Cách trồng sắn dây từ hom và củ giống thu hoạch củ to
Kích thước chữ
Cách trồng sắn dây ở nước ta rất phổ biến và phù hợp với nhiều loại đất đai, khí hậu khác nhau. Sắn dây có thể trồng từ các hom hoặc củ giống với thời gian phát triển nhanh chóng và có thể cho thu hoạch trong vòng một năm.
Loại cây này dễ trồng tuy nhiên trong quá trình canh tác cần lưu ý chọn giống và chăm sóc phù hợp trong suốt các giai đoạn sinh trưởng của cây. Mời mọi người cùng Sinh Học AQ tìm hiểu các thông tin chi tiết về cách trồng sắn dây cũng như chăm sóc cây ra củ nhiều, năng suất cao trong bài sau.
Tìm hiểu về cách trồng sắn dây

Cách trồng sắn dây cho thu hoạch củ chất lượng cần đảm bảo những yếu tố từ việc chọn giống tốt và chuẩn bị đất kỹ lưỡng, có đủ dinh dưỡng để cây phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình canh tác việc chăm sóc bao gồm bón phân, làm giàn, kiểm tra sâu bệnh thường xuyên, đảm bảo đủ độ ẩm là các yêu cầu quan trọng để cây cho năng suất cao và củ đạt chất lượng tốt nhất khi thu hoạch.
Đặc điểm hình dáng của cây sắn dây
🔶 Cây sắn dây có tên khoa học là Pueraria lobate, với ưu điểm dễ trồng, thuộc loài cây leo có thể dài tới hơn 10m. Rễ cây sắn dây phát triển thành những củ lớn, dài và có giá trị kinh tế cao được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền cũng như trong các ngành nông nghiệp khác.
🔶 Cây sắn dây có lá kép, mọc so le với 3 lá chét, phiến lá hình tim không đều và đầu lá có mũi nhọn dài, đuôi lá tròn. Hoa sắn dây mọc thành chùm, mỗi cụm gồm 3 cánh lá chét nguyên hoặc xẻ thùy, có màu xanh tím và phát ra mùi thơm dễ chịu. Quả của cây có dạng giáp dẹt, màu vàng nhạt và có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.
Lợi ích và tác dụng tuyệt vời của cây sắn dây đối với sức khỏe
Trồng sắn dây cho thu hoạch củ được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền với hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Giá trị dinh dưỡng cao: Sắn dây chứa nhiều tinh bột, các vitamin như B1, B2, C và các khoáng chất quan trọng như canxi, kali, magiê,… giúp bổ sung năng lượng và tăng cường sức khỏe. Sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu cơn khát trong những ngày hè oi ả.
- Y học cổ truyền: Sắn dây được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để chữa các bệnh như sốt, viêm họng, tiêu chảy, tiểu đường, huyết áp cao và giảm mỡ máu, hỗ trợ hệ miễn dịch và chống lại các bệnh lý tim mạch.
Giá trị kinh tế của sắn dây mang lại cho nhà vườn
Áp dụng cách trồng sắn dây nhiều củ mang lại nguồn thu nhập có giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Với các ứng dụng đa dạng và giá trị kinh tế cao, sắn dây không chỉ là cây trồng nông nghiệp quan trọng mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
- Giá trị nông sản: Sắn dây có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau và cho năng suất cao. Việc trồng sắn dây có thể giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình đặc biệt là ở những vùng đất kém màu mỡ, ít đầu tư công chăm sóc.
- Ứng dụng trong công nghiệp: Bột sắn dây là nguyên liệu quan trọng trong ngành thực phẩm, dùng để chế biến các món ăn như bánh, chè, bột ngọt. Ngoài ra, sắn dây còn được ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm và chế biến thực phẩm chức năng.
- Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp: Cây sắn dây còn có giá trị trong việc sản xuất phân bón sinh học và làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Các sản phẩm phụ từ sắn dây như lá và thân cây có thể được sử dụng làm phân xanh, cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất trồng.
Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng cây sắn dây
Sắn dây trồng ở đâu? Trồng sắn dây bao lâu thu hoạch? Trồng sắn dây vào tháng mấy? Đây là những câu hỏi quan trọng giúp mọi người xác định thời vụ trồng cũng như chuẩn bị những yếu tố phù hợp trước khi canh tác sắn dây cụ thể như sau:
Chuẩn bị cây sắn dây giống
Cây giống sắn dây có thể được nhân giống bằng cách ươm hom hoặc củ sắn dây.
- Giống sắn dây địa phương (sắn ta): Đây là giống sắn dây bản địa, thường có thời gian sinh trưởng dài, khoảng 2 năm. Sắn dây địa phương cho củ lớn và có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng thời gian thu hoạch lâu hơn so với giống lai.
- Giống sắn dây lai Trung Quốc: Giống này có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, chỉ khoảng 10 – 12 tháng, thích hợp cho những vùng có thời gian sinh trưởng ngắn và muốn thu hoạch nhanh.
Chọn thời vụ trồng sắn dây
Thời điểm trồng sắn dây là từ tháng 3 đến tháng 10 – 11 trong năm. Trong trường hợp trồng giống sắn dây lai Trung Quốc, thời gian thu hoạch nhanh chóng, chỉ mất khoảng 10 – 12 tháng. Trồng giống sắn dây ta (sắn địa phương) thì thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 năm. Do đó việc lựa chọn thời vụ trồng phụ thuộc vào mục tiêu thu hoạch nhanh hay lâu dài.
Chuẩn bị đất trồng sắn dây
Sắn dây có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau trong đó đất phù sa, đất tơi xốp, giàu mùn và có độ pH trung tính hoặc hơi axit là phù hợp nhất. Thực hiện làm đất tơi xốp, loại bỏ cỏ dại và các tàn dư thực vật trong đất. Đất trồng sắn dây cần phải được cày bừa kỹ càng và đào hố trồng trước khi gieo trồng.
Hướng dẫn cách trồng cây sắn dây bằng 2 phương pháp phổ biến
Có hai kỹ thuật trồng cây sắn dây được ứng dụng rộng rãi là giâm hom và trồng bằng củ giống. Cả hai phương pháp này đều mang lại kết quả tốt, tuy nhiên cần thực hiện đầy đủ theo các bước sau.
Kỹ thuật trồng cây sắn dây bằng giâm hom

Thực hiện các bước cho cách trồng sắn dây hiệu quả nhất đối với giâm hom như sau:
- Bước 1: Chọn cành bánh tẻ, cắt thành đoạn dài sao cho có 2 – 3 mắt mầm.
- Bước 2: Giâm hom vào bầu đất, sau khoảng 1 – 1,5 tháng khi hom đã phát triển rễ, thì mang trồng.
- Bước 3: Đào hố với kích thước 0,8m x 0,8m và sâu 0,4m đối với trường hợp trồng bằng hom.
- Bước 4: Thực hiện trồng cây vào hố, lưu ý chọn cây con có rễ phát triển hoàn chỉnh mới có thể đem trồng.
Kỹ thuật trồng cây sắn dây bằng củ giống

Đối với kỹ thuật trồng sắn dây cho năng suất cao bằng củ giống thực hiện như sau:
- Bước 1: Sau khi thu hoạch trong 1 tuần đầu, chọn củ sắn dây tốt, không bị sâu bệnh.
- Bước 2: Cắt củ thành các miếng dài 5 – 7 cm, chấm mặt cắt vào tro bếp để khô vết cắt.
- Bước 3: Ủ củ giống trước khi trồng bằng cách đặt củ lên lớp rơm, trấu hoặc bao tải thành từng lớp, phủ tro bếp và phân lân lên trên. Che kín và tưới nhẹ cho đủ ẩm. Sau 2 – 3 tuần, củ sẽ nảy mầm và có thể đem trồng.
- Bước 4: Sau đó, có thể trồng củ trực tiếp xuống đất hoặc trồng vào bầu đất. Đối với trường hợp trồng bằng bầu ươm, kích thước hố sẽ là 0,6m x 0,6m, sâu 0,4m, khoảng cách giữa các hố là 2m.
Phòng ngừa sâu và côn trùng gây hại khi chăm sóc cây sắn dây

Chăm sóc cây sắn dây đóng vai trò quan trọng để đảm bảo cây sinh trưởng tốt và đạt năng suất tối ưu. Trong đó có các công việc bón phân, tưới nước, phòng trị sâu bệnh giúp cây phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng củ và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Bón phân
Để cây sắn dây phát triển cho năng suất cao, phân bón cần được chia thành 3 lần trong suốt quá trình sinh trưởng của cây:
- Lần 1 (Sau 1 tháng): Sau khi trồng cây khoảng một tháng, tiến hành bón phân urê pha loãng (2 muỗng café urê/bình 8 lít nước) tưới quanh gốc cây. Phân urê sẽ giúp cây phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi cây bắt đầu ra rễ và đâm chồi.
- Lần 2 (Sau 50 – 60 ngày): Bón 100 – 120 gram urê và 5 – 6 gram KCI/gốc sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, tăng cường sức đề kháng và chuẩn bị cho việc phát triển củ.
- Lần 3 (Sau 3 tháng): Sau khoảng 3 tháng, khi cây đã phát triển ổn định, tiến hành bón 200 gram phân NPK 16-16-8 và 5 – 10 kg phân chuồng cho mỗi gốc. NPK sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây, giúp củ phát triển to khỏe và đạt chất lượng cao khi thu hoạch.
Làm giàn
➡️ Khi cây phát triển cao từ 10 – 20 cm cần tiến hành làm giàn cho cây sắn dây leo lên và phát triển một cách tự nhiên. Cắm chà theo hình chữ A, không để cây tiếp xúc với đất vì khi tiếp xúc với đất cây sẽ dễ dàng phát triển rễ mới, ảnh hưởng đến chất lượng củ.
Tưới nước
➡️ Trong suốt quá trình sinh trưởng cần duy trì độ tơi xốp của đất, đảm bảo cây có đủ độ ẩm để phát triển. Tuy nhiên không cần phải tưới nước thường xuyên trừ khi gặp phải hạn hán kéo dài.
Phòng trừ sâu bệnh
➡️ Sâu bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây sắn dây. Do đó cần chú ý phòng trừ sâu cuốn lá, rệp sáp và các loại sâu bệnh khác. Trước khi trồng, xử lý đất và trong suốt quá trình sinh trưởng, cần kiểm tra cây thường xuyên, phòng trị kịp thời nếu phát hiện sâu bệnh.
➡️ Để kiểm soát và phòng trừ sâu hại trên cây sắn dây, bà con có thể sử dụng thuốc trừ sâu Ola insect in99 với tỷ lệ 100ml hòa cùng 100 lít nước và phun lên cây mỗi lần cách 3-5 ngày để tiêu diệt các loại sâu hiệu quả.
➡️ Đối với rệp sáp, côn trùng chích hút, sử dụng Mebe Pa với tỷ lệ 20g pha cùng 20 lít nước để phun trị. Lặp lại quá trình phun mỗi 5 – 10 ngày/lần để đạt hiệu quả tối ưu trong việc kiểm soát sâu bệnh.
Thu hoạch cây sắn dây
➡️ Cây sắn dây được thu hoạch sau khoảng 9 – 10 tháng trồng. Dấu hiệu nhận biết thời điểm thu hoạch là khi lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng và rụng, củ sắn dây đã phát triển hoàn chỉnh và có thể cho thu hoạch.
Với các bước hướng dẫn chi tiết cho cách trồng sắn dây từ việc chọn giống, gieo trồng và chăm sóc đến thu hoạch từ AQ, hy vọng bà con sẽ áp dụng thành công để đạt được năng suất cao và chất lượng củ tốt nhất. Công ty AQ đồng hành cùng bà con thực hiện canh tác hiệu quả cho thu hoạch vụ mùa bội thu, Hotine: 028 8889 7322 – 0981 355 180 để được kỹ sư nông nghiệp tư vấn và hỗ trợ các giải pháp an toàn cho vườn nhà.