Cách trồng đậu ván tại nhà và Kỹ thuật chăm sóc
Kích thước chữ
Cách trồng đậu ván bao gồm các bước như làm đất, ngâm ủ hạt giống, gieo hạt, chăm sóc cây con và thu hoạch. Trong đó, tất cả các bước đều cần được thực hiện một cách cẩn thận để hạt giống nảy mầm nhanh, cho cây con phát triển khỏe mạnh và chất lượng hạt đậu thơm ngon.
Cây đậu ván có thể dễ dàng trồng tại nhà, đặc biệt là trong các khu vườn nhỏ hoặc trong các giàn leo quanh nhà. Sau đây mời mọi người cùng Sinh Học AQ tìm hiểu và thực hiện kỹ thuật trồng đậu ván tươi ngon với các nội dung chi tiết trong bài viết bên dưới nhé!
Tổng quan về cách trồng đậu ván tại nhà

Đậu ván là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc ngay tại nhà, để cây được phát triển thuận lợi, cho năng suất cao và chất lượng hạt đậu tốt thì khi gieo trồng bà con cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây như: giống, đất trồng, cách chăm sóc và điều kiện khí hậu, độ ẩm.
Thu hoạch đậu ván không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Thế nên, ngày càng có nhiều bà con lựa chọn trồng cây đậu ván tại nhà mình
Giới thiệu về cây đậu ván
Cây đậu ván là một trong những loại cây trồng phổ biến thuộc họ đậu với khả năng sinh trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm. Đậu ván nổi bật với hoa tím mọc thành chùm và quả đậu có màu tím hoặc xanh tím, dài từ 5 đến 8 cm, có hình dạng dẹt, chiều rộng khoảng 1,5 đến 2 cm. Mỗi quả đậu ván chứa từ 3 đến 4 hạt đậu được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon như xào, luộc, hấp,…
Đậu ván có hai loại phổ biến là đậu ván trắng và đậu ván đỏ, mỗi loại đều có giá trị dinh dưỡng tương tự nhau nhưng lại có màu sắc và hương vị khác biệt. Chế biến món ăn từ đậu ván cung cấp nguồn protein thực vật dồi dào, giàu chất xơ và các vitamin nhóm B, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Đặc điểm sinh trưởng của cây đậu ván
▶️ Trồng đậu ván không chỉ mang lại nguồn thực phẩm tươi ngon mà còn tạo cảnh quan đẹp, giúp không gian sống trở nên xanh mát và dễ chịu hơn. Cây đậu ván có sức sống tốt và khả năng sinh trưởng mạnh mẽ ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Tuy nhiên, nếu được trồng trong đất giàu dinh dưỡng, cây đậu ván sẽ phát triển nhanh hơn, tươi tốt và cho thu hoạch hạt đậu chất lượng.
▶️ Cây đậu ván phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 20 đến 30 độ C, thích hợp với môi trường có độ ẩm trung bình. Khi trồng đậu ván ngoài trời cần chú ý cung cấp đủ nước, hạn chế tình trạng ngập úng.
▶️ Cây đậu ván được trồng trên nhiều loại đất đảm bảo màu mỡ, tơi xốp và thoát nước tốt, có độ pH từ 6.0 đến 7.5. Để đạt được năng suất cao, khi gieo trồng mọi người cần bổ sung phân bón hữu cơ hoặc phân chuồng để tăng độ phì nhiêu của đất.
Chuẩn bị cho cách trồng đậu ván như thế nào?
Để đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao, bước chuẩn bị trước khi thực hiện cách trồng đậu ván tại nhà rất quan trọng. Trong đó, mọi người cần chuẩn bị giống tốt, cải tạo đất trồng và dụng cụ làm vườn cụ thể như sau.
Chọn giống đậu ván
➡️ Trên thị trường hiện nay có hai loại giống đậu ván phổ biến là đậu ván trắng và đậu ván tím. Để đảm bảo chất lượng, mọi người nên mua hạt giống từ các cửa hàng uy tín không bị nhiễm bệnh và có nguồn gốc rõ ràng.
Đất trồng đậu ván
➡️ Cây đậu ván thích hợp được trồng ở vị trí đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và không bị ngập úng. Để tăng độ màu mỡ của đất, mọi người có thể trộn đất với phân chuồng hoai mục, phân bò, phân gà hoặc sơ dừa, trấu để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
➡️ Trước khi trồng, cần cải tạo đất, làm sạch cỏ dại và phơi đất dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng một tuần để giúp đất thông thoáng và sạch mầm bệnh.
Dụng cụ trồng đậu ván
➡️ Trước khi trồng, mọi người cần chuẩn bị một số dụng cụ làm vườn hỗ trợ quá trình chăm sóc cây đậu ván như bình tưới nước, cào đất và bay làm vườn, sử dụng tre, gỗ hoặc các vật liệu tự nhiên khác để làm giàn cho cây.
Hướng dẫn thực hiện cách trồng đậu ván đúng kỹ thuật

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết như trên, mọi người có thể tiến hành cách trồng cây đậu ván tại vườn nhà với các bước như sau:
Làm đất trồng đậu ván
✅ Trước khi gieo hạt, mọi người cần cày bừa đất tơi xốp, loại bỏ hoàn toàn cỏ dại, sau đó bón vôi để diệt trừ sâu bệnh và điều chỉnh độ pH của đất cho phù hợp. Phơi đất dưới ánh nắng trong khoảng một tuần để diệt khuẩn và côn trùng.
✅ Sau khi cải tạo đất, bà con tiến hành làm luống trồng có chiều cao từ 15 – 20 cm, chiều rộng từ 1,2 – 1,5 m. Đảm bảo khoảng cách giữa các luống từ 30 – 40 cm để tạo không gian thuận lợi cho cây phát triển.
Ngâm ủ hạt giống
✅ Ngâm hạt: Trước khi gieo bà con ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 30 phút, với nhiệt độ từ 50-52 độ C giúp hạt nảy mầm nhanh và đồng đều.
✅ Ủ hạt: Sau khi ngâm xong, thực hiện ủ hạt giống trong khăn ẩm trong khoảng 1 ngày để hạt nứt nanh.
Gieo hạt đậu ván
✅ Khi hạt giống đã nứt nanh, mọi người tiến hành gieo hạt xuống đất. Sao cho mỗi hốc gieo từ 2 – 3 hạt và khoảng cách giữa các hốc đảm bảo từ 25 – 30 cm giúp cây có đủ không gian phát triển mà không bị cạnh tranh về dinh dưỡng.
✅ Sau khi gieo hạt phủ lên một lớp đất mỏng khoảng 1 cm. Lưu ý, không phủ quá dày gây ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt.
✅ Sử dụng vòi tưới phun nhẹ để tưới ẩm cho đất, có thể phủ một lớp rơm rạ hoặc cỏ khô lên luống để giữ ẩm cho hạt.
Chăm sóc cho cách trồng đậu ván đạt năng suất cao

Thực hiện kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu ván đúng cách sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe mạnh, bao gồm công việc tưới nước, bón phân, cắt tỉa cành lá làm giàn cho cây leo cụ thể như sau:
▶️ Tưới nước: Trong khoảng 10 ngày đầu sau khi gieo hạt cần tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày để giữ ẩm cho đất và tạo điều kiện cho hạt nảy mầm tốt. Khi cây con đã phát triển mọi người chỉ cần tưới nước mỗi ngày một lần để giữ đất đủ ẩm.
🚨 Lưu ý: Trong giai đoạn khi cây ra hoa và quả, cần tưới nước vào gốc cây, tránh tưới vào hoa và quả để không gây thối hỏng.
▶️ Cắt tỉa cành lá: Khi cây đậu ván phát triển khoảng 10 ngày tuổi, cần tỉa bỏ các lá già, héo úa hoặc cây con còi cọc giúp vườn cây tập trung dinh dưỡng để phát triển những cây con khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho cây leo lên giàn và ra hoa.
▶️ Bón phân định kỳ: Trong suốt quá trình phát triển cây đậu ván cần được bổ sung dinh dưỡng để cho thu hoạch hạt đậu đạt năng suất cao. Mọi người nên sử dụng các loại phân hữu cơ như để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.
▶️ Kích rễ cho cây đậu ván: Dùng 500g Vi HAF bà con hòa tan từ 600 đến 1000 lít nước, phun hoặc tưới gốc tại vườn từ 30-50 cây, hỗ trợ quá trình cây nhanh ra rễ khỏe, lá xanh dày, cải tạo đất và cung cấp vi lượng hấp thụ hiệu quả.
▶️ Bổ sung dinh dưỡng: Dùng 250ml VI AMEN pha với 400 đến 800 lít nước, sau đó bà con phun định kỳ trong các giai đoạn phát triển của cây đậu ván thay thế cho phân NPK và phân bón lá khác, áp dụng định kỳ mỗi lần cách từ 7 – 15 ngày.
▶️ Giai đoạn cây đậu quả: Pha 500ml sản phẩm Mfruit với 300-500l nước, bà con sử dụng phun định kỳ 7-10 ngày/ lần vào giai đoạn quả đậu đang phát triển, nuôi quả lớn nhanh, giàu dinh dưỡng. Chú ý: Ngưng phun sản phẩm Mfruit trước thu hoạch quả từ 7-10 ngày.
▶️ Làm giàn cho cây leo: Khi cây đậu ván bắt đầu ra tua cuốn, mọi người cần chuẩn bị giàn để cây có thể leo lên với chiều cao khoảng 1,8 đến 2 m. Hình dáng của giàn leo có thể làm theo hình chữ A, X hoặc theo mô hình truyền thống với các vật liệu tự nhiên như tre, trúc, hoặc gỗ.
▶️ Thu hoạch đậu ván: Sau khoảng 3-4 tháng trồng vườn cây đậu ván sẽ bắt đầu cho ra hoa và kết trái. Mọi người có thể thu hoạch khi quả chuyển sang màu vàng hoặc nâu và phần hoa ở đầu trái đã héo khô. Thu hoạch quả non ngay khi quả còn tươi, mềm và chưa bị xơ, bà con có thể chế biến thành các món xào, nấu canh. Thu hoạch quả già để lấy hạt có thể dùng để chế biến chè, nấu súp, hoặc để giống cho mùa vụ sau.
Với hướng dẫn chi tiết trong bài viết trên từ AQ Bice, hy vọng rằng mọi người sẽ áp dụng thành công cách trồng đậu ván tại vườn nhà đạt năng suất cao. Qua đó chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật từ việc chuẩn bị đất, chọn giống, gieo hạt cho đến chăm sóc cây trong suốt quá trình phát triển cây đậu ván sẽ cho quả đậu tươi ngon, thu hoạch đều đặn qua nhiều mùa vụ.