Quy trình cải tạo sử dụng đất mặn chi tiết, dễ thực hiện
Kích thước chữ
Cải tạo sử dụng đất mặn là bước rất quan trọng để làm giảm bớt tình trạng nhiễm mặn ở đất trồng, giúp đất trở lại bình thường để cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh và đạt được hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Quá trình này cần được áp dụng đúng kỹ thuật, thực hiện đầy đủ các bước cải tạo để mang lại hiệu quả cao. Trong bài viết ngày hôm nay, Sinh Học AQ sẽ hướng dẫn cho bà con đầy đủ các bước về quá trình cải tạo và sử dụng đất mặn trong canh tác nông nghiệp.
Tìm hiểu về quá trình cải tạo sử dụng đất mặn
Cải tạo sử dụng đất mặn gồm các biện pháp nhằm cải thiện cấu trúc đất, giảm độ mặn, bổ sung các chất dinh dưỡng để biến đất nhiễm mặn có thể trồng trọt và các cây khác được phục hồi xanh tươi, phát triển trở lại.
Có rất nhiều các biện pháp cải tạo đất mặn, mỗi phương pháp sẽ có cách thực hiện khác nhau nhưng đều cùng mục tiêu là giảm thiểu tác động của đất mặn với năng suất cây trồng, nâng cao khả năng năng sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp.
Đất trồng bị nhiễm mặn nguyên nhân do đâu?
Đất nhiễm mặn là do hai nguyên nhân chính tác động gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:
▶️ Nguyên nhân khách quan: Đó là do ảnh hưởng từ tự nhiên, trái đất chúng ta chiếm diện tích lớn khoảng 75% là biển và đại dương còn 25% còn lại là đất liền, trong đó phần diện tích bị nhiễm mặn chiếm đến ⅓ diện tích đất nông nghiệp. Các vùng đất mặn được hình thành do sự tích tụ các thành phần muối từ nước biển xâm nhập vào đất liền theo các mạch nước ngầm hoặc sông, một thời dài đất trồng sẽ biến thành đất nhiễm mặn.
▶️ Nguyên nhân chủ quan: Do tác động trực tiếp từ con người, canh tác không đúng cách, đặc biệt tưới tiêu không hợp lý. Nhiều nhà vườn khi tưới cây lấy nước tưới trực tiếp từ sông, nước tưới này có chứa muối, lâu ngày khi tưới quá nhiều sẽ tích tụ và khiến cho đất bị nhiễm mặn. Không chỉ vậy, tưới quá nhiều cũng là một nguyên nhân khiến đất bị nhiễm mặn.
Đất mặn gây ra ảnh hưởng gì đến cây trồng?
Những ảnh hưởng nghiêm trọng mà đất nhiễm mặn gây ra cho cây trồng các tác hại như sau:
➡️ Lượng muối dư thừa có trong đất trồng làm tăng áp suất thẩm thấu, độ mặn quá cao sẽ khiến rễ cây khó hút nước vì đất hấp thụ nước vượt mức bình thường.
➡️ Cây trồng vừa không thể hút nước mà quá trình thoát hơi nước từ lá vẫn diễn ra nên sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng nước mà khiến cây bị khô héo.
➡️ Cây không thể hấp thụ nước khiến cây bị thiếu chất khoáng, mất dần sức sống.
➡️ Những loài thực vật chịu mặn kém, không thể sống được trong môi trường nhiễm mặn sẽ biểu hiện rất rõ nét. Cây trồng kém phát triển, chậm lớn, năng suất giảm sút nghiêm trọng gây ra nhiều thiệt hại lớn đến kinh tế của bà con.
Lợi ích của việc cải tạo sử dụng đất mặn
✅ Tận dụng nguồn tài nguyên đất: Việc cải tạo đất mặn giúp bà con tận dụng được phần đất bị nhiễm mặn để phục vụ cho việc canh tác, sản xuất nông nghiệp, biến đất mặn thành nguồn tài nguyên có giá trị.
✅ Cung cấp đủ nguồn lương thực: Đất bị nhiễm mặn được cải tạo lại nhằm mở rộng diện tích đất nông nghiệp phục vụ trồng trọt giúp người dân có đủ nguồn lương thực. Ngoài ra còn góp phần gia tăng sản xuất, xuất khẩu nông sản sang các nước trên thế giới.
✅ Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường: Cải tạo đất mặn giúp giảm thiểu các tác động như xói mòn, ô nhiễm nước ngầm, sa mạc hóa, giúp bảo vệ hệ và cân bằng hệ sinh thái.
✅ Thích ứng với biến đổi khí hậu: Với thời tiết thay đổi và ngày càng khắc nghiệt như hiện nay, cải tạo đất mặn cũng là một cách để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Các biện pháp cải tạo sử dụng đất mặn hiệu quả
Để ngăn chặn những tác hại từ đất nhiễm mặn bà con tham khảo, áp dụng một số biện pháp phổ biến nhằm cải tạo sử dụng đất mặn hiệu quả.
Cải tạo đất nhiễm mặn bằng biện pháp thủy lợi
Biện pháp thủy lợi được áp dụng phổ biến để rửa mặn đất trồng. Phương pháp sẽ rửa trôi bằng nước giếng khoan hoặc nước mưa giúp hòa tan các chất như Na, Ca, Mg và Sulfate là các loại muối hòa tan.
Trước khi tiến hành phương pháp này, bà con cần cày xới, đánh bóng đất sau đó mới bơm nước ngọt vào ruộng, đất trồng. Ngâm đất trong thời gian nhất định để muối có thể tan hoàn toàn. Bước cuối cùng là rút nước khỏi ruộng dẫn ra các kênh, mương hoặc sông.
Cách cải tạo đất mặn bằng biện pháp luân canh
Biện pháp luân canh là phương pháp giảm thời vụ trồng cây thay thế bằng cách nuôi thủy sản thường là tôm vừa tăng nguồn thu nhập cho cây mà còn tận dụng được thời gian đất trồng bị nhiễm mặn.
Cải tạo đất trồng bị nhiễm mặn bằng phương pháp luận canh giúp giảm được tình trạng nhiễm mặn và nâng cao sản xuất, nguồn thu nhập đa dạng cho bà con.
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn hóa học
Để loại bỏ được đất nhiễm mặn bà con có thể sử dụng vôi để rửa mặn, tháp nước ngọt, bổ sung chất hữu cơ cho đất, tăng vi sinh có lợi cho đất. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này được hiểu như sau: Đất nhiễm mặn thường chứa nhiều ion Na2, ion là nguyên nhân khiến đất nhiễm mặn, gây ra những ảnh hưởng có hại. Vì vậy để cải tạo đất mặn cần loại trừ ion Na2 và thay thế bằng ion Ca2.
Cải tạo sử dụng đất mặn bằng chế phẩm sinh học AQ99
Ngoài các biện pháp cải tạo sử dụng đất mặn trên, phương pháp sinh học cũng được nhiều nhà vườn áp dụng bởi tính an toàn và hiệu quả cải tạo không kém gì. Để hạn chế các hoạt chất hóa học có thể gây ảnh hưởng xấu đến đất và cây trồng sau này bà con nên sử dụng thuốc sinh học. Một trong số đó phải kể đến sản phẩm AQ99 giúp cải tạo đất mặn, tăng độ phì nhiêu cho đất được nhiều nhà vườn tin tưởng sử dụng.
Thành phần chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất mặn AQ99
Thành phần của chế phẩm cải tạo sử dụng đất mặn AQ99 gồm:
✅ Bacillus spp: 1×10^8 CFU/ml
✅ pHH2O: 5
✅ Tỷ trọng: 1,1
✅ AQ99 được tạo ra từ 11 chủng vi sinh có lợi gồm: Pseudoeurotium, Penicillium spp, Rhodopseudomonas (2), Saccharomyces spp, Trichoderma sp, Aspergillus spp, Emericella spp, Actinomyces spp, Bacillus subtilis, Mucor spp.
Công dụng thuốc cải tạo sử dụng đất mặn AQ99
✅ Hiệu quả xử lý, cải tạo đất nhiễm mặn chỉ sau 2 lần dùng.
✅ Sản phẩm có thể áp dụng được ở mọi loại đất canh tác.
✅ Hạn chế cây bị stress do hạn mặn, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp, đất trồng trở nên màu mỡ hơn.
✅ Hỗ trợ ức chế, tiêu diệt các loại sâu bệnh, nguồn nấm gây hại trong đất và tăng cường vi sinh có lợi cho đất.
✅ Được điều chế từ các chủng vi sinh hữu cơ nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Hướng dẫn dùng thuốc cải tạo đất mặn AQ99
✅ Đối với diện tích trồng lúa 5000m2 cần dùng 1 lít thuốc AQ99.
✅ Cây ăn trái và vườn rau màu cần 1 lít sản phẩm hòa vào 400 – 600 lít nước sau đó tưới đều lên bề mặt đất.
✅ Đất bị nhiễm mặn nhẹ dùng từ 2 – 3 lần, nặng sẽ dùng từ 4 – 5 lần.
🚨 Chú ý: Tạo lỗ tưới theo hình dích dắc khi tưới đảm bảo thuốc ngấm sâu vào lòng đất.
Trên đây là toàn bộ nội dung về phương pháp cải tạo sử dụng đất mặn mà bà con nên áp dụng vào vườn có đất bị nhiễm mặn. Hãy thực hiện theo đúng hướng dẫn, dùng thuốc với liều lượng phù hợp, kỹ thuật cải tạo để mang lại hiệu quả tốt nhất giúp đất trồng loại bỏ hoàn toàn tình trạng nhiễm mặn, cây trồng phát triển khỏe mạnh và gia tăng năng suất của vụ mùa. Liên hệ ngay đến Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ để được kỹ sư tư vấn và báo giá sản phẩm AQ99 trong thời gian sớm nhất nhé.