Cách ươm hạt dưa lưới tại nhà nảy mầm 100%, cây lớn nhanh
Kích thước chữ
Cách ươm hạt dưa lưới là một khâu vô cùng quan trọng khi tiến hành trồng cây dưa lưới ngay tại nhà. Để có được một giàn dưa lưới ngay tại nhà, sai trái và chất lượng trái tốt, bà con cần lựa chọn những hạt giống dưa lưới tốt nhất, giúp đảm bảo chất lượng cây trồng sau này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách lựa chọn hạt giống cũng như kỹ thuật ươm hạt dưa lưới đạt hiệu quả.
Giới thiệu về cách ươm hạt dưa lưới
Cách ươm hạt dưa lưới đơn giản mà không mất nhiều công sức, chỉ cần một chút tỉ mỉ để hạt nhanh chóng nảy mầm, là bà con có thể đem cây ra trồng rồi. Trước tiên, phải tìm hiểu cây dưa lưới này như thế nào và đem lại hiệu quả gì cho cơ thể con người nhé!
Đặc điểm hình dáng của cây dưa lưới ươm từ hạt
Thân dưa lưới: Cây dưa lưới có thân thảo, bên ngoài thân có nhiều lông tơ trắng mỏng bao quanh. Thân của cây có nhiều mắt và mỗi mắt sẽ có một chồi nách, lá và tua cuốn.
Rễ dưa lưới: Rễ của cây dưa lưới lan rộng trên mặt đất nên cây dưa lưới phát triển tốt nhất khi được trồng trực tiếp dưới đất, để rễ cây có thể phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, bà con vẫn có thể trồng cây trong thùng xốp. Nên lựa chọn thùng xốp có kích thước lớn để rễ cây có không gian phát triển nhanh nhất.
Lá dưa lưới: Lá của cây dưa lưới có hình xoanh, màu xanh nhạt hoặc đậm khác nhau. Hoa dưa lưới mọc đơn ở chồi nách và mọc thành chùm, có cuống ngắn. Mỗi hoa có năm cánh màu vàng nhạt rất đẹp.
Trái dưa lưới: Trái dưa lưới có hình tròn, ngoài vỏ khá sần, màu xanh nhạt và có các sọc trắng đặc trưng. Ruột trái màu cam vàng hoặc màu xanh tùy vào giống. Bên trong có các hạt dẹt, màu kem.
Công dụng tuyệt vời từ việc trồng dưa lưới từ hạt mang lại
Dưa lưới không chỉ vô cùng ngon, giúp giải khát nhanh mà còn có công dụng tuyệt vời đối với cơ thể con người và làm đẹp:
Dưa lưới rất tốt cho tim mạch và huyết áp vì chứa hoạt chất beta-carotene giúp phòng chống bệnh tim mạch, huyết áp thấp…
Tốt cho mắt vì ngoài beta-carotene, dưa lưới còn chứa chất lutein và zeaxathin giúp cho đôi mắt khỏe.
Chống oxy hóa, chống viêm và giảm stress oxy hóa nhờ vào nguồn chất chống oxy hóa dạng polyphenol có nhiều trong dưa lưới.
Hỗ trợ giảm cân vì chất xơ có trong dưa lưới, đồng thời, còn giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Tốt cho người đái tháo đường vì dưa lưới chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và protein, ít calo, ít đường.
Làm đẹp da nhờ vào zeaxathin giúp bảo vệ khỏi tia UV, cùng các chất vitamin A, C, axit folic giúp cải thiện làn da.
Dưa lưới rất tốt cho phụ nữ mang thai vì giàu folate và vitamin B, giúp cho thai nhi phát triển tốt, giảm nguy cơ bị dị tật thần kinh bẩm sinh, dị tật não cũng như giúp thai nhi phát triển tốt.
Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách ươm hạt dưa lưới
Trước khi thực hiện kỹ thuật ươm hạt dưa lưới thành công, bà con cần chuẩn bị một số vật dụng sau:
Hạt giống cây dưa lưới: Lựa chọn nơi bán hạt giống dưa lưới uy tín, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng của hạt giống, phòng trừ một số mầm bệnh có thể tồn tại trong hạt.
Chuẩn bị hỗn hợp đất/giá thể phù hợp với cây trồng: Trộn đất thịt cùng hỗn hợp xơ dừa, trấu, phân trùn quế, phân bò, phân gà.
Thùng ươm hạt dưa lưới: Ngoài các khay ươm chuyên dụng, bà con có thể tận dụng các thùng xốp, chậu có các lỗ thoát nước tốt để rễ cây không bị ngập úng. Bên cạnh đó, cần phải lựa chọn thùng xốp hoặc chậu to để sau này cây phát triển tốt hơn.
Hướng dẫn cách ươm hạt dưa lưới nảy mầm 100%
Sau khi chuẩn bị hạt giống cây dưa lưới, bà con có thể tìm hiểu được tỷ lệ nảy mầm của loại hạt mình mua thông qua thông tin được in trên bao bì hạt. Thông thường, tỷ lệ này sẽ đạt trên 80%, thế nhưng, ngoài thông tin này, bà con còn phải nắm rõ kỹ thuật ươm hạt dưa lưới để đảm bảo hạt nảy mầm tốt nhất.
Bước 1: Ngâm hạt dưa lưới để tăng cao tỷ lệ nảy mầm
Nhằm kích thích hạt dưa lưới nảy mầm, bà con tiến hành ngâm hạt trong nước ấm (pha nước ấm bằng tỷ lệ 2 nóng và 3 lạnh). Ngâm trong vòng từ 4-6 tiếng.
Bước 2: Ủ hạt dưa lưới nảy mầm
Vớt hạt dưa lưới đã ngâm ra và rải đều lên trên khăn giấy ẩm hoặc khăn ẩm và gói lại. Sau đó, bọc kín bằng túi nilon và đặt túi vào chỗ tối, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Kiểm tra độ ẩm của túi thường xuyên, tránh để túi bị khô sẽ làm hạt không thể nảy mầm được.
Bước 3: Gieo hạt dưa lưới đã ủ nảy mầm vào đất trồng
Sau khoảng 2-3 ngày, bà con kiểm tra độ nảy mầm của hạt. Nếu quá thời gian ủ mà hạt vẫn không nảy mầm thì phải bỏ vì có thể hạt đã bị hỏng.
Cho hỗn hợp giá thể đã chuẩn bị vào trong khay ươm, phun ẩm giá thể để tạo môi trường cho hạt giống phát triển. Dùng tay tạo lỗ sâu khoảng 1 cm và bỏ hạt vào trong khay ươm. Phủ một lớp giá thể mỏng lên trên để giữ ẩm.
Đặt khay ươm ở nơi thoáng mát và sử dụng lưới để chắn côn trùng gây hại. Thường xuyên tưới nước cho cây để đảm bảo độ ẩm cho hạt tiếp tục nảy mầm và phát triển thành cây con sau khoảng 7-10 ngày.
Quy trình trồng cây dưa lưới vào chậu sau khi hạt nảy mầm
Sau khi cây con cao được khoảng 15-20cm, bà con tách cây con ra khỏi khay ươm và trồng vào trong chậu:
Bước 1: Chuẩn bị chậu, cho hỗn hợp đất vào trong chậu, cao khoảng 2/3 chậu.
Bước 2: Chọn những cây con khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, bà con cho cây vào trong chậu.
Bước 3: Tạo một hốc đất vừa với rễ của cây, cho cây vào và lấp đất lại. Vỗ nhẹ để nén chặt cây.
- Nếu chậu trồng to, rộng, bà con có thể trồng từ 3-4 cây, mỗi cây cách nhau 20cm
- Nếu chậu nhỏ thì tiến hành trồng mỗi cây dưa lưới ở một chậu, tránh trồng quá dày, sẽ tạo môi trường khiến cho nấm bệnh gây hại phát triển.
Kỹ thuật chăm sóc cây dưa ươm từ hạt sau khi trồng như thế nào?
Để chăm sóc cho cây phát triển tốt, cho ra năng suất cao và không bị sâu bệnh gây hại, bà con cần phải lưu ý một số điều sau:
Tưới nước và tỉa ngọn cho cây dưa lưới ươm từ hạt
Cây dưa lưới là một cây trồng chịu được hạn tốt nên chỉ cần tưới mỗi ngày 1 lần là đủ, tránh tình trạng tưới nhiều khiến cây bị úng nước và chết.
Nếu trời quá khô nóng và cảm thấy đất bị khô, bà con tăng lượng nước tưới và số lần tưới cho cây dưa lưới. Nếu trời mưa thì không nên tưới nước cho cây.
Khi thấy cây ra nhiều lá và các nhánh lẻ, bà con cần tỉa gọn cho cây. Việc để quá nhiều lá và nhánh lẻ có thể tạo điều kiện cho các sâu bệnh tấn công và gây hại cho cây. Đồng thời, việc tỉa nhánh cho cây giúp cây dồn dinh dưỡng nuôi thân.
Bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây dưa lưới ươm từ hạt
Trong suốt quá trình phát triển của cây, bà con bón phân hữu cơ cho cây để cung cấp đủ lượng dinh dưỡng giúp cây phát triển, thân dài hơn. Khi cây ra quả, có thể bổ sung thêm kali để giúp cho trái ngọt và giòn hơn.
Để giúp cây có đủ dinh dưỡng phát triển khỏe mạnh, đậu trái, lớn trái, nặng ký thì bà con có thể sử dụng sản phẩm VI AMEN do Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ nghiên cứu, sản xuất và phân phối độc quyền.
Với thành phần gồm các loại đạm, lân, kali, axit humic… VI AMEN là loại phân bón siêu dinh dưỡng cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, hỗ trợ cây sinh trưởng nhanh, mạnh, tăng khả năng chống chịu và giảm stress cho cây. Ngoài ra, sản phẩm VI AMEN còn giúp cho đất trồng tơi xốp hơn, không bị khô, cứng đất.
Sản phẩm VI AMEN là sản phẩm sinh học, vô cùng thân thiện với môi trường và an toàn với con người, động vật. Do đó, bà con có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm. Để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng, bà con vui lòng liên hệ qua tổng đài (028) 8889 7322 để được đội ngũ kỹ sư AQ Bice cung cấp thêm thông tin về sản phẩm VI AMEN cho bà con.
Cách ươm hạt dưa lưới đạt tỷ lệ nảy mầm cao, ngoài việc mua được giống dưa lưới uy tín, không bị sâu bệnh, bà con còn phải nắm vững kỹ thuật ươm hạt cây dưa lưới đúng chuẩn. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về cách nhân giống cây dừa lưới bằng kỹ thuật ươm hạt Chúc bà con thành công và thu hoạch được những trái dưa lưới giòn, ngọt.