Cách xử lý cây mai bị úng nước hồi phục xanh lá, đứng cây
Kích thước chữ
Cây mai bị úng nước bao gồm nhiều bước như xử lý vườn sau thu hoạch, bón phân bổ sung, cắt tỉa, phục hồi cây, phun thuốc, v.v. Thực hiện đúng và đầy đủ các bước giúp cây nhãn sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao ở cuối vụ. Chi tiết quy trình canh tác vườn nhãn thời kỳ ra hoa sẽ được chia sẻ trong bài viết bên dưới.
Dấu hiệu của cây mai bị úng nước
Dù cây mai bị úng nước nhẹ hay nặng, bà con hạn chế moi bộ rễ để kiểm tra vì điều này dễ làm tổn thương bộ rễ, gây ra các vết thương cơ giới và nấm bệnh, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào.
💠 Những dấu hiệu cây mai bị úng nước thường gặp khi trồng chậu và trồng vườn:
▪️ Xuất hiện tầng lá hơi vàng xen kẽ các tầng lá mai xanh.
▪️ Lá ngừng phát triển, không căng bóng, màu nhạt, có dấu hiệu cháy từ chóp và bìa lá lan vào, bìa lá mỏng.
▪️ Thân mai còi cọc, ốm yếu, phát triển kém, bao phủ khu vực thân dưới là lớp rêu xanh.
▪️ Bề mặt chất trồng và dưới đáy chậu có dấu hiệu sũng nước, không khô ráo dù đã qua thời gian tưới nước 8 – 10 tiếng.
Nguyên nhân khiến cây mai bị úng nước
Tình trạng cây mai bị úng nước thường bắt gặp ở những người mới chơi mai là chủ yếu, riêng những vườn mai lâu năm bị dư nước có thể do điều kiện môi trường hoặc hướng chăm sóc chưa phù hợp. Việc xác định nguyên nhân khiến cây mai bị suy do dư thừa nước cần thực hiện càng sớm càng tốt, thời gian úng nước càng lâu đồng nghĩa với khả năng bỏ cây càng cao.
Do không thay chất trồng định kỳ
Trường hợp này rất nhiều người trồng mai hay gặp do chưa có kiến thức trồng nhất định. Theo thời gian, các thành phần trong chất trồng như xơ dừa sẽ phân huỷ thành mùn, chất mùn này cản trở lượng nước dư khi tưới thoát ra, làm bít lỗ dưới đáy chậu khiến cây mai bị úng nước.
Những cây trồng chậu đều có thời gian thay đất cố định để đảm bảo môi trường sinh trưởng và phát triển cho cây do thời gian làm đất chậu hết dinh dưỡng dần. Đặc biệt là với dòng cây cho hoa năng suất như cây mai.
Do tưới nước nhiễm phèn cho cây mai
Biểu hiện cây mai bị úng nước do nguồn nước tưới nhiễm phèn cũng tương tự như 2 nguyên nhân trên. Trường hợp này thường xảy ra vào mùa khô, nguồn nước tưới không ổn định nên người trồng mai vườn có xu hướng lấy nước sông tưới cho cây dẫn đến tình trạng úng nước, cháy lá, nấm hồng.
Cây mai bị úng nước do tưới nước nhiều
Tưới nước cho cây mai cũng là một kỹ thuật canh tác mà người mới chơi mai thường không để ý. Vào mùa khô, bà con nên tưới 2 lần/tuần, tưới càng đẫm nước càng tốt giúp đất giữ ẩm tối đa. Ngược lại vào mùa mưa, không cần tưới nước nếu lượng mưa cao, bà con cần chú ý phá váng để đất có thể thở oxy.
Trường hợp trồng mai trong chậu cần siêng tưới nước hơn, chia ra thành 2 đợt tưới. Đợt đầu tiên chỉ tưới sơ để nước thấm dần toàn bộ đất, sau đó mới tưới lần tiếp theo. Nếu thấy tưới nhiều mà dưới đáy chậu không có dấu hiệu thoát nước như bình thường cần tiến hành kiểm tra chất trồng ngay, có thể cây mai đã bị úng nước giai đoạn đầu.
Lựa chọn đất trồng mai thoát nước tốt
Khác với dòng cây ăn quả, cây nông nghiệp, rau màu, v.v cần hàm lượng đạm cao, dòng cây kiểng như cây mai yêu cầu chất trồng có độ thoáng khí, tơi xốp, thoát nước tốt và giữ dinh dưỡng hiệu quả. Vì thế cơ cấu trộn chất trồng không cần đất quá nhiều, từ 50% trở xuống là phù hợp tránh cây mai bị úng nước.
Đối với thành phần chính là đất, bà con có thể sử dụng đất cát, đất pha trộn, cát. Các vật liệu tạo sự thông thoáng, tơi xốp như tro than, trấu sống, rơm rạ phải được xử lý sạch trước khi đem trộn để hạn chế tối đa mầm bệnh tiềm ẩn.
Bà con có thể mua các bao đất trồng mai trộn sẵn tại các cửa hàng cây cảnh uy tín để tiết kiệm thời gian làm đất.
Cây mai bị úng nước gây ra tác hại thế nào?
Trường hợp nhẹ cây mai chỉ bị hư hại bộ lá, xử lý đúng cách kết hợp phun thuốc kích rễ, phân bón lá giúp cây hồi phục nhanh chóng, bộ lá mới ra sinh trưởng mạnh, không có dấu hiệu cháy lá.
Ngược lại, nếu cây mai của bà con bị úng nước thời gian dài và không được điều trị, cây sẽ có các biểu hiện như chết cành, rụng hoa, cháy lá, nấm lá, thân ốm yếu do lông hút thối hư không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng đến nuôi cây.
Từ úng nước chuyển sang tình trạng thối rễ, không xử lý kịp thời khả năng chết cây là rất cao.
Hướng dẫn cách cứu cây mai bị úng nước đơn giản chỉ với 6 bước
Bước 1️⃣: Bứng cây mai lên, dùng bao tải lót bên dưới bộ rễ, sau đó dùng dây nilon cột cố định bầu đất với bao tải theo hình mạng nhện.
Bước 2️⃣: Xả sạch bầu đất, cắt bỏ các cành, nhánh bị suy bao gồm lá bệnh; cắt tỉa bộ rễ gọn gàng, loại bỏ phần rễ bị hư thối; xịt rửa thân cây mai phủ rêu với nước sạch. Lúc này có thể gọi đây là phôi mai.
Bước 3️⃣: Ngâm phôi mai với thuốc kích rễ để kích thích bộ rễ mới nhanh ra.
Bước 4️⃣: Chọn chậu vừa tầm của cây để hạn chế nguy cơ cây mai bị úng nước lần nước. Sau đó đưa chất trồng vào khoảng ⅓ chậu rồi mới đặt phôi mai, lấp hết chất trồng còn lại, ấn nhẹ để giữ cây mai đứng vững.
Bước 5️⃣: Tưới đẫm nước và bổ sung thêm chất trồng nếu cần. Sau đó mới tưới thuốc kích rễ mai thêm một lần nữa.
Bước 6️⃣: Dùng bao nilon trùm kín cây mai và quanh chậu để tránh tình trạng thoát hơi nước, đồng thời bảo vệ phôi mai do cây đang suy.
Nếu cây mai bị úng nước nhẹ, bà con cần ngưng tưới để đất có thời gian tiêu thoát nước. Dùng cây đâm thẳng vào đất trồng tạo lỗ giúp oxy di chuyển dễ dàng vào đất. Một cách khác là đục bốn lỗ quanh thành dưới của chậu giúp đất nhanh khô.
Phương pháp chăm sóc cây mai phòng ngừa bị úng nước
✅ Đảm bảo cân đối tỷ lệ các thành phần trong chất trồng, ví dụ như: 50% tro trấu – 25% trấu sống – 25% xơ dừa.
✅ Tạo lỗ thoát nước cho chậu trồng mai kết hợp sử dụng lưới nhựa lót ở đáy chậu.
✅ Áp dụng chế độ chăm sóc phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây mai, đối với cây mai phôi, mai ghép chỉ nên tưới vừa đủ do bộ lá chưa phát triển.
✅ Vị trí đặt chậu cung cấp đủ nắng từ 8 – 10 tiếng/ngày cho cây mai.
✅ Thay chất trồng định kỳ (4 – 5 năm/lần), tránh để lâu sẽ gây mủn chất trồng ảnh hưởng khả năng thoát nước của đất.
✅ Trường hợp cây mai dư nước quá nhiều cần phải xử lý cả bộ rễ để tiêu diệt mầm mống nấm bệnh, thay đất, thay chậu mới để hạn chế nguy cơ tái nhiễm.
Thuốc kích rễ Vi HAF giúp cây mai bị úng nước mau phục hồi
Sau khi xử lý các bước cần thiết giúp đất tiêu thoát nước, tiếp theo bà con cần sử dụng thuốc kích rễ cây mai VI HAF để kích thích bộ rễ mới, bộ lá mới ra hiệu quả. Đây là sản phẩm sinh học đến từ Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ được nhiều bà con tin dùng cho vườn cây của mình.
Thành phần thuốc trị úng nước ở cây mai VI HAF
Thuốc kích rễ mai VI HAF dạng bột chứa 15% chất hữu cơ, tổng số vi sinh phân giải xenlulo đạt 2 x 106 CFU/g, kết hợp với các amino axit, axit fulvic, axit humic hỗ trợ cải tạo và nâng cao chất lượng đất trồng mai.
Các chủng vi sinh có lợi trong VI HAF gồm: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Azotobacter spp, Paecilomyces spp, Bacillus spp, Actinomycetes spp, Rhodopseudomonas spp, Saccharomyces cerevisiae, v.v.
Công dụng thuốc trị úng nước ở cây mai VI HAF
🔸 Chất kích thích sinh trưởng sinh học thúc cây mai ra rễ mới, lá mới khoẻ mạnh.
🔸 Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của đất, tạo môi trường cho các vi sinh hữu ích phát triển.
🔸 Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu giúp cây mai phát triển hiệu quả.
🔸 Nâng cao chất lượng đất trồng, giúp đất tiêu thoát nước tốt, ngăn cây mai bị úng nước.
🔸 Hỗ trợ tăng tỷ lệ ra hoa mai, xanh lá, dày lá.
🔸 Phòng chống một số bệnh hại trên cây mai như bệnh thán thư, bệnh thối rễ, tuyến trùng sưng rễ, v.v.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị úng nước ở cây mai VI HAF
Công thức: 500g VI HAF + 400 – 700 lít nước.
Cách tưới: Tưới gốc hoặc phun đều hỗn hợp thuốc cho cây mai.
💠 Bổ sung thêm phân bón lá Vi AMEN để tăng khả năng quang hợp cho lá mai non, ngăn ngừa các bệnh hại liên quan đến lá do côn trùng, nấm bệnh gây ra.
Trên đây là những giải đáp về tình trạng cây mai bị úng nước mà AQ muốn chia sẻ đến quý bà con. Hy vọng đã giúp bà con trồng kinh doanh hay chơi mai tại nhà hiểu hơn về cách chăm sóc hiệu quả, kết hợp phun ngừa bệnh hại trên diện rộng giúp vườn mai khoẻ mạnh, lá xanh dày, ra hoa đúng mùa, mang lại niềm vui khi trồng và chăm sóc cây.