Hướng dẫn cách trồng mai địa thảo hoa nở rực rỡ quanh năm
Kích thước chữ
Cách trồng mai địa thảo được tiến hành theo đúng kỹ thuật, lựa chọn giống, loại đất cùng với việc áp dụng các biện pháp phòng trừ nấm khuẩn gây bệnh, để cây phát triển khỏe mạnh cho ra hoa rực rỡ.
Vậy cần chuẩn bị và tiến hành kỹ thuật trồng hoa mai địa thảo như thế nào? Cùng AQ theo dõi bài viết dưới đây để thực hiện theo đúng quy trình, giúp cây phát triển, xanh tốt.
Tìm hiểu về cách trồng mai địa thảo
Cách trồng mai địa thảo đang nhận được nhiều sự quan tâm từ nhiều người bởi vẻ đẹp tươi tắn, rực rỡ sắc màu, đa dạng giống và phương pháp trồng không quá phức tạp. Bà con chỉ cần áp dụng đúng theo quy trình canh tác, chăm sóc kỹ lưỡng và phòng trừ sâu bệnh đầy đủ.
Hoa mai địa thảo là loại cây có nguồn gốc từ khu vực Đông Phi, thuộc cây thân thảo, tên khoa học là Impatiens walleriana. Ở Việt Nam mai địa thảo được trồng phổ biến tại nhiều khu vực, bởi khí hậu ôn hòa đáp ứng rất nhanh để cây phát triển, dễ sinh trưởng và ít sâu bệnh.
Đặc điểm hình dáng của cây mai địa thảo
◀️Cây mai địa thảo có thể trồng bất kỳ nơi đâu như: Công viên, hành lang, trồng trong chậu đặt trong văn phòng, nhà ở, sân vườn,…Đặc biệt vào lễ Tết Nguyên Đán được nhiều người mua về trưng bởi sắc hoa rực rỡ, mang đến nhiều may mắn cho gia chủ.
◀️Đây là loại cây lâu năm, phần thân có nhiều nhánh, chiều cao dao động từ 20 – 70cm.
◀️Lá hình mác, thuôn nhọn, viền răng cưa, gân lá nổi rõ và có màu đỏ, mọc xen kẽ ở các nhánh cây hoặc tạo thành vòng tròn mọc ở phía trên.
◀️Hoa có cánh mỏng hình trái tim, mọc thành cụm hoặc mọc riêng lẻ, tùy vào loại giống mà số lượng cánh hoa và màu sắc sẽ khác nhau phổ biến là 4 – 5 cánh với màu hồng, đỏ, trắng, tím, cam,…hoặc có thể pha trộn nhiều màu sắc với nhau.
Lợi ích tuyệt vời từ việc trồng cây mai địa thảo mang lại
Hoa mai địa thảo giúp tô điểm thêm sắc màu cho không gian sống, mang lại cảm giác thư thái, vui vẻ, giúp chúng ta có thêm thật nhiều năng lượng và động lực. Dưới đây là một số công dụng phổ biến của mai địa thảo như sau:
✔️Cây mai địa thảo được trồng để trang trí nhà cửa, văn phòng, công viên,…giúp không gian có thêm màu sắc, làm đẹp nơi bạn sống và làm việc.
✔️Màu sắc đa dạng nên mọi người có thể chọn những loại giống mà bản thân yêu thích.
✔️Có ý nghĩa về phong thủy, mang đến sự may mắn, không khí trong gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc là vẻ đẹp tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ.
✔️Trồng được ở bất kỳ vị trí nào có thể ngoài vườn, trong chậu hay ban công. Có tác dụng để che gốc cho nhiều loại cây trồng, đất luôn duy trì độ ẩm phù hợp giúp cho cả vườn phát triển đồng đều, xanh tốt.
✔️Có thể tạo ra nhiều hình thù độc đáo, phần lớn được trồng xung quanh viền chậu, tạo hình chữ trong công viên, cơ quan,…
Các loại đất thích hợp để trồng cây mai địa thảo
Để thực hiện cách trồng mai địa thảo bà con cần lựa chọn loại đất phù hợp giúp cây phát triển toàn diện, có đầy đủ dinh dưỡng để hấp thụ. Một số loại đất mà cây mai địa thảo có thể trồng như sau:
🔶Đất thịt nhẹ pha cát: Là loại đất có độ thoát nước tốt, tơi xốp, hạn chế tình trạng gây úng thối bộ rễ, thành phần chính gồm sét, mùn vừa phải và cát.
🔶Đất phù sa: Được hình thành từ sự bồi đắp của kênh rạch, sông, suối. Đây là một trong những loại đất thích hợp trồng hoa mai địa thảo bởi có khả năng thoát nước tốt. màu mỡ và giàu dinh dưỡng, ngoài hoa mai thảo nhiều loại cây khác cũng rất phù hợp với loại đất này.
🔶Đất pha trộn với trùn quế, mùn dừa: Giúp tăng độ thông thoáng, duy trì độ ẩm lý tưởng, hạn chế phát sinh mầm bệnh, tăng vi sinh có lợi cho và cung cấp nhiều chất cần thiết cho cây.
Trồng cây mai địa thảo bao lâu thì ra hoa?
Thời gian ra hoa của cây mai địa thảo thường diễn ra quanh năm nhiều nhất là giai đoạn cuối mùa thu kéo dài đến hết mùa xuân. Bà con cần đảm bảo chăm sóc và trồng đúng cách để đảm bảo hoa ra đúng thời điểm và nở nhiều và liên tục.
Cần chuẩn bị gì để thực hiện cách trồng mai địa thảo?
Trước khi tiến hành cách trồng mai địa thảo bà con nên chuẩn bị những nguyên vật liệu, dụng cụ cần thiết, thực hiện việc xử lý đất trồng và chọn thời thích hợp để bắt đầu trồng cây. Nội dung chi tiết bà con cần chuẩn bị những gì dưới các phần sau đây:
Thời điểm thích hợp trồng cây mai địa thảo
Hoa mai địa thảo trồng mùa nào? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người không biết nên trồng hoa vào mùa nào mới phù hợp. Loại hoa này có thể trồng ở bất kỳ thời gian nào trong năm nhưng để đảm bảo chất lượng ra hoa của cây bà con nên trồng vào mùa vụ như sau:
🔶Khu vực miền Bắc: Nên trồng cây vào giai đoạn mùa xuân (tháng 2 – 4) và mùa thu (tháng 9 – 11). Thời điểm này nhiệt độ dao động từ 18 – 26 độ C nên khí hậu sẽ trở nên ấm áp, rất thích hợp để xuống giống, giúp cây mau bén rễ thích nghi với môi trường sống tốt hơn.
🔶Khu vực miền Nam: Tại các tỉnh phía nam, khí hậu đều nóng ẩm quanh năm vì thế có thể trồng ở bất kỳ tháng nào. Để cây nhanh ra rễ, giảm công sức chăm sóc, tận dụng độ ẩm từ tự nhiên bà con nên trồng vào đầu mùa mưa diễn ra vào tháng 5 – 6. Vẫn có thể trồng cây vào mùa khô, tuy nhiên bà con cần thường xuyên tưới nước vào sáng sớm và chiều tối để giảm tình trạng bốc hơi nước nhanh và sốc cây.
Xử lý đất trước khi tiến hành cách trồng hoa mai địa thảo
Xử lý đất trồng là giai đoạn không thể thiếu trước khi thực hiện cách trồng mai địa thảo. Cây có phát triển tốt, giảm bớt các vấn đề như nhiễm nấm bệnh, tuyến trùng, virus, vi khuẩn xâm nhập, úng thối rễ,…đều nhờ vào quá trình cải tạo lại đất.
✔️Bà con lựa chọn các loại đất trồng như: Đất thịt pha cát, đất phù sa, đất đỏ bazan,…để tiến hành cải tạo. Độ pH của đất nên dao động từ 5,5 – 6,5, đây là khoảng sẽ giúp cây phát triển, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
✔️Cày bừa, xới đất: Việc đầu tiên khi xử lý đất trồng đó là bà con cần cày bừa, xới đất thật kỹ để cấu trúc trở nên tơi xốp, tăng khả năng thoát nước, dễ hấp thụ phân bón và tạo điều kiện giúp cây nhanh ra rễ.
✔️Rải vôi khử khuẩn và cung cấp phân bón hữu cơ: Tùy vào tình trạng của đất mà bỏ lượng vôi thích hợp kết hợp bón thêm các loại phân hữu cơ như: Phân chuồng đã ủ hoai mục (phân động vật đã qua xử lý, ủ trong thời gian đã lâu), phân ủ từ một số loại cây như đâu lạc trở thành phân xanh, phân trùn quế (từ quá trình phân hủy trùn quế), phân hữu cơ vi sinh chứa nhiều loại vi sinh có lợi giúp cây dễ hấp thụ dinh dưỡng.
✔️Xử lý nấm khuẩn, tuyến trùng và phơi ải: Cần đảm bảo tuyến trùng, nấm, virus đều được loại bỏ hoàn toàn khỏi đất trồng bà con nên sử dụng bộ đôi sản phẩm sinh học Trichoderma + Padave Cha theo tỷ lệ 2:1 hòa chung với lượng nước vừa đủ giúp ngăn ngừa và tiêu diệt tuyến trùng, nấm khuẩn, tăng cường vi sinh bảo vệ cây trồng, bộ rễ chắc khỏe hơn.
Lựa chọn giống mai địa thảo khỏe mạnh
Một số yếu tố quan trọng khi bà con lựa chọn giống hoa mai địa thảo gồm: Giống sạch bệnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sức đề kháng tốt, đảm bảo chất lượng, đúng màu sắc yêu thích.
Có 3 loại giống phổ biến bà con có thể thoải mái lựa chọn như sau:
🔶Mai địa thảo đơn: Mang màu sắc đơn như cam, đỏ, trắng, hồng,..Lá có viền răng cưa, hoa ra quanh năm, ít bị nhiễm sâu bệnh, ưa nắng và hoa tươi rất lâu, cánh hoa sẽ mỏng hình trái tim.
🔶Mai địa thảo kép: Cũng tương tự như địa thảo đơn nhưng cánh hoa sẽ khác. Hoa địa thảo kép sẽ có nhiều cánh hơn, các cánh sẽ xếp chồng lên nhau như hoa hồng. Loại này sẽ có dáng hoa độc đáo, đẹp hơn cũng có nhiều màu sắc để lựa chọn.
🔶Mai địa thảo mix màu: Đây là kỹ thuật lai tạo giống pha trộn nhiều màu với nhau gồm hai loại màu phổ biến như: trắng đi kèm với hồng, trắng tím, trắng đỏ, trắng cam,…
Các dụng cụ cần thiết để trồng hoa mai địa thảo
Cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết để tiến hành cách trồng mai địa thảo như: Khay ươm, bình tưới, chậu trồng, xẻng xúc đất, phân để bón lót,…
Hướng dẫn cách trồng mai địa thảo chi tiết từng bước
Sau khi đã chuẩn bị xong, bà con tiến hành thực hiện cách trồng mai địa thảo bằng phương pháp gieo hạt:
🔶Bước 1: Đổ đất trồng đã xử lý vào khay ươm, sau đó gieo hạt vào từng ô, phủ lớp đất mỏng lên bề mặt để tạo điều kiện hạt mau nảy mầm, hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Tưới nhẹ nhàng lên khay ươm để tạo độ ẩm.
🔶Bước 2: Đặt khay vừa ươm vào vị trí thoáng mát, có độ ẩm. Hằng ngày tưới nước đều đặn cho cây cho đến khi hạt giống nảy mầm.
🔶Bước 3: Khi cây đã lên mầm và có 3 lá cần tỉa thưa. Cho đến khi cây có từ 4 – 5 lá thì mới chuyển cây giống ra vườn hoặc chậu để trồng.
🔶Bước 4: Đào hố trồng vừa kích thước với bầu đất, chú ý khoảng cách giữa các cây từ 15 – 20cm. Đặt nhẹ nhàng cây xuống hố và phủ lấp đất lên bề mặt. Để cây mau thích nghi với môi trường mới, nhanh bén rễ, bộ rễ chắc khỏe hơn bà con nên sử dụng thuốc sinh học Vi Haf sẽ giúp cây nhanh ra rễ mới, dễ hấp thụ dinh dưỡng, tăng cường sinh trưởng cho cây trồng.
Ngoài ra bà con có thể bón phân trùn quế cho cây cách 2 tuần 1 lần giúp cây ra nhiều nhánh, mập cành, lá xanh tốt, hỗ trợ quá trình ra hoa cho cây đạt chất lượng cao.
Phương pháp chăm sóc cây mai địa thảo sau khi trồng xanh tốt, mau ra hoa
Sau khi thực hiện xong cách trồng mai địa thảo để cây khỏe mạnh, ra hoa đồng đều, đậm màu, không nhiễm sâu bệnh bà con cần áp dụng các kỹ thuật chăm sóc phù hợp:
✅ Luôn duy trì nhiệt độ từ 23 – 25 độ C để cây dễ lên mầm và phát triển tự nhiên. Đặt cây ở nơi có nguồn ánh sáng vừa phải, không gian thoáng mát.
✅ Cung cấp nước tưới thường xuyên phù hợp với thời tiết, đều đặn ngày 1 lần, nếu trời mưa cần giảm lượng nước tránh bị ứ đọng gây thối rễ. Trong quá trình tưới nước bằng bình xịt cần phải nhẹ nhàng tránh áp lực lớn làm lá, ngọn bị dập nát.
✅ Bón phân cho cây thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng, cần cân bằng giữa các loại phân bón với nhau tránh tình trạng thừa thiếu chất. Bà con có thể kết hợp sử dụng sản phẩm phân bón sinh học Vi Amen để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết, tăng chất lượng sản phẩm, hạn chế tình trạng stress trên cây và giúp cải tạo cấu trúc đất trở nên tơi xốp, không khô cứng.
✅ Cần cắt tỉa định kỳ cho cây để loại bỏ đi những nhánh, cành rậm rạp, tạo tán cân đối, giúp cây thông thoáng để ra hoa nhiều hơn.
✅ Trong quá trình chăm sóc cho cây bà con cần thực hiện phòng trừ sâu bệnh từ sớm để ngăn chặn chúng xuất hiện và làm hại cây trồng. Bà con nên áp dụng xử lý bằng sản phẩm sinh học như Mebe Pa để vừa bảo vệ cây trồng, an toàn với sức khỏe và ức chế sự sinh trưởng của các loài côn trùng, sâu tấn công vào mai địa thảo.
Với những thông tin bổ ích về cách trồng mai địa thảo ở bài viết trên. AQ hy vọng quý bà con có thể thực hiện đúng kỹ thuật trồng, hướng chăm sóc phù hợp và hiểu rõ chi tiết về những đặc điểm của cây. Để từ đó trồng thành công và giúp cây hoa mai địa thảo luôn khỏe mạnh, xanh tốt và hoa nở nhiều.