Cây ớt chậm phát triển do đâu và Cách xử lý nhanh, hiệu quả

Cây ớt chậm phát triển do đâu và Cách xử lý nhanh, hiệu quả

23/12/2024

Kích thước chữ

Cây ớt chậm phát triển là nỗi lo của nhiều bà con nông dân, tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của mùa vụ. Cây ớt lớn chậm có nhiều nguyên nhân gây ra như: nhiệt độ, ánh sáng, côn trùng, giống cây,…Việc hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả sẽ giúp cây ớt tươi tốt trở lại nhanh chóng, phát triển khỏe mạnh, cho trái nhiều.

Mời bà con cùng Sinh Học AQ theo dõi những thông tin trong bài viết hôm nay để hiểu rõ hơn về tình trạng cây ớt con chậm phát triển và cách xử lý nhanh chóng nhé.

Tìm hiểu chung về tình trạng cây ớt chậm phát triển

Cây ớt chậm phát triển do đâu và Cách xử lý nhanh, hiệu quả
Cây ớt chậm phát triển là một trong những nguyên nhân chính khiến năng suất và chất lượng vụ thu hoạch bị giảm sút nghiêm trọng

Cây ớt là một loại cây gia vị phổ biến, được nhiều bà con trồng tại nhà để sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Không chỉ thế, cây ớt còn được trồng với quy mô lớn, trở thành nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều bà con nhà vườn. Với đặc tính thích nghi tốt ở nhiều loại đất trồng, điều kiện khí hậu, nên ớt được nhiều bà con ưa chuộng canh tác trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, trong quá trồng trọt, tình trạng cây ớt chậm lớn khiến cho nhiều bà con lo lắng, bởi việc này làm thay đổi thời gian thu hoạch, gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thu hoạch của mùa vụ. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhiệt độ, ánh sáng, côn trùng, giống cây, kỹ thuật canh tác,…

Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phù hợp sẽ giúp cây ớt phục hồi và phát triển tốt, xanh tươi, ra trái nhiều, đảm bảo năng suất vụ mùa cho bà con trồng ớt.

Nguyên nhân chính khiến cây ớt chậm phát triển

Cây ớt chậm phát triển do đâu và Cách xử lý nhanh, hiệu quả
Nhiệt độ khắc nghiệt, giống ớt, đất đai, sâu bệnh tấn công,… là một trong những nguyên nhân chính khiến cây ớt chậm lớn

Những thông tin dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp lại một số nguyên nhân khiến cây ớt chậm lớn, phát triển kém, để bà con có thể dễ dàng nhận biết và khắc phục hiệu quả.

Cây ớt chậm lớn do nhiệt độ

➡️ Cây ớt sẽ phát triển mạnh trong thời tiết có nhiệt độ ấm áp, cây sẽ lớn nhanh trong khoảng nhiệt độ từ 21 – 32 độ C.

➡️ Nếu nhiệt độ xuống quá thấp hay lên quá cao thì cây ớt sẽ phát triển chậm lại hoặc có thể ngừng phát triển hoàn toàn.

Cây ớt không phát triển do cây giống

➡️ Giống cây ớt cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cây ớt chậm lớn, không thể phát triển tốt được. Trong tự nhiên, thì sẽ có một số giống phát triển chậm hơn một số giống khác, việc này sẽ tùy thuộc vào di truyền và thói quen sinh trưởng của cây.

➡️ Một số giống ớt mọc rậm rạp và có nhiều tán lá hơn, thì có thể làm chậm sự phát triển của cây ớt.

Cây ớt con chậm phát triển do đất trồng

➡️ Điều kiện đất trồng cũng là một trong những nguyên nhân chính làm giảm tốc độ tăng trưởng của cây ớt. Nếu cây ớt được trồng trên đất nghèo chất dinh dưỡng hoặc quá nặng và không thể thoát nước được, thì cây ớt sẽ bị suy yếu, không phát triển tốt được.

➡️ Bên cạnh đó, độ pH của đất của cao hoặc quá thấp cũng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dưỡng chất của cây ớt, việc này dẫn đến cây phát triển chậm hơn.

Cây ớt chậm lớn do sâu bệnh tấn công 

➡️ Một số loài sâu bệnh thường xuất hiện trên cây ớt đó là: rệp, bọ ve, bọ phấn trắng,… chúng tấn công bằng cách chích hút trực tiếp vào thân cây, lá, quả ớt, làm cho cây bị còi cọc và suy yếu dần đi.

➡️ Đồng thời, những vết thương hở trên cây ớt do sâu bệnh gây ra cũng là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh xuất hiện và tấn công vào các mạch dẫn của cây, khiến cây không thể hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ đất nữa, dẫn đến cây ớt chậm lớn, phát triển kém.

Những biểu hiện ban đầu khi cây ớt chậm phát triển

Khi cây ớt có tình trạng chậm lớn, phát triển kém thì bà con có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số biểu hiện ban đầu như sau:

▶️ Cây ớt không vươn cao như bình thường, cây bị còi cọc, lá ớt nhỏ hơn so với các cây được trồng cùng một thời điểm.

▶️ Lá ớt chuyển từ màu xanh sàn màu vàng nhạt, xanh hoặc hoặc trên lá xuất hiện các đốm màu vàng, nâu, lá cây bị xoăn loại, mép lá cong lên trên, phiến lá bị nhăn nheo.

▶️ Bộ rễ cây ớt phát triển kém, rễ ra ít, ngắn, màu sắc nhợt nhạt, các chồi non bị héo úa, không phát triển được, dễ bị rụng.

▶️ Nếu hiện tượng cây ớt chậm lớn xuất hiện trong giai đoạn ra hoa đậu quả thì hoa ớt có thể bị rụng sớm, không thể thụ phấn và đậu quả được.

Tác hại khi không phát hiện sớm cây ớt chậm phát triển

❌ Khi không phát triển sớm tình trạng cây ớt con chậm phát triển thì cây sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng ra, mất nhiều thời gian để ra hoa kết trái, thời gian thu hoạch cũng lâu hơn.

❌ Khi cây ớt chậm lớn thì sẽ ra hoa và quả ít, thậm chí có một số trường hợp cây không thể ra hoa đậu quả được. Quả ở ra nhỏ, không đồng đều, vị nhạt nhẽo, không đạt tiêu chuẩn để mang ra thị trường tiêu dùng.

❌ Cây ớt phát triển chậm thường có sức đề kháng yếu hơn, những cây bình thường, dễ bị côn trùng và nấm bệnh tấn công hơn.

Kỹ thuật chăm sóc cây ớt phát triển khỏe mạnh, tươi tốt, ra trái nhiều

Cây ớt chậm phát triển do đâu và Cách xử lý nhanh, hiệu quả
Tổng hợp các kỹ thuật canh tác giúp cây ớt phát triển khỏe mạnh, cây tươi tốt, trái ra nhiều, ít bị sâu bệnh tấn công

✅ Khi trồng cây, bà con nên lựa chọn những giống ớt tươi tốt, sạch bệnh, từ các vườn ươm uy tín, chất lượng, để đảm bảo cây phát triển sung khỏe, ít bị sâu bệnh tấn công và có sức chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất lợi.

✅ Đất trồng cây ở cần là đất cát pha, đất thịt hoặc đất phù sa ven sông, đất cần có độ thông thoáng, tơi xốp, thoát nước nhanh, độ pH của đất nằm trong khoảng 5,5 – 6,5.

✅ Nên lựa chọn những nơi có nhiều ánh sáng để cây ớt được sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, không bị chậm lớn, phát triển kém do thiếu ánh sáng.

✅ Mật độ gieo trồng cần hợp lý, có độ thông thoáng để cây được phát triển thuận lợi, cây cách cây khoảng 30cm, hàng cách hàng 40 – 50cm, khoảng 3500 – 5000 cây/1000m2.

✅ Khi canh tác, nếu gặp mưa to hoặc nắng nóng kéo dài thì bà con cần có biện pháp che chắn cho vườn cây như sử dụng: lưới che nắng, màng che, bạt phủ,…

✅ Khi cây ớt còn non, bà con cần tưới nước cho cây với lượng vừa đủ ẩm, tùy theo độ ẩm của đất vườn mà bà con có thể điều chỉnh liều lượng nước cho phù hợp, 3 – 5 ngày tưới/lần.

