Phòng trị cây cóc bị vàng lá hiệu quả và Nguyên nhân do đâu

Phòng trị cây cóc bị vàng lá hiệu quả và Nguyên nhân do đâu

04/10/2024

Kích thước chữ

Cây cóc bị vàng lá khiến cho nhiều bà con, nhà vườn đang trồng loại cây này phải lo lắng, vì không rõ nguyên nhân cụ thể và dù đã phòng trừ mà cây vẫn bị tái nhiễm. Bệnh vàng lá cóc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: khí hậu, điều kiện canh tác, bị nấm bệnh, côn trùng tấn công,…

Trong bài viết này, kỹ sư AQ sẽ giúp bà con nhận diễn rõ các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng trừ dứt điểm tình trạng cây cóc thái vàng lá, mời quý bà con cùng đón đọc nhé!

Tìm hiểu về tình trạng cây cóc bị vàng lá

Cây cóc bị vàng lá do đâu và Cách phòng trừ dứt điểm
Vàng lá trên cây cóc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cóc

Cây cóc có tên khoa học là Spondias mombin L, thuộc họ thực vật Anacardiaceae, là loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc đến từ Đông Nam Á, Nam Á.

Ở nước ta, cây cóc được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là vùng Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Cây cóc được nhiều người ưa chuộng bởi không chỉ lấy quả mà còn có nhiều công dụng trong dược liệu.

Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, nhiều bà con đã gặp phải tình trạng vàng lá ở cây cóc, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển và năng suất thu hoạch.

Tình trạng này xuất hiện không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của cây mà còn là dấu hiệu cho biết cây cóc đàn gặp vấn đề về sức khỏe.

Nguyên nhân làm cho cây cóc bị vàng lá

Bệnh vàng lá ở cây cóc là do nhiều nguyên nhân dẫn đến, có thể do yếu tố nấm khuẩn gây bệnh, sâu và côn trùng tấn công, điều kiện thời tiết bất thường, cây bị thiếu dinh dưỡng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn tình trạng cây bị vàng lá.

Bệnh vàng lá ở cây cóc do nấm bệnh, tuyến trùng rễ tấn công 

Một tác nhân chính khiến cây cóc bị vàng lá đó là do nấm bệnh, tuyến trùng rễ, côn trùng tấn công:

  • Vàng lá thối rễ là một loại bệnh hại phổ biến trên cây trồng, bệnh xuất hiện nhiều vào giữa mùa mùa, cuối mùa mưa và đầu mùa nắng. Khi bị nấm bệnh xâm nhập thì đất trồng trở nên chai cứng, nén chặt khiến bộ rễ cây bị thối và sau đó là vàng lá.
  • Tuyến trùng rễ khi tấn công sẽ làm tắc nghẽn mạch dẫn của rễ, cản trở quá trình hút nước và các dưỡng chất khiến lá cây bị vàng và héo úa.

Bệnh vàng lá ở cây cóc do thiếu dinh dưỡng

Khi cây cóc bị thiếu các chất dinh dưỡng như: đạm, lân, các đa, trung và vi lượng, thì lá cây sẽ chuyển sang màu vàng, bị biến dạng, teo nhỏ và rụng hàng loạt.

Bệnh vàng lá ở cây cóc do bị ngộ độc

  • Khi bón phân, bà con bón quá liều lượng hoặc bón không cân đối giữa các chất thì sẽ khiến cho cây bị ngộ độc hữu cơ.
  • Tình trạng ngộ độc sẽ khiến cho cây bị vàng lá, cháy lá, cây phát triển kém.

Bệnh vàng lá ở cây cóc do đất canh tác bị thoái hóa

  • Đất canh tác bị thoái hóa, cằn cỗi do quá trình canh tác lâu dài mà không được bón phân bổ sung, dẫn đến cây trồng không có đủ dinh dưỡng.
  • Đất có độ pH không phù hợp, hoặc bị ô nhiễm kim loại nặng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cây, làm lá vàng và cây suy yếu.

Bệnh vàng lá ở cây cóc do tưới nước không hợp lý 

  • Khi cây cóc bị thiếu nước hoặc thừa nước đều có thể gây ra tình trạng vàng lá. Nếu thiếu nước thì lá cây sẽ héo rũ và vàng, nếu tưới nhiều nước thì rễ cây dễ bị úng, không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng, lâu dài dẫn đến vàng lá.
  • Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi đột ngột như: nắng gắt, mưa kéo dài nhiều ngày,… cũng sẽ khiến cây bị stress, dẫn đến vàng lá.

Dấu hiệu ban đầu của cây cóc bị vàng lá

Khi cây cóc bị vàng lá, thì có một số dấu hiệu nhận biết ban đầu như sau: 

  • Lá cây cóc ngả sang màu vàng nhạt hoặc màu vàng đậm, chuyển dần từ phần ngọn, những lá non.
  • Lá cây có biểu hiện cuộn lại, héo rũ, kém sức sống. Lúc này, cây cóc bị còi cọc, phát triển kém, khi quan sát có thể thấy rễ cây bị thối.

Tác hại khi không sớm xử lý tình trạng cây cóc bị vàng lá

Phòng trị cây cóc bị vàng lá hiệu quả và Nguyên nhân do đâu
Không sớm xử lý tình trạng vàng lá cóc để bệnh trở nặng sẽ làm cho cây bị suy yếu, rụng hoa, quả và chết dần

Cây bị suy yếu: Lá cóc bị vàng gây giam khả năng quang hợp dẫn đến chậm phát triển, làm cho cây còi cọc, suy yếu.

Trái ra kém chất lượng và mật độ ít: Khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây kém, trái đậu trên cành nhỏ, ít ngọt và kém chất lượng.

Rụng lá và hoa sớm: Bệnh vàng lá trên cây cóc tiến triển nặng hơn sẽ làm cho lá và hoa rụng, làm giảm khả năng ra trái hoặc bị rụng trái non.

Lây lan nhanh chóng: Nếu cây cóc bị vàng lá do nấm, vi khuẩn hoặc sâu bệnh tấn công thì tình trạng này sẽ lây lan rất nhanh từ cây này sang cây khác trong vườn. Nghiêm trọng hơn là cả vườn có thể bị ảnh hưởng, gây thiệt hại nặng về kinh tế.

Tốn nhiều chi phí để phòng trị: Khi không sớm xử lý bệnh vàng lá ở cây cóc, để bệnh tiếng triển trở năng, sẽ khiến cho việc điều trị ngày càng trở nên khó khăn hơn và tốn kém nhiều hơn.

Nguy cơ chết cây: Cây cóc bị suy kiệt hoàn toàn nếu để tình trạng vàng lá ở cây kéo dài mà không sớm xử lý. Cây cóc vàng lá do nguyên nhân từ bộ rễ bị nhiễm nấm khuẩn gây hại, để lâu cây có thể chết hoàn toàn do mất khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ bộ rễ.

Hướng dẫn cách phòng trị cây cóc bị vàng lá đơn giãn, hiệu quả

Cây cóc bị vàng lá do đâu và Cách phòng trừ dứt điểm
Tổng hợp các kỹ thuật canh tác giúp phòng ngừa bệnh vàng lá trên cây cóc

➡️ Chọn những giống cây cóc khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt để chống chịu trước nấm bệnh, côn trùng và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

➡️ Trước khi trồng cây thì bà con cần cải tạo, xử lý đất trồng kỹ, bổ sung các chất hữu cơ, phân bón hữu cơ, vi sinh,… để đảm bảo cây có đủ các dưỡng chất để phát triển.

➡️ Tưới nước cho cây đúng thời điểm và liều lượng nước phù hợp. Không nên tưới nước quá nhiều, có thể cây ngập úng và thối rễ và cũng không nên để cây thiếu nước trong thời gian dài. Tùy vào khí hậu và từng giai đoạn phát triển của cây mà bà con có thể điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp.

➡️ Cây cóc cần được bón phân định kỳ, bà con nên ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ, phân bón trung vi lượng để bón cho cây. Đặc biệt, vào giai đoạn ra hoa đậu quả cần xem xét và tăng liều lượng phân bón để cây cóc phát triển tốt hơn.

➡️ Cần thường xuyên kiểm tra để kiểm soát sâu bệnh, cần sử dụng các sản phẩm sinh học để tiêu diệt chúng mà không gây hại đến cây trồng và đất đai.

➡️ Thực hiện vệ sinh vườn trồng kỹ lưỡng, loại bỏ cỏ dại, bụi rậm xung quanh để giảm thiểu được sự lây lan của nấm bệnh.

Thuốc phòng trị cây cóc bị vàng lá hiệu quả, an toàn cho cây

Cây cóc bị vàng lá do đâu và Cách phòng trừ dứt điểm
Bộ 3 sản phẩm Padave Cha, Be Green và Bio Soil được nhiều bà con sử dụng để trị dứt điểm tình trạng vàng lá trên cây cóc

Khi xuất hiện tình trạng cây cóc thái bị vàng lá thì bà con cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phù hợp, đạt hiệu quả cao. Dưới đây, AQ gợi ý đến bà con các chế phẩm sinh học giúp xử lý nhanh chóng bệnh vàng lá cóc:

Padave Cha phòng trị tuyến trùng rễ gây vàng lá cây cóc

✅ Khi cây cóc bị tuyến trùng tấn công thì bên cạnh những biện pháp canh tác như đào xới nhẹ, cắt tỉa cành,… thì bà con cần kết hợp sử dụng sản phẩm Padave Cha để xử lý dứt điểm nhé.

✅ Padave Cha có thành phần chính là: Trichoderma spp: 1×106CFU/g, chất hữu cơ: 15%, Độ ẩm: 30%; pHH2O: 5.

✅ Có công dụng vượt trội trong việc ức chế, tiêu diệt tận gốc các loại tuyến trùng nội sinh, ngoại sinh; ngăn chặn chúng sinh sôi và phát triển. Kích thích cây ra rễ mới, nâng cao độ pH của đất, phát triển nhiều vi sinh vật có lợi,…

✅ Để trị vàng lá ở cây cóc bà con cần sử dụng 1kg Padave Cha hòa tan với 400 – 800 lít nước, tưới đều ở dưới gốc cây và sử dụng từ 2 – 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Be Green và Bio Soil phòng trị bệnh vàng lá cây cóc do nấm khuẩn gây ra 

✅ Khi cây cóc bị vàng lá thối rễ thì bà con sử dụng bộ đôi Be Green và Bio Soil sẽ giúp xử lý nhanh chóng, cây phục hồi hiệu quả trong thời gian ngắn.

✅ Be Green có thành phần chính là Chaetomium cupreum, nên có công dụng trong việc xử lý triệt để các loại nấm bệnh gây hại đến bộ rễ cây, kích thích cây ra rễ mới nhanh hơn và bảo vệ bộ rễ trước các tác nhân gây hại.

✅ Bio Soil có thành phần chính là Bacillus spp, có công dụng hỗ trợ cải tạo, xử lý đất khỏe mạnh, cân bằng độ pH sau 7 ngày, đất sẽ tơi xốp, màu mỡ và có thêm nguồn vi sinh có lợi kích thích cây phát triển bền vững.

✅ Để trị vàng lá ở cây cóc bà con cần tiến hành hòa lẫn bộ đôi Be Green và Bio Soil với 200 – 300 lít nước, tưới xung quanh gốc cây khoảng 7 – 10 ngày/lần.

Ở bài viết trên, AQ đã chia sẻ đến bà con những nguyên nhân chính cũng như cách phòng trừ cây cóc bị vàng lá có hiệu quả nhanh chóng, an toàn cho vườn trồng. Nếu còn thắc mắc hay có nhu cầu mua các sản phẩm sinh học, bà con vui lòng liên hệ ngay đến AQ để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn và báo giá chính xác nhất nhé!

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Cải tạo đất, kích thích ra rễ mới, phục hồi và bảo vệ bộ rễ giúp rễ phát…
5.00 out of 5
350.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-10%
Công dụng: Phòng trừ các loại nấm bệnh hại thối rễ, lở cổ rễ. Phục hồi cây bị vàng lá…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-8%
Công dụng: 🔹 Tăng độ pH cho đất sau 5-7 ngày tưới, cải thiện độ phì nhiêu, cho đất tơi…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *