Phòng trị cây lạc bị vàng lá và nguyên nhân do đâu

Phòng trị cây lạc bị vàng lá và nguyên nhân do đâu

28/10/2024

Kích thước chữ

Cây lạc bị vàng lá thường do một số nguyên nhân gây ra như: Virus xâm nhập, sâu bệnh tấn công, đất trồng thiếu dinh dưỡng, cây bị thiếu nhiều vi lượng quan trọng, tưới nhiều nước, môi trường sống,…Bệnh khiến cây bị rụng lá hàng loạt, màu lá không đồng nhất, bị nhăn lại, sức đề kháng dần yếu đi ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây.

Vậy chi tiết nguyên nhân của bệnh là gì, nhận biết qua dấu hiệu nào và cách phòng trừ ra sao? Hãy cùng AQ tìm hiểu bài viết sau để hiểu rõ chi tiết về bệnh, từ đó giúp cây phục hồi và phát triển khỏe mạnh.

Tìm hiểu về cây lạc bị vàng lá

Cách phòng trừ cây lạc bị vàng lá và chi tiết nguyên nhân
Vàng lá ở cây lạc làm giảm khả năng quang hợp, cây khó hấp thụ các chất cần thiết qua lá, từ đó khiến năng suất giảm sút

Cây lạc bị vàng lá là hiện tượng thường gặp trên loại cây này, đặc biệt ở những vùng có khí hậu nóng, trồng độc canh và thường xuyên khô hạn. Bệnh khiến cây bị giảm năng suất, đe dọa đến sự sống. Nhiều nhà vườn xử lý bệnh không kịp có thể khiến toàn vườn đều bị nhiễm và chết hàng loạt gây thiệt hại nghiêm trọng.

Nguyên nhân nào làm cho cây lạc bị vàng lá?

Có nhiều nguyên nhân khiến lá lạc bị vàng, mỗi nguyên nhân đều có cách gây hại khác nhau, có thể tấn công vào bộ rễ, thân hoặc trực tiếp vào lá. Từ đó khiến cây lạc bị vàng lá ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, gây ra hậu quả nặng nề.

Bệnh vàng lá ở cây lạc do virus

Cách phòng trừ cây lạc bị vàng lá và chi tiết nguyên nhân
Tình trạng vàng lá ở cây đậu phộng do virus MYMV gây ra

Nguyên nhân đầu tiên khiến lá lạc bị vàng là do bị nhiễm virus có tên là Mungbean Yellow Mosaic Virus (MYMV). Loại virus này có thể đã xâm nhập vào cây ngay từ khi còn nhỏ, khi lớn lên mới phát bệnh hoặc già hơn mới phát bệnh.

Chúng xâm nhập vào cây là do một số côn trùng hút chích lây lan kết hợp với điều kiện thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài càng giúp mầm bệnh phát triển nhanh chóng. Từ đó khiến lá bị biến dạng, nhăn nhó, màu lá không đồng đều và từ từ khiến lá bị vàng.

Bệnh vàng lá ở cây lạc do thiếu dinh dưỡng

Cách phòng trừ cây lạc bị vàng lá và chi tiết nguyên nhân
Cây bị thiếu hụt dinh dưỡng, các chất vi lượng như: Kali, kẽm, Boron,…sẽ gây ra tình trạng vàng lá

Yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây, nếu thiếu đi một số chất cần thiết đặc biệt là các yếu tố vi lượng sẽ khiến cây bị thiếu hụt dinh dưỡng, lá bị vàng, cây xơ xác, còi cọc.

Cây có thể bị vàng lá do thiếu các vi lượng như sau:

🔶Thiếu mangan: Tình trạng này làm lá bị vàng từ phần cuống đến chóp, xung quanh tĩnh mạch lá vẫn giữ màu xanh không bị vàng.

🔶Thiếu kali: Đỉnh lá bắt đầu chuyển màu sang vàng nâu, cuống lá không giữ màu sắc đặc trưng, lẽ dễ bị rụng dần.

🔶Thiếu kẽm: Gân giữ nguyên màu xanh, phần thịt lá chuyển sang màu vàng, kích thước nhỏ, mọc thẳng, cành non dễ bị chết, làm giảm chất lượng của củ lạc.

🔶Thiếu boron: Xuất hiện các vết đốm vàng bị cháy, phần bìa lá có thêm những đốm nâu mọc xung quanh.

🔶Thiếu molypden: Xuất hiện nhiều mảng vàng lớn, sau đó phát triển và khiến toàn bộ lá đều vàng.

Bệnh vàng là ở cây lạc do tưới nhiều nước

Tình trạng vàng lá cũng là do bà con cung cấp quá nhiều nước tưới cho cây, khiến cây bị dư thừa nước, đất trồng ứ đọng nước, thiếu oxy từ đó làm cây bị vàng lá hoặc có thể bộ rễ bị úng thối đe dọa đến sự sống.

Bệnh vàng lá ở cây lạc do thiếu ánh sáng

Một trong những yếu tố quan trọng giúp cây phát triển xanh tốt, lá được quang hợp đó là cung cấp nguồn ánh sáng cho cây.

Tình trạng thiếu ánh nắng mặt trời, bà con trồng ở nơi khuất ánh sáng sẽ khiến lá bị vàng và héo rụng dần.

Bệnh vàng lá ở cây lạc do đất gặp vấn đề

Đất trồng là môi trường giúp cho cây thực hiện mọi giai đoạn phát triển, chính vì vậy tình trạng vàng lá nguyên nhân cũng là do đất trồng đang gặp vấn đề, bà con cần phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

🔶Độ kiềm trong đất cao: Đất trồng có độ kiềm cao sẽ khiến lá dễ bị vàng và rụng, hiện tượng xảy ra khi bà con chuyển cây sang chậu hoặc khu đất trồng mới có độ kiềm không hợp với cây.

🔶Đất khó thoát nước: Cấu trúc đất không tơi xốp, đất sét nhiều, bị cứng, thoái hóa từ đó làm đất bị ứ đọng nước, rễ cây bị thối và lá vàng rụng.

Bệnh vàng lá ở cây lạc do sâu bệnh

Một số loài côn trùng, sâu gây hại gây hại trên cây, để lại những vết đốm nhỏ trên mặt lá, bị hút nhựa, từ đó khiến cây bị thiếu hụt dinh dưỡng và khiến lá bị vàng đi.

Dấu hiệu ban đầu của cây lạc bị vàng lá

Nhận biết một số dấu hiệu ban đầu cho thấy cây lạc bị vàng lá thông qua một số triệu chứng như sau:

🔶Màu lá trở nên nhạt hơn, không còn giữ được màu xanh đặc trưng của lá.

🔶Xuất hiện trên mặt lá nhiều vết đốm li ti màu vàng, nâu hoặc xám.

🔶Lá có hiện tượng biến dạng, co xoăn, bị cong từ phần rìa lá.

🔶Thân sờ vào thấy mềm. màu sắc đậm màu hơn, bới nhẹ đất trồng, bộ rễ có thể thấy bị chuyển sang màu nâu, có hiện tượng bị úng thối.

🔶Cây phát triển không bình thường, chậm lớn, ít ra chồi non, lá trên cây dần bị rụng dần.

Cây lạc bị vàng lá gây ra ảnh hưởng như thế nào?

Cây lạc bị vàng lá gây ra những hậu quả như sau:

▶️Lá bị mất màu xanh đặc trưng, dễ bị rụng sớm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, trao đổi và hấp thụ một số chất quan trọng để sinh trưởng, phát triển.

▶️Vàng lá khiến sức đề kháng của cây bị tụt giảm, cây trở lên còi cọc, nhạy cảm, dễ mắc các bệnh cây trồng khác, tạo điều kiện cho nấm khuẩn, côn trùng xâm nhập.

▶️Chất lượng giảm sút, không đạt sản lượng hoặc có thể mất trắng mùa vụ nếu tình trạng bệnh trở nên khó kiểm soát, không thể chữa trị.

▶️Tốc độ lây lan nhanh có thể khiến toàn bộ vườn trồng đặc biệt là những vườn trồng độc canh đậu phộng bị nhiễm bệnh.

Hướng dẫn cách phòng trị cây lạc bị vàng lá đơn giãn hiệu quả cao

Để phòng trừ cây lạc bị vàng lá bà con áp dụng một số biện pháp điều trị và phòng ngừa như sau:

✅ Vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom và tiêu hủy cỏ dại, tàn dư thực vật từ vụ mùa trước, rải vôi khử khuẩn, cày xới, xử lý đất trồng trước khi tiến hành gieo trồng.

✅ Lựa chọn giống lạc đạt tiêu chuẩn, không lép, không nhiễm bất kỳ loại bệnh nào, nên chọn những hạt mẩy, to có tỷ lệ nảy mầm cao.

✅ Không nên trồng độc canh bà con nên trồng xen xanh hoặc luân canh để tránh mầm bệnh có cơ hội xâm nhập và khiến cây bị vàng lá toàn vườn. Việc làm cũng giúp đảm bảo năng suất cũng như chất lượng của củ lạc.

✅ Nên chọn những khu vực trồng cung cấp đủ nguồn ánh sáng cần thiết cho cây phát triển, tránh trồng ở như khu khuất ánh sáng sẽ làm cây khó quang hợp dẫn đến vàng lá.

✅ Tưới đủ nước cho cây, không nên tưới quá nhiều cho cây trong một ngày, chỉ nên tưới ngày 2 lần, sáng sớm và chiều tối, kết hợp theo dõi thời tiết để điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp.

✅ Bón đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, tránh làm cây bị thiếu hay thừa quá nhiều phân bón, nên bón các loại phân hữu cơ như: Phân chuồng đã ủ hoai mục, phân vi sinh, phân vỏ trấu đã ủ hoai mục,..

✅ Phòng trừ bệnh vàng lá do sâu bệnh tấn công, bà con nên sử dụng các loại sản phẩm phun phòng được các chuyên gia khuyên dùng, có tác dụng điều trị an toàn không gây độc hại, bà con có thể sử dụng sản phẩm Mebe Pa, có khả năng xử lý sâu bệnh hiệu quả.

Thuốc phòng trị cây lạc bị vàng lá Be Green

Cách phòng trừ cây lạc bị vàng lá và chi tiết nguyên nhân
Sử dụng thuốc sinh học Be Green để điều trị bệnh vàng lá trên cây lạc, hiệu quả nhanh và an toàn

Sản phẩm sinh học chuyên điều trị cây lạc bị vàng lá được nhiều nhà tin tưởng sử dụng và mang lại hiệu quả tốt đó là Be Green. Thuốc có tác dụng phục hồi lá bị vàng, phòng trừ các ảnh hưởng khiến bộ rễ của cây bị hư hỏng, không chỉ vậy thuốc còn giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện chất lượng nông sản.

Thành phần thuốc trị vàng lá cây lạc Be Green

Thành phần chính thuốc Be Green trị vàng lá cây lạc là: Chaetomium cupreum 1.5×106 CFU/g bột.

Được điều chế, sản xuất từ hơn 25 chủng nấm (Trichoderma spp, Paecilomyces sp, Chaetomium spp), các vi sinh phân giải (lân, kali,…), amino axit, chất hữu cơ lên men cô đặc và axit fluvic.

Công dụng thuốc trị vàng lá cây lạc Be Green

✅ Phục hồi cây lạc bị vàng lá, kích cho ra rễ mới, bảo vệ bộ rễ tránh khỏi những tác nhân gây hại

✅ Phòng trừ cac

✅ Đảm bảo chất lượng, nâng cao năng suất, cải thiện sức đề kháng cho cây.

Hướng dẫn cách dùng thuốc trị vàng lá cây lạc Be Green

Phun trị cây lạc bị vàng lá: 50g/ 40 – 80 lít nước phun tưới trực tiếp vùng đất dưới tán cây, cách 5-10 ngày/lần sau đó sử dụng như phòng bệnh..

Phun phòng cây lạc bị vàng lá: Hòa 25g/ 20 – 40 lít nước, tưới định kỳ 3-4 lần/vụ…

Trên đây là những nội dung về cây lạc bị vàng lá đã nêu rõ từng nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và đưa ra các biện pháp phòng trừ phù hợp. Qua bài viết, AQ hy vọng quý bà con có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích để giúp chăm sóc vườn lạc luôn phát triển tốt và đạt năng suất như mong muốn.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-10%
Công dụng: Phòng trừ các loại nấm bệnh hại thối rễ, lở cổ rễ. Phục hồi cây bị vàng lá…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *