Cách trồng khoai môn và chăm sóc cho ra củ to, mau thu hoạch

Cách trồng khoai môn và chăm sóc cho ra củ to, mau thu hoạch

30/11/2023

Kích thước chữ

Cách trồng khoai môn đem lại nguồn thu nhập cao đến bà con. Bên cạnh đó, khoai môn là đối tượng cây trồng được bà con lựa chọn vì các nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy bà con có ý định trồng cây khoai môn và lo lắng không biết cách trồng như thế nào? Hãy cùng AQ tìm hiểu qua bài viết sau.

Tìm hiểu về cách trồng khoai môn

Cách trồng khoai môn và chăm sóc cho ra củ to, mau thu hoạch
Mang lại không gian xanh với khu vườn khoai môn và nguồn nông sản sạch, an toàn cho gia đình

Cách trồng khoai môn được nhiều người dân chú ý đến vì cây đem lại nhiều lại nhiều thu nhập cao cho bà con ở thành phố.

Khoai môn còn có tên gọi khác là khoai nước hay khoai sọ, thuộc loài Colocasia esculenta, là một loài cây thuộc họ Ráy.

Loài cây khoai môn ưa sống ở khí hậu nhiệt đới và thích hợp với đất thịt nhẹ, đất pha, giàu mùn và khả năng thoát nước tốt.

Cây khoai môn là có thân phát triển thành củ thuộc loài cây thân thảo. Bên cạnh đó, củ khoai môn chứa nhiều tinh bột được mọi người dùng làm thức ăn ở khắp nơi Châu Á.

Thời điểm thích hợp để trồng khoai môn

khoai môn thông thường thời vụ lý tưởng từ tháng 10 đến hết tháng 6 năm sau. Và tùy vào những khí hậu của từng vùng khác nhau thì sẽ có những thời điểm trồng cũng khác nhau:

Cây trồng ở miền Nam từ tháng 10 -12 đến tháng 4-6, bà con có thể thu hoạch.

Đối với các tỉnh phía Bắc, do sử dụng các giống củ khoai có thời gian sinh trưởng kéo dài hơn nên thời điểm trồng cũng thay đổi. Vì vậy, giống được gieo 2 thời điểm thích hợp: từ tháng 3 – 4 hoặc từ tháng 8-9.

Chuẩn bị gì trước khi tiến hành trồng khoai môn

Để cây trồng cho ra chất lượng sản phẩm thì bà con cần chuẩn bị kỹ lưỡng các bước tiến hành trước khi gieo trồng cây khoai môn như sau:

Chọn giống cây khoai môn

Cách trồng khoai môn và chăm sóc cho ra củ to, mau thu hoạch
Không nên chọn những giống cây khoai môn bị biến dạng, bề ngoài khác thường để trồng

Những bà con lựa chọn củ làm giống phải thuộc cấp 1, cấp 2 và có đường kính củ 3 – 4 cm với khối lượng mỗi củ từ 20 – 30 gram là được, không nên chọn những củ quá dài.

Bà con cần đặc biệt lựa chọn những củ không bị khô hoặc thối, lớp vỏ ngoài nhiều lông.

Bà con kiểm tra củ giống có đảm bảo chất lượng được đồng đều thì đem củ giống chọn để ươm mần. Bà con tiến hành bỏ củ giống vào chậu nước để quan sát và đưa ra kết quả

Nếu bà con thấy củ giống chìm xuống đáy chậu thì là củ giống đạt tiêu chuẩn và ngược lại nếu thấy củ giống nổi trên mặt nước thì nên tiến hành loại bỏ, không chọn làm giống.

Xử lý đất trồng cây khoai môn

Cách trồng khoai môn và chăm sóc cho ra củ to, mau thu hoạch
Cần làm đất trồng cây khoai môn có độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt, sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện

Chọn đất trồng cây khoai môn, không bị ngập vào mùa mưa và đất cao. Tùy thuộc kiểu trồng trọt trên ruộng cạn hay ruộng ngập nước để làm đất cho phù hợp.

