, cúc chi trắng, cúc nữ hoàng,… Áp dụng chế độ chăm sóc cây đáp ứng các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ và dinh dưỡng để hoa cúc nở suốt cả năm như sau:
✅ Bấm ngọn định kỳ cho cây: Việc bấm ngọn và cắt tỉa cây thường xuyên sẽ giúp kích thích nhánh mới mọc ra. Thực hiện bấm ngọn cây khi cây hoa cúc kh thấy nhánh cây có từ 4 đến 5 lá. Áp dụng liên tục cho các nhánh con mọc ra có từ 4 – 5 là và bấm ngọn để tạo thêm nhánh mới trên cây.
✅ Điều kiện ánh sáng: Hoa cúc là loài cây nhạy cảm với ánh sáng do đó cần đảm bảo thời gian chiếu sáng bằng cách sử dụng đèn chiếu sáng nhân tạo để tạo ra chu kỳ sáng tối phù hợp.
✅ Bón phân thường xuyên: Để cây có đủ dinh dưỡng ra hoa quanh năm, việc bón phân định kỳ rất quan trọng. Sử dụng Phân NPK với tỷ lệ 20-20-15 phổ biến để để bón cho hoa cúc phát triển mạnh mẽ và ra hoa nở rộ.
✅ Áp dụng kỹ thuật giâm cành: Chọn từ những cây cúc khỏe mạnh để thực hiện giâm cành, khi chồi non ra rễ và phát triển đến kích thước phù hợp mọi người có thể trồng vào chậu mới và tiếp tục chăm sóc để cây ra hoa quanh năm.
Trên đây là bài viết chi tiết từ AQ với những thông tin hữu ích về phương pháp chăm sóc hoa cúc sau Tết cho cây phục hồi, nở hoa rộ năng suất cao. Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ hân hạnh khi được đồng hành cùng bà con với các giải pháp sinh học cho vụ mùa đạt chất lượng vượt trội hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.