Cách cứu cây bị úng nước hiệu quả, Nguyên nhân và Dấu hiệu
Kích thước chữ
Cây bị úng nước là hiện tượng thường gặp của nhiều bà con nhà vườn. Cần phải có biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời bởi khi cây bị ngập úng thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng canh tác. Hãy cùng AQ tìm hiểu rõ hơn về những nguyên nhân và cách xử lý kịp thời để cứu cây khỏi bị ngập úng nhé.
Tìm hiểu về tình trạng cây bị úng nước
Hiện tượng cây trồng bị ngập úng là tình trạng lượng nước mà cây cần đã vượt mức cho phép. Tình trạng này xảy ra khi bà con tưới quá nhiều nước hoặc thời tiết mưa kéo dài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, vào mùa nắng thì hiện tượng này vẫn có thể xảy ra bởi nếu không kịp thoát nước thì rễ cây cũng sẽ bị ngập úng.
Cùng AQ khám phá chi tiết về những nguyên nhân, dấu hiệu và các biện pháp xử lý để cứu cây thoát khỏi tình trạng bị ngập úng trong bài viết hôm nay nhé.
Nguyên nhân nào dẫn đến cây bị úng nước?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cây bị ngập úng đó là:
- Do cây bị thiếu oxy trong đất trồng nên hoạt động trao đổi chất và hấp thụ dinh dưỡng bị cản trở dẫn đến việc úng rễ.
- Do việc tưới quá nhiều nước gây thối rữa tạo điều kiện thuận lợi để nấm bệnh yếm khí và phát triển. Từ đó tạo ra acid hữu cơ, CO2 và một số chất độc hại ảnh hưởng đến cây trồng.
- Do cây được trồng trên loại đất có khả năng thoát nước kém, nước bị ứ đọng lâu ngày, khiến rễ cây bị ngập úng.
Dấu hiệu nhận biết cây bị úng nước ra sao?
- Nhận biết qua lá cây: Khi bị ngập úng thì lá cây sẽ chuyển sang màu nhạt hơn hoặc bị vàng. Những chồi non sẽ chậm phát triển, đôi khi chồi có màu nâu thay vì màu xanh vốn có. Mép lá bị khô cháy và dẫn đến hiện tượng rụng lá sớm.
- Nhận biết qua đất trồng: Khi bà con dùng tay bóp nắm đất thì thấy có nước rỉ ra, đất kém độ tơi xốp. Trên bề mặt đất xuất hiện tảo xanh ở xung quanh gốc cây. Đối với những cây trồng trong chậu thì thấy rêu xanh hoặc nấm mốc trắng ở gốc cây hoặc trên mặt đất.
- Nhận biết qua rễ cây: Nếu nước đọng ở gốc cây quá lâu thì sẽ làm bộ rễ bị thối rữa, bắt đầu xuất hiện mùi hôi, thối rữa đặc trưng.
Cây bị úng nước gây ra tác hại thế nào?
Khi cây bị ngập úng thì sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cây trồng như sau:
- Nếu thời gian ngập úng quá lâu thì rễ cây sẽ bị thối rữa, khiến cây không thể hô hấp, trao đổi các chất dinh dưỡng được nữa.
- Cây sẽ bị còi cọc, phát triển chậm, lá cây bị ảnh hưởng chuyển từ màu vàng, úa và rụng đi.
- Khi bị úng nước thì sức đề kháng của cây sẽ yếu đi, dễ bị các loại nấm bệnh, vi khuẩn và sâu hại tấn công.
- Ngoài ra, nếu bị úng nước lâu thì có thể làm thay đổi cấu trúc của đất. Lượng nước dư thừa sẽ rửa trôi đi những chất dinh dưỡng trong đất, ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của cây.
Hướng dẫn cứu cây bị úng nước đơn giãn, hiệu quả cao
- Bước 1: Dừng tưới nước cho cây và cần đưa cây vào bóng râm để hạn chế tối đa tình trạng mất nước ở cây.
- Bước 2: Lấy cây ra khỏi chậu bằng cách dùng tay vỗ nhẹ vào thành chậu để đất bong ra khỏi rễ rồi nhẹ nhàng rút cây ra ngoài. Bóc bỏ những phần đất cũ bằng cách bóp vỡ đất và phủi sạch. Việc này giúp cây khô nhanh hơn, có thể cứu sống được cây và trồng cây lại như bình thường.
- Bước 3: Trước khi trồng cây lại vào chậu thì bà con cần để cây bên ngoài từ khoảng vài tiếng đồng hồ để các đầu rễ được hong khô.
- Bước 4: Bà con cần quan sát kỹ và tỉa bớt những đoạn rễ bị hư, thối, bốc mùi và đã bị chuyển màu.
- Bước 5: Lựa chọn đất trồng mới có độ thông thoáng, tơi xốp, để cây được cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng được phát triển khỏe mạnh.
- Bước 6: Cần đặt cây nhẹ nhàng vào chậu mới rồi lấp đầy khoảng trống xung quanh rễ cây. Nếu trời nắng nóng thì cần che mát cho lá cây để tăng khả năng giữ nước.
- Bước 7: Sau khi trồng cây lại vào chậu thì bà con cần tiến hành chăm sóc cây như bình thường. Khi thấy lớp đất đã khô ráo, thì cần tưới nước trực tiếp vào đất và kết hợp việc bón phân đúng cách, đúng liều lượng.
Phương pháp phòng ngừa cây bị úng nước hiệu quả
✅ Bà con cần tưới nước khi bề mặt đất khô ráo hoàn toàn, liều lượng tưới nên dựa vào giai đoạn phát triển của cây, loại đất và thời tiết.
✅ Để hạn chế tình trạng úng nước thì bà con cần tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều mát.
✅ Tránh tưới vào buổi tối bởi sẽ gây cho nấm hại phát triển.
✅ Khi tưới thì cần tưới lượng nước vừa đủ, tưới theo từng đợt.
✅ Cần trồng cây ở những vườn trồng có đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt.
✅ Cần trồng cây ở những vị trí hứng được nhiều ánh sáng mặt trời.
✅ Nên kiểm tra, thăm cây thường xuyên để kịp thời phát hiện các loại bệnh hại và có cách xử lý hiệu quả.
Thuốc xử lý cây bị úng nước Be Green đất tốt cây khỏe
Ngoài những biện pháp canh tác xử lý tình trạng cây bị úng nước thì bà con cần kết hợp sử dụng những sản phẩm sinh học để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé. Và Be Green là một trong những sản phẩm sinh học tại AQ được nhiều bà con lựa chọn để phục hồi vườn cây bị ngập úng. Để tìm hiểu rõ hơn về Be Green thì mời bà con cùng theo dõi những thông tin dưới đây nhé.
Thành phần của thuốc trị úng nước ở cây Be Green
Mỗi gam của Be Green có chứa 1.5×10^6 CFU Chaetomium cupreum.
Be Green là sự tổ hợp của hơn 25 chủng Chaetomium spp, Trichoderma spp và nhiều các vi sinh phân giải khác có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ lên men cô đặc, các loại amino axit.
Công dụng của thuốc trị úng nước ở cây Be Green
✅ Xử lý dứt điểm tình trạng cây bị ngập úng.
✅ Hỗ trợ cải tạo, phục hồi bộ rễ của cây sau thời gian bị úng nước.
✅ Kích thích quá trình ra rễ mới và bảo vệ bộ rễ khỏi sự tấn công của các loại nấm bệnh gây hại.
✅ Bổ sung các dưỡng chất cần thiết để cải tạo đất trồng, hiệu quả sử dụng phân bón được đẩy mạnh.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị úng nước ở cây Be Green
✅ Để xử lý cây bị ngập úng thì bà con cần dùng 50g Be Green hòa tan với 40 – 80 lít nước, thực hiện tưới trực tiếp vào gốc cây từ 5 – 10 ngày/lần để có hiệu quả tốt nhất.
✅ Bà con có thể sử dụng Be Green trên hầu hết các loại cây trồng.
✅ Để có hiệu quả nhanh chóng bà con cần kết hợp sử dụng với sản phẩm Bio Soil để giúp cân bằng độ pH, hạ phèn trên đất trồng nhé.
Như vậy, qua bài viết trên AQ đã giúp bà con hiểu rõ hơn về hiện tượng cây bị úng nước cũng như những cách xử lý hiệu quả. Hy vọng quý bà sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc trồng cây và chăm sóc cây được khỏe mạnh hơn.