Cây khoai môn có bộ rễ nông nên bà con cần phải được làm kỹ đất trồng để đảm bảo độ tơi xốp, đồng thời đất trồng phải chứa nhiều mùn.

Hướng dẫn cách trồng khoai môn qua từng bước

Cách trồng khoai môn và chăm sóc cho ra củ to, mau thu hoạch
Kỹ thuật trồng cây khoai môn đơn giãn qua từng bước thực hiện

Bà con thực hiện việc trồng cây khoai môn như sau đây:

Bước 1: Đào hố trồng sau đó đặt của giống vào giữa hố theo hướng thẳng đứng.

Bước 2: Bà con lấp đất kín củ giống với tiêu chuẩn một lớp 3-5cm.

Bước 3: Khi trồng bà con nên lưu ý dùng màng phủ để trùm luống cây lại. Và khi cây đâm chồi bạn dùng dao khoét lỗ để cây trồng có điều kiện sinh trưởng tốt hơn.

Chăm sóc cây khoai môn sau trồng lớn nhanh, mau thu hoạch

Cây trồng luôn tăng năng suất thì bà con phải chăm sóc khoai môn bằng đúng kỹ thuật giúp cây lớn lên khỏe mạnh. Trong đó, bà con cần chú ý những yêu cầu trong chăm sóc như sau:

Tưới nước cho vườn cây khoai môn

Cách trồng khoai môn và chăm sóc cho ra củ to, mau thu hoạch
Bổ sung lượng nước thích hợp cho vườn khoai môn, để cây không bị khô héo do thiếu nước hay bị úng do nước quá nhiều

Khoai môn cần cung cấp nước đầy đủ là yếu tố cần thiết giúp cây sinh trưởng tốt. Bên cạnh đó, cây trồng duy trì được độ ẩm thích hợp cho đất để giống dễ phát triển.

Bà con chú ý tưới nước với lượng vừa đủ, tưới quá nhiều khiến cây bị ngập úng gây ra các bệnh như bệnh thối trái, thối rễ,…dẫn tới ngập úng có thể gây chết cây trồng.

Làm cỏ, vun gốc cho vườn khoai môn

Cách trồng khoai môn và chăm sóc cho ra củ to, mau thu hoạch
Làm sạch cỏ trong vườn khoai môn, để không bị cạnh tranh dinh dưỡng, cho cây phát triển tốt

Khi cây khoai môn đã mọc lên chồi lên mặt đất lúc này cần tiến hành xới xáo nhẹ nhàng, đồng thời kết hợp với dặm cây và nhặt cỏ.

Cây khoai giai đoạn cây trồng đã có từ 2-3 lá tiến hành làm cỏ đợt một cần thực hiện kết hợp cùng với vun gốc. Lúc này cây vẫn chưa mọc rễ nên bà con bà nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cây khoai môn.

Khi cây có ở giai đoạn 3-4 lá bà con tiến hành làm cỏ lần 2 cần kết hợp với vun gốc. Lúc này cây khoai môn đã sinh trưởng ổn định thì bà con dùng cuốc xới nhẹ đất trồng xung quanh và vun cao gốc.

Cuối cùng, bà con dọn cỏ lần 3 tiến hành khi cây trồng được 5 tháng khi cây đã phát triển khỏe mạnh. Đồng thời tỉa bớt những lá vàng úa, lá già để ngăn ngừa nấm bệnh và tập trung dinh dưỡng.

Bảo quản khoai môn sau khi thu hoạch

Việc bảo quản tùy theo giống, kỹ thuật trồng và chăm soc khoai môn mà thời gian thu hoạch khác nhau.

Cây khoai mỗi lứa thông thường mất 10 – 12 tháng.

Sau khi thu hoạch củ khoai xong bà con không cần rửa mà chỉ cần giữ để loại bỏ đất trên củ rồi bảo quản những nơi thông mát.

Hy vọng qua bài viết trên giúp bà con thêm kiến thức về cách trồng khoai môn. Đây là một trong những loại cây dễ trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế, AQ xin chúc bà con thành công trong việc trồng cây khoai môn tại nhà nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *