Cách phòng trị cây hồng môn bị cháy lá và Nguyên nhân do đâu
Kích thước chữ
Cây hồng môn bị cháy lá nguyên nhân là do đâu, dấu hiệu ban đầu ra sao và phòng trị như thế nào? Trong bài viết dưới đây AQ xin chia sẽ đến với bà con nhưng thống tin liên quan đến bệnh cháy lá ở cây hồng môn, cũng như cách phòng ngừa và xử lý bệnh ở cây.
Tìm hiểu về cây hồng môn bị cháy lá
Cây hồng môn có tên khoa học là Anthurium Andraeanum, nằm trong họ Araceae, có nguồn gốc đến từ Colombia và Ecuador. Cây còn có nhiều loại tên gọi khác như: cây buồm đỏ, cây vĩ hoa tròn,…
Cây hồng môn được rất nhiều bà con trồng và chăm sóc bởi mang đến nhiều ý nghĩa về sự may mắn, thành lộc, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ.
Được đánh giá là một loại cây dễ trồng, nhưng cây hồng môn sẽ dễ bị cháy lá nếu không được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến cây hồng môn cháy lá cũng như cách khắc phục hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến cây hồng môn bị cháy lá
Theo nhiều nghiên cứu thì có khoảng 90% nguyên nhân khiến bệnh cháy lá cây hồng môn xuất hiện là do nắng nóng và ánh sáng mặt trời chiếu vào cây trong thời gian dài.
10% nguyên nhân còn lại đến từ đất trồng xấu, đất quá khô hoặc quá chặt khiến cây hồng môn không thể hút nước và các dưỡng chất được.
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa cây hồng môn bị cháy lá
✅ Cần lựa chọn loại đất trồng phù hợp, đất tơi xốp, thoáng khí, giàu chất dinh dưỡng,… để thúc đẩy sự phát triển của chồi mới được tốt hơn, tránh để cây gặp phải tình trạng cháy lá.
✅ Bà con cũng có thể trộn thêm một ít than bùn và đất cát để cây thoát nước được tốt hơn.
✅ Tránh tưới nước thường xuyên cho cây, có thể sử dụng bình phun cho lá cây khi không khí xung quanh bị hanh khô.
✅ Đặt cây ở những nơi có ánh sáng phù hợp, có ánh nắng nhẹ để cây hồng môn có sức sống khỏe mạnh hơn.
✅ Duy trì nhiệt độ phù hợp ở nơi trồng cây hồng môn từ 20 độ C. Nếu nhiệt độ trên 30 độ C thì cần chú ý che chắn, làm mát, để tránh làm cây chết.
✅ Cần cắt tỉa cây hồng môn đúng cách, loại bỏ bớt những cành xấu, cành hư hỏng đi, để có khoảng không gian phù hợp cho chồi mới phát triển.
✅ Sử dụng các sản phẩm sinh học để phòng ngừa các loại nấm bệnh tấn công trên cây hồng môn.
Thuốc phòng trị cây hồng môn bị cháy lá Antafungal
Antafungal là sản phẩm sinh học được kỹ sư nông nghiệp tại Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ điều chế ra nhằm hỗ trợ bà con xử lý dứt điểm nấm gây bệnh cháy lá cây hồng môn. Sản phẩm được sản xuất ra với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp với hệ thống thiết bị hiện đại. Để hiểu rõ hơn về Antafungal quý bà con hãy theo dõi những nội dung dưới đây nhé:
Thành phần của thuốc trị bệnh cháy lá cây hồng môn Antafungal
Trong mỗi gam bột thuốc Antafungal có chứa 10^7 CFU/g (Chaetomium spp, Trichoderma spp, Paecilomyces sp và các chủng vi khuẩn lên men hỗ trợ cải tạo đất, các loại Humic, Fluvic, và rất nhiều vi lượng ở dạng EDTA…)
Công dụng của thuốc trị bệnh cháy lá cây hồng môn Antafungal
✅ Xử lý, phòng trừ dứt điểm bệnh cháy lá ở cây hồng môn và các loại nấm bệnh khác như: héo lá, vàng lá, phấn trắng, sương mai,…
✅ Được sáng chế ra với các vi sinh hữu cơ nên có tác dụng rất tốt trong việc xử lý bệnh hại mà không làm ảnh hưởng đến môi trường và người sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh cháy lá cây hồng môn Antafungal
✅ Để xử lý bệnh cháy lá ở cây hồng môn bà con cần dùng 250g Antafungal hòa tan với 200 lít nước, tiến hành phun và tưới kỹ trên tán cây và dưới gốc, mỗi lần phun cách nhau khoảng 5-10 ngày/lần.
✅ Còn để phòng bệnh thì sử dụng 250g Antafungal pha với 400 lít nước, cần sử dụng thuốc khoảng 2-3 lần/vụ.
✅ Nếu sử dụng còn dư sản phẩm thì bà con cần cột chặt miệng túi, để ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng của mặt trời và những nơi ẩm ướt.
Trên đây là những thông tin về tình trạng cây hồng môn bị cháy lá và các biện pháp khắc phục hiệu quả. Chúng tôi hy vọng rằng bà con sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và quản lý các loại bệnh hại xuất hiện trên cây hồng môn.