Cách cứu cây hoa giấy bị úng nước và Nguyên nhân, dấu hiệu

Cách cứu cây hoa giấy bị úng nước và Nguyên nhân, dấu hiệu

30/09/2024

Kích thước chữ

Cây hoa giấy bị úng nước lâu ngày có còn cứu được hay không? câu trả lời sẽ có trong bài viết ngày hôm nay, mời quý bà con cùng theo chân AQ để tìm hiểu những cách thức xử lý khi gặp phải tình trạng úng nước ở cây hoa giấy nhé.

Tìm hiểu về cây hoa giấy bị úng nước

Cây hoa giấy bị úng nước: Dấu hiệu và cách cứu cây
Khi bị úng nước thì cây hoa giấy không thể sinh trưởng và phát triển được, khả năng ra hoa kém

Hoa giấy là loại cây cành được nhiều người chơi cảnh yêu thích với nhiều màu sắc rực rỡ, dễ trồng, dễ chăm sóc. Nhiều hộ gia đình thường trồng hoa giấy ở tường rào, cổng, hoặc trồng trong chậu để làm điểm nhấn cho ngôi nhà.

Cũng giống như nhiều loại cây khác, nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng thì rất dễ mắc phải một số loại bệnh hại. Trong đó, hiện tượng cây hoa giấy úng nước được nhiều người gặp nhất.

Úng nước ở cây hoa giấy cần được phát hiện kịp thời và xử lý nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây và khả năng ra hoa.

Cây hoa giấy bị úng nước nguyên nhân do đâu

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng cây hoa giấy bị úng nước. Nguyên nhân phổ biến nhất bắt đầu từ việc khả năng thoát nước kém, tưới nước nhiều, mưa lớn diễn ra thường xuyên. Cụ thể hơn, dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng úng nước ở cây hoa giấy:

  • Do đất trồng bị thiếu oxy, làm hạn chế quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng hay hoạt được trao đổi khí cũng bị cản trở.
  • Do bà con cung cấp lượng nước tưới quá mức so với nhu cầu của cây, việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi sinh có hại phát triển, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cây trồng.
  • Do đất trồng có khả năng thoát nước kém, dẫn đến hiện tượng muối tích tụ bên trong đất, gây hại đến bộ rễ của cây hoa giấy.

Dấu hiệu nhận biết cây hoa giấy bị úng nước

  • Trên thân cây hoa giấy xuất hiện nhiều mảng màu nâu, cây gần như không thể sinh trưởng và phát triển như bình thường được.
  • Các cành lá, thân của cây hoa giấy sẽ bị suy yếu và héo úa nếu, không phát hiện kịp thời thì cây sẽ chết.
  • Xuất hiện những mùi hôi thối và cây bị rêu mốc. Rêu móc bám trên thân cây thành những cụm nhỏ, có màu trắng hoặc xanh lục.
  • Lá cây hoa giấy chuyển dần sang màu xanh nhạt và xuất hiện những đốm vàng nhỏ dày dặc khắp mặt lá.
  • Chồi non chậm phát triển và chuyển sàn màu nâu, lá cũng bắt đầu xuất hiện tình trạng khô cháy mép lá.

Hướng dẫn cách cứu cây hoa giấy bị úng nước mau hồi phục

Cây hoa giấy bị úng nước: Dấu hiệu và cách cứu cây
Các biện pháp xử lý cây hoa giấy khi bị úng nước, được nhiều bà con áp dụng và đạt hiệu quả tốt

Khi phát hiện những dấu hiệu hoa giấy bị úng nước thì bà con cần đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời, nếu lâu thì cây hoa giấy sẽ bị suy yếu và nhanh chết. Dưới đây là các bước của cách cứu hoa giấy bị úng nước mà bà con có thể tham khảo:

Bước 1: Khi cây hoa giấy bị úng nước thì việc đầu tiên mà bà con cần thực hiện đó là ngừng việc tưới nước ngay lập tức. Và tiến hành di chuyển cây hoa giấy vào những nơi có bóng mát.

Bước 2: Dùng dụng cụ làm vườn gõ nhẹ vào xung quanh thành chậu để lấy cây hoa giấy ra khỏi chậu (tránh việc làm tổn thương đến bộ rễ), đồng thời phủi sạch đất còn sót lại trên rễ.

Bước 3: Cần cắt bỏ bớt những đoạn rễ đã bị hư hỏng, chỉ cần giữ lại phần rễ còn rắn chắc và trắng khỏe. Và bà con cũng cần tỉa bớt ngọn cây, loại bỏ bớt lá và cành để tập trung chất dinh dưỡng cho cây hoa giấy.

Bước 4: Tiến hành thay đất mới vào chậu trồng (tuyệt đối không dùng lại đất cũ), cần lựa chọn những loại đất có độ tơi xốp và thông thoáng. Chậu trồng cần có nhiều lỗ thoát nước để khả năng thoát nước được tốt hơn.

Bước 5: Thực hiện trồng lại cây hoa giấy, cần nhẹ nhàng đặt cây vào chậu trồng đã chuẩn bị sẵn, lấp đất kín xung quanh và nén nhẹ đất để cây được đứng vững. Sau khi bề mặt đất bên trên đã khô thì bắt đầu tưới một ít nước cho cây.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa cây hoa giấy bị úng nước

✅ Sử dụng những chậu trồng có kích thước phù hợp, dưới đáy có lỗ thoát nước.

✅ Chọn những loại đất trồng có độ tơi xốp và thông thoáng, trộn thêm các nguyên liệu như trấu hun, xơ dừa để tăng độ thông thoáng cho đất.

✅ Khi mới mua cây về hoặc cây hoa giấy đang bị úng nước thì không nên bón phân.

✅ Cần cắt tỉa cành lá già, lá bị sâu bệnh tấn công, những cành mọc chen chúc để tạo độ thông thoáng cho cây.

✅ Tưới nước với lượng vừa đủ, tránh tưới nhiều, chỉ tưới nước khi lớp đất mặt trên đã khô. Vào mùa mưa, bà con cần hạn chế tưới nước cho cây.

✅ Đặt chậu cây hoa giấy ở những nơi có đầy đủ ánh sáng, tránh những nơi có ánh nắng gay gắt.

✅ Nếu đặt cây trong góc nhà, những nơi khuất nắng thì cần phơi nắng cho cây ít nhất 6 tiếng/ngày.

✅ Thường xuyên kiểm tra cây trồng để kịp thời phát hiện ra dấu hiệu bị ngập úng và có cách xử lý hiệu quả.

Be Green – Thuốc sinh học xử lý hiệu quả cây hoa giấy bị úng nước

Cây hoa giấy bị úng nước: Dấu hiệu và cách cứu cây
Xử lý tình trạng cây hoa giấy úng nước bằng chế phẩm sinh học Be Green

Để tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả thì nhiều bà con đã lựa chọn sử dụng Be Green để giải quyết dứt điểm tình trạng úng nước ở cây hoa giấy. Vậy trong Be Green có gì mà mang lại hiệu quả tốt như thế, cách thức sử dụng ra sao mời quý bà con tiếp theo dõi thông tin dưới đây nhé.

Thành phần của thuốc trị úng nước ở cây hoa giấy Be Green

Chế phẩm sinh học Be Green được điều chế ra với thành phần chính là:

✅ Chaetomium cupreum 1.5×10^6 CFU/g bột.

✅ Tổ hợp của hơn 25 chủng Chaetomium spp, Trichoderma spp, Paecilomyces sp và vi sinh vật phân giải lân, kali.

✅ Các chất dinh dưỡng hữu cơ lên men cô đặc, cùng nhiều loại amino axit và axit fluvic.

Công dụng của thuốc trị úng nước ở cây hoa giấy Be Green

✅ Xử lý dứt điểm tình trạng úng nước ở cây hoa giấy.

✅ Hỗ trợ cải tạo, phục hồi bộ rễ cây hoa giấy sau thời gian bị ngập úng, nấm bệnh tấn công.

✅ Kích thích quá trình mọc rễ mới và bảo vệ bộ rễ khỏi những tác nhân gây hại.

✅ Bổ sung các dưỡng chất cần thiết trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nâng cao hiệu quả dùng phân bón.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị úng nước ở cây hoa giấy Be Green

✅ Sử dụng 50g Be Green pha đều với 40 – 80 lít nước (tùy vào số lượng cây bị úng nước nhiều hay ít mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp).

✅ Thực hiện tưới trực tiếp vào gốc cây hoa giấy với liều lượng từ 5 – 10 ngày/lần để có tác dụng tốt nhất.

✅ Nếu tình trạng ngập úng đã diễn ra quá lâu và đất trồng cũng bị ảnh hưởng thì bà con cần kết hợp phun với Bio Soil để tạo độ thông thoáng, tơi xốp của đất và cân bằng độ pH.

Bài viết trên là những chia sẻ của kỹ sư AQ về dấu hiệu cũng như cách xử lý hiệu quả tình trạng cây hoa giấy bị úng nước. Hy vọng quý bà con sẽ có thêm thật nhiều thông hữu ích về cách chăm sóc và nuôi dưỡng cây hoa giấy được khỏe mạnh, hoa nở rực rỡ nhé.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-10%
Công dụng: Phòng trừ các loại nấm bệnh hại thối rễ, lở cổ rễ. Phục hồi cây bị vàng lá…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-8%
Công dụng: 🔹 Tăng độ pH cho đất sau 5-7 ngày tưới, cải thiện độ phì nhiêu, cho đất tơi…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *