Quy trình bón phân chăm sóc chôm chôm giai đoạn nuôi trái

Quy trình bón phân chăm sóc chôm chôm giai đoạn nuôi trái

11/12/2024

Kích thước chữ

Chăm sóc chôm chôm giai đoạn nuôi trái không chỉ quyết định năng suất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá trị thương mại của quả khi bán ra trên thị trường. Do đó nhà vườn cần áp dụng kỹ thuật chăm sóc đúng cách, từ việc tưới nước, bón phân đến phòng trừ sâu bệnh để đảm bảo một vụ mùa bội thu.

Thực hiện cách chăm sóc dưỡng trái chôm chôm với các bước chi tiết cùng AQ trong bài viết sau và bổ sung phân bón sinh học an toàn, hiệu quả cho trái đạt chất lượng cao.

Tìm hiểu về cách chăm sóc chôm chôm giai đoạn nuôi trái

Chăm sóc chôm chôm giai đoạn nuôi trái cho năng suất vượt trội
Tăng năng suất chất lượng chôm chôm với các kỹ thuật canh tác chăm sóc giai đoạn nuôi trái nhanh lớn

Chăm sóc chôm chôm giai đoạn nuôi trái là thời điểm quan trọng sẽ quyết định trực tiếp đến sản lượng và chất lượng trái khi thu hoạch. Do đó việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp trái lớn nhanh, cho vị ngọt, màu sắc đẹp và ít bị sâu bệnh.

Tổng quan về cây chôm chôm

Cây chôm chôm là loại cây ăn trái nhiệt đới phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở các vùng như Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Chôm chôm không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, như vitamin C, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu.

Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cây chôm chôm giai đoạn ra trái

Để cây chôm chôm phát triển và cho mùa vụ chất lượng cần cung cấp đúng nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn phát triển của cây.

Trong đó, thời kỳ nuôi trái chôm chôm cần nhiều đạm để trái phát triển tốt và kali giúp tăng cường vận chuyển dinh dưỡng nuôi trái, đảm bảo năng suất. Trước thu hoạch từ 1 – 2 tháng tùy giống cây, tiến hành bón kali để tăng chất lượng và màu sắc trái.

Việc bón phân nên được chia nhỏ, bón nhiều lần để cây hấp thụ tốt nhất, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Tại sao phải chăm sóc chôm chôm giai đoạn nuôi trái

Chăm sóc chôm chôm giai đoạn ra quả sẽ quyết định chất lượng, năng suất và giá trị thương phẩm của quả chôm chôm. Do đó quá trình này đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng như sau:

🔶 Tăng cường quá trình phân hóa mầm hoa, giảm tỷ lệ rụng hoa, rụng trái non và tăng tỷ lệ đậu trái.

🔶 Trái phát triển đồng đều, đạt kích thước lớn, cho hương vị ngon ngọt và màu sắc đẹp mắt.

🔶 Hạn chế tỷ lệ cây bị rụng trái non hoặc sâu bệnh gây hại để thu hoạch năng suất cao.

🔶 Cải thiện chất lượng quả nhờ tích lũy đường, vitamin và các dưỡng chất quan trọng.

🔶 Tăng giá trị kinh tế cho nhà vườn đặc biệt là mô hình trồng chôm chôm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang các nước khác.

Quy trình bón phân chăm sóc chôm chôm giai đoạn nuôi trái

Chăm sóc chôm chôm giai đoạn nuôi trái cho năng suất vượt trội
Thực hiện quy trình canh tác phù hợp nuôi trái chôm chôm nhanh lớn, năng suất cao

Thực hiện cách chăm sóc dưỡng trái chôm chôm gồm các kỹ thuật bón phân, tưới nước, cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu cho cây đạt năng suất cao cụ thể như sau:

Tưới nước cho cây

Trong giai đoạn cây chôm chôm ra hoa và đậu trái, cây rất cần được cung cấp nhiều nước để đáp ứng nhu cầu duy trì sức sống. Tuy nhiên, chôm chôm lại rất nhạy cảm với tình trạng ngập úng, do đó cần đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa lũ.

Khi cây chôm chôm ra hoa, tưới nước vừa phải để cây tăng tỉ lệ đậu trái. Chú ý, trời mưa lớn trong giai đoạn này sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến quá trình đậu trái do thiếu hoạt động của các loài côn trùng thụ phấn cho cây.

Trong thời kỳ sau khi đậu trái, cần bổ sung nước đầy đủ để tránh hiện tượng trái phát triển chậm, kích thước nhỏ và rụng nhiều do thiếu nước. Đến cuối giai đoạn trái phát triển, điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp, tránh tưới quá nhiều hoặc gặp mưa lớn làm tăng tỉ lệ nứt trái.

Bổ sung phân bón

Việc cung cấp đầy đủ phân bón, đặc biệt là kali ở giai đoạn nuôi trái giúp tăng năng suất cây trồng cho quả to, mọng nước và kéo dài tuổi thọ của cây. Triệu chứng thiếu kali ở chôm chôm thường biểu hiện qua hiện tượng cháy mép lá, đặc biệt rõ rệt trong điều kiện thiếu nước.

Thực hiện nguyên tắc bón phân cho cây chôm chôm như sau:

Trước khi bón thực hiện xới xáo mặt đất hoặc đào hốc, rãnh để vùi phân tránh hiện tượng mất đi lượng phân bón do bay hơi, rửa trôi đặc biệt là đối với phân đạm.

Nên bón phân theo tán cây, cách gốc từ 1-1,5 m. Sau khi bón phân, cần bổ sung đủ nước để phân hòa tan cho cây dễ hấp thụ. Nếu không cung cấp đủ nước, hiệu quả sử dụng phân sẽ bị giảm.

Bên cạnh đó bà con có thể phun phân bón lá 2-3 lần trong giai đoạn nuôi trái để thúc đẩy quả phát triển, đồng thời cải thiện chất lượng, màu sắc của quả. Hạn chế sử dụng phân bón lá trong các trường hợp thời tiết âm u, mưa nhiều hoặc cây đang bị bệnh.

Tăng lượng phân theo độ lớn của cây qua các năm và điều chỉnh liều lượng phân bón tùy vào điều kiện phát triển thực tế của vườn cây.

Tỉa quả, cành lá

Thực hiện việc tỉa và chăm sóc trái vào thời điểm sau khi cây đậu trái. Nên tỉa bỏ bớt và chỉ giữ lại khoảng 70% số lượng trái trên cây để tập trung dinh dưỡng nuôi trái to đẹp.

Chú ý: Chôm chôm rất cần nắng để khi chín có màu đỏ tươi do đó cần tỉa bớt trái ở những chùm nhiều trái để tạo điều kiện thông thoáng, ánh sáng chiếu đều, giảm nguy cơ sâu bệnh.

Đồng thời, tiến hành cắt tỉa, loại bỏ cành khô, cành yếu, cành bị nhiễm sâu bệnh hoặc các chùm trái quá dày để cây chôm chôm tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

Phòng trừ sâu bệnh

Trái chôm chôm dễ bị tấn công bởi sâu đục trái, rệp sáp và bệnh thối trái đặc biệt trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. Thực hiện kiểm tra định kỳ vườn nhà, quan sát lá, cành trái để phát hiện sâu bệnh từ sớm và áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời.

Phân bón vi sinh chăm sóc chôm chôm giai đoạn nuôi trái

Chăm sóc chôm chôm giai đoạn nuôi trái cho năng suất vượt trội
Cung cấp phân bón cho chôm chôm giai đoạn nuôi trái với sản phẩm sinh học Kfruit và Mfruit

Chăm sóc cây chôm chôm trong giai đoạn nuôi trái đòi hỏi thời gian thực hiện đúng các quy trình tưới nước, bón phân, tỉa cành và phòng trừ sâu bệnh đảm bảo năng suất và chất lượng trái vượt trội, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho vườn cây.

Trong quá trình chăm sóc hiệu quả, để hỗ trợ cây phát triển tốt nhất, bà con kết hợp bổ sung dòng sản phẩm thuốc đậu trái và dưỡng trái cho cây chôm chôm gồm KfruitMfruit với thành phần sinh học an toàn, không lo rụng trái như sau:

Phân bón vi sinh ra hoa đậu trái cho cây chôm chôm Kfruit

🔶 Phân bón dinh dưỡng cho cây chôm chôm trong giai đoạn ra hoa đậu quả Kfruit có những thành phần sau:

  • Kẽm (Zn): 1.000 mg/l
  • Bo (B): 3.500 mg/l
  • pHH2O: 6
  • Tỷ trọng: 1.1.
  • Sản phẩm bổ sung Magie, kẽm hàm lượng cao… cùng các dung dịch lên men vi sinh hữu cơ, nguồn axit amin cùng trung lượng: Mg, Ca, S và trung vi lượng: Bo, Zn, Cu, Fe, Mn và Chitosan ở dạng Nano giúp cây hấp thụ tốt.

🔶 Kfruit mang lại công dụng hữu ích giúp cung cấp dinh dưỡng hỗ trợ quá trình cây thụ phấn, tăng cường tỷ lệ đậu trái đạt chất lượng vượt trội. Bảo vệ cây chống lại hiện tượng bị rụng trái non, rụng hoa, khô trái và nứt trái. Đồng thời nuôi dưỡng trái, tăng rem nặng hạt, kích thích cây phát triển bộ phận đọt non, lá, thân, cành.

🔶 Sử dụng Kfruit: Hòa tan 500ml sản phẩm vào 200-400 lít nước, phun đều lên trên tán lá hoặc tưới gốc cho cây trong giai đoạn cây cho ra hoa rộ, quả non và nuôi dưỡng quả.

Phân bón vi sinh chăm sóc chôm chôm giai đoạn ra quả Mfruit

🔶 Thông tin về sản phẩm thuốc dưỡng quả chôm chôm Mfruit được nghiên cứu, và sản xuất bởi AQ bao gồm:

  • Đạm tổng số (N): 8%
  • Lân hữu hiệu (P2O5hh): 5%
  • Kali hữu hiệu (K2Ohh): 5%
  • Axit humic (C): 1.5%
  • Magan (Mn): 500 ppm
  • Kẽm (Zn): 500 ppm
  • Đồng (Cu): 500 ppm
  • Bo (B): 200 ppm
  • pHH2O: 5.5
  • Tỷ trọng: 1.15.

🔶 Mfruit hỗ trợ phòng trừ tình trạng cây bị nấm trái, rụng trái non, giúp bảo vệ trái phát triển thật khỏe mạnh. Tăng kích thước cho trái lớn đồng đều, tăng trọng lượng trái cho thu hoạch đạt tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu. Tăng độ ngọt, chín đồng loạt cho tất cả trái trên cây, cho trái ngon ngọt, to đều.

🔶 Sử dụng Mfruit: Thực hiện pha 500ml sản phẩm cùng 300-500l nước sau đó phun đều lên tán lá của cây.

  • Để già hóa đọt: Dùng Mfruit phun cho cây 2 -3 lần, mỗi lần áp dụng cách từ 5-7 ngày.
  • Để tăng kích thước trái: Sử dụng Mfruit từ 7-10 ngày/ lần giai đoạn cây cho ra trái non, chuẩn bị tích dưỡng, tạo đường. Trước thu hoạch khoảng 7-10 ngày ngừng phun thuốc.

Trên đây là bài viết chi tiết từ AQ với thông tin hữu ích về quá trình chăm sóc chôm chôm giai đoạn nuôi trái đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho vụ mùa bội thu. AQ hân hạnh đồng hành và mang đến các giải pháp sinh học chất lượng, cho hiệu quả vượt trội thu hoạch vụ mùa bội thu.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-13%
Công dụng: 🔹 Giúp cây thụ phấn tốt, ra hoa nhanh, tăng tỷ lệ đậu trái cho cây trồng. 🔹…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-18%
Công dụng: Hạn chế rụng trái non, nấm trái, cho trái phát triển tốt. Tăng nhanh trọng lượng và kích…
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *