Hướng dẫn cách trồng hoa quỳnh nở rực rỡ, không sâu bệnh
Kích thước chữ
Cách trồng hoa quỳnh là một trong những kỹ thuật mà người nông dân cần phải nắm trước khi bắt đầu canh tác giống cây này. Để chăm sóc tốt hoa quỳnh ngoài biết về kỹ thuật trồng của chúng ra mà bà con cũng cần nên nắm rõ quy trình canh tác, hãy cùng AQ tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về cách trồng hoa quỳnh
Cách trồng cây hoa quỳnh rất đơn giản và dễ thực hiện, bà con không cần quá cầu kỳ. Tùy thuộc vào giống cây và điều kiện thời tiết môi trường mà hoa sẽ mọc nhanh hay mọc chậm.
Đặc điểm hình dáng của cây hoa quỳnh
Hoa quỳnh có hai loại gồm hoa Dạ Quỳnh và hoa Nhật Quỳnh. Trong đó, hoa Dạ Quỳnh thường sẽ bung hoa tỏa sắc và nở vào ban đêm vì lý do đó mà chúng còn được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm của các loại hoa.
Cây hoa quỳnh có hình dáng khá đặc trưng vì chúng thuộc họ xương rồng. Thân cây dài và uốn lượn, không có lá, được chia thành các thùy rộng và dẹp với độ dày thân khoảng 3 – 5mm và độ rộng từ 1-5cm.
Ở Việt Nam có hai loại quỳnh phổ biến nhất là Quỳnh đỏ và Quỳnh trắng, trong đấy Quỳnh trắng phổ biến hơn.
Quỳnh trắng chỉ nở một lần duy nhất vào ban đêm và sẽ nở trong khoảng thời gian từ tháng 6 – 7. Tầm 3 – 4 tháng sau lần nở thứ nhất thì chúng sẽ bắt đầu lần nở thứ 2. Cánh hoa quỳnh trắng khi sờ vào sẽ thấy mềm mại và nhẹ, kết hợp với nhụy vàng tạo nên vẻ đẹp thanh cao, tao nhã.
Ý nghĩa và công dụng của hoa quỳnh mang đến
Hoa quỳnh không chỉ giúp bạn làm mới nhà cửa mà trong y học dân gian chúng còn có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến hô hấp và phổi. Người ta dùng hoa quỳnh thái nhỏ và đem đi hấp cách thủy với nước rồi kết hợp cùng mật ong và trứng gà để nấu lên, chữa trị cho người bị ho long đờm.
Ngoài ra, hoa quỳnh tươi khi ngâm cùng rượu lâu ngày sẽ có thể dùng để chữa các vấn đề về đau bụng hoặc dùng để bôi lên những vết bầm tím.
Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng hoa quỳnh?
Để giúp cho quá trình thực hiện cách trồng cây hoa quỳnh diễn ra thuận lợi thì bà con cần nên phải chuẩn bị sẵn trước một số yếu tố như sau:
Dụng cụ trồng hoa quỳnh
Bà con có thể tận dụng lại những bao xi măng, bao tải, thùng xốp hay khay có sẵn trong nhà để thay thế chậu làm nơi trồng hoa quỳnh. Lưu ý, nên đục một lỗ dưới đáy để giúp thoát nước trong quá trình tưới cây.
Xử lý đất trồng hoa quỳnh
Khi mua thì bà con cần lưu ý, đất trồng hoa quỳnh phải tơi xốp, dễ thoát nước và nhiều chất hữu cơ. Bà con có thể chuẩn bị trước đất sẵn hoặc tiến hành trộn cùng đất với phân bò hoại mục, phân gà, vỏ trấu, than bùn, mùn hữu cơ, phân trùn quế,… Nên bón lót cùng vôi rồi phơi từ 15 – 20 ngày để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Chọn cây hoa quỳnh giống không sâu bệnh
Khi mua giống bà con nên ưu tiên những loại giống tốt, sạch bệnh và có thể phát triển tốt trước nhiều yếu tố bất lợi từ môi trường. Không nên những giống quỳnh từ nước ngoài vì thời tiết và môi trường sẽ không phù hợp để chúng phát triển.
Đối với các phương pháp trồng bằng cành thì bà con chọn những cành quỳnh không già, không non hoặc những cành dài từ 20 – 30cm.
Nên chọn những lá tươi tốt, xanh, không có dấu hiệu bị bệnh khi thực hiện phương pháp trồng quỳnh bằng lá.
Hướng dẫn một số cách trồng hoa quỳnh đơn giản tại nhà
Mời bà con cùng AQ tìm hiểu những phương pháp trồng cây hoa quỳnh và chi tiết trồng qua đây.
Cách trồng hoa quỳnh bằng lá
Sau khi chọn được những lá giống tươi tốt thì bà con bắt đầu tiến hành ngâm nước để kích thích chúng mọc rễ mới (Với những lá quá dài nên dùng dao cắt ngắn lại để thuận tiện cho việc mọc rễ). Sau 5 – 7 ngày khi rễ non đã mọc thì bà con đem lá giống gieo xuống đất trồng đã chuẩn bị trước.
Tưới nước thường xuyên và giữ cho đất mỗi ngày để kích thích rễ tiếp tục phát triển và cây sinh trưởng tốt.
Cách trồng hoa quỳnh bằng cành
Đầu tiên, bà con vứt bỏ những cành quỳnh nhỏ, thân bị mắc bệnh chỉ giữ lại những cành to, chắc khỏe sau đó để riêng vào trong mát. Tiến hành ngâm cành trong nước để kích thích mọc rễ. Khoảng một tuần lấy ra và cắm lại vào trong chậu đất đã chuẩn bị sẵn từ trước.
Bỏ cây quỳnh vào chậu đất và ấn nhẹ xuống gốc để giúp cố định rễ sau đó tưới cho đẫm nước. Để chậu quỳnh trong chỗ mát khoảng 3 – 4 tuần rồi mang phơi nắng để cây phát triển bình thường.
Chăm sóc cây hoa quỳnh sau khi trồng ra hoa rực rỡ
Đối với giai đoạn đầu mới trồng cây hoa quỳnh thì việc chăm sóc và quan sát chúng rất quan trọng. Nếu không có sự chăm sóc tỉ mỉ sau khi trồng thì cây sẽ không thể phát triển và thậm chí có thể chết.
Bón phân
Cây quỳnh có thể phát triển không cần nhiều lần bón phân. Nhưng bà con vẫn nên bón một cách liều lượng cần thiết để cây có thể sinh trưởng tốt. Không nên bón những loại có nồng độ Nitơ cao. Nhiều bà con hay nhầm lẫn quỳnh chưa nở vì cây thiếu dinh dưỡng nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng hoặc chưa đủ tuổi (thường từ 5 tuổi trở lên).
Tưới nước
Do quỳnh thuộc họ cây xương rồng cho nên chúng chịu khô hạn rất tốt tuy nhiên lại không thể chịu được ngập úng. Vì thế khi trồng bà con nên chuẩn bị sẵn mái che để che mưa và đất trồng phải thoát nước tốt. Một tuần nên tưới từ 1 – 2 lần để cây phát triển tốt.
Cắt tỉa lá cành
Thường xuyên cắt tỉa những lá bị hư, sâu bệnh hại, héo úa để không làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của hoa quỳnh
Ngăn ngừa sâu hại tấn công hoa quỳnh
Bà con nên chủ động thực hiện các các phương pháp phòng ngừa: Rệp, sáp, sâu,,,,bằng các biện pháp canh tác hay sử dụng để phòng trừ chúng sau cho hợp lý.
Bài viết đã cung cấp đầy đủ cho bà con những thông tin hữu ích về cách trồng hoa quỳnh cũng như hướng dẫn chăm sóc quỳnh sau khi trồng. AQ mong rằng bà con sẽ thành công trong việc thực hiện cách trồng.