✅ Khi cây phát triển hơn thì bà con cần tỉa bỏ bớt các cành nhánh vươn dài, dưới dưới điểm phân cành để cây ớt được thông thoáng và phân tán rộng hơn, việc này cũng giúp hạn chế được sâu bệnh trên cây, giúp cây cho năng suất tốt hơn. Bà con nên thực hiện tỉa cành vào lúc nắng ráo.

✅ Thực hiện bón lót cho cây bằng các loại phân chuồng, phân hữu cơ, chế phẩm sinh học để hạn chế làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.

✅ Thường xuyên kiểm tra cây ớt để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Khi phát hiện sâu bệnh thì cần ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để hạn chế làm ảnh hưởng đến môi trường.

Tổng hợp các loại thuốc sinh học giúp xử lý nhanh tình trạng cây ớt chậm phát triển

Để khắc phục nhanh tình trạng cây ớt con chậm phát triển, thì bên cạnh các biện pháp canh tác, chăm sóc thì bà con cần kết thêm các dòng sản phẩm sinh học để cây được phát triển khỏe mạnh, tươi xanh, ra trái nhiều nhé.

Vi AMEN – Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cây ớt tươi tốt, lớn nhanh

Cây ớt chậm phát triển do đâu và Cách xử lý nhanh, hiệu quả
Sản phẩm sinh học Vi AMEN giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp cây ớt khỏe mạnh, nhanh lớn

✅ Phân bón siêu dinh dưỡng Vi AMEN không chỉ chứa các thành phần như: đạm, lân, kali, Axit humic,… mà còn có các chủng vi sinh có lợi như: Bacillus subtilis, Rhodopseudomonas spp,… nên có tác dụng rất tốt trong việc giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cây ớt sinh trưởng và phát triển tốt. Các dưỡng chất có trong Vi AMEN sẽ giúp cây ớt lớn nhanh, sung khỏe, hỗ trợ tăng khả năng chống chịu và chống hạn hán, stress cho cây.

Hướng dẫn sử dụng phân bón siêu dinh dưỡng: Sử dụng 250ml VI AMEN + 400 – 800 lít nước sạch (hoặc 25ml/40 – 80 lít nước sạch), phun định kỳ cho cây ớt từ 7 – 15 ngày/lần. Vi AMEN có thể được sử dụng để thay thế các loại phân bón NPK, phân bón lá khác.

Mebe Pa – Tiêu diệt tận gốc sâu bệnh gây hại trên cây ớt

Cây ớt chậm phát triển do đâu và Cách xử lý nhanh, hiệu quả
Mebe Pa giúp xử lý triệt để các loại sâu bệnh, côn trùng gây hại trên cây ớt

Như đã đề cập bên trên thì các loại sâu bệnh như: rệp, bọ ve, bọ phấn trắng,… thường tấn công mạnh trên cây ớt, khiến cây bị suy yếu, lớn chậm, thậm chí cây có thể bị chết đi, khó có thể phục hồi.

Mebe Pa được nghiên cứu và điều chế ra với các chủng nấm có lợi như: Metarhizium sp, Beauveria sp, Paecilomyces spp,… nên có công dụng rất tốt trong việc ức chế, tiêu diệt dứt điểm các loại côn trùng chích hút gây hại trên cây ớt, giúp cây được khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu bệnh gây hại trên cây ớt: Thực hiện pha gói 20g/20 lít nước sạch, tiến hành phun ướt đều trên toàn cây ớt, tập trung phun kỹ ở mặt sau lá, phun thuốc cách nhau 5-10 ngày/lần (để phun phòng thì bà con sử dụng 10g/20 lít nước sạch, phun từ 15-30 ngày/lần).

Kết thúc bài viết, Sinh Học AQ hy vọng rằng với những thông tin về tình trạng cây ớt chậm phát triển mà chúng tôi đã chia sẻ bên trên, thì bà con sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc giúp cây ớt phát triển khỏe mạnh, tươi xanh, ra trái nhiều. Nếu còn những thắc mắc hay cần kỹ sư tư vấn kỹ hơn về các sản phẩm sinh học vui lòng liên hệ ngay đến số Hotline: 0932 690 312 – 028 8889 7322 – 0981 355 180 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-17%
Công dụng: Cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.…
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *