Hướng dẫn cách trồng cây mía: Đặt hom, lắp đất và trồng dậm
Kích thước chữ
Cách trồng cây mía liệu có đơn giản như những loại cây trồng khác không? Đây là câu hỏi được nhiều bà con quan tâm và tìm hiểu đến. Trong bài viết hôm nay, AQ chia sẻ đến quý bà con những kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía đơn giản, giúp cây mau lớn, thu hoạch nhanh.
Tìm hiểu về cách trồng cây mía
Cây mía là nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến đường. Đây cũng được xem là loại cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều địa phương.
Được đánh giá là loại cây không kén đất, sống tốt, dễ dàng chăm sóc nên được trồng ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt, thu hoạch nhanh thì bà con cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía đúng cách.
5 giai đoạn sinh trưởng của cây mía
Thời kỳ nảy mầm: Thời kỳ này được tính từ lúc đặt hom trồng cho đến lúc mầm mía nảy mầm thành cây con. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 26 – 33 độ C; độ ẩm đất 70%.
Thời kỳ cây con: Được tính từ khi cây có lá thật thứ nhất cho khi số lượng cây trong ruộng phần lớn có 5 lá thật (Bộ rễ cây bắt đầu phát triển khi cây đã có 2 lá thật). Nhiệt độ không khí cần thiết là từ 15 độ C, độ ẩm đất khoảng 60%.
Thời kỳ đẻ nhánh: Thời kỳ này được tính khi cây mía có khoảng 6 – 7 lá thật, các mầm ở gốc sát mặt đất nảy mầm thành nhánh. Thời kỳ đẻ nhánh này kéo dài khoảng 3 – 4 tháng. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 26 – 30 độ C; độ ẩm đất khoảng 70 – 80%.
Thời kỳ vươn lóng: Khi những ruộng mía được trồng vào vụ xuân (tháng 2, 3) thì có thời gian vươn mạnh trong tháng 7, 8, 9, 10. Những ruộng được trồng vào vụ thu tháng 9 thì có thời gian vươn lóng kéo dài trong 7 tháng (vươn mạnh nhất trong tháng 5, 6, 7, 8). Vào thời kỳ này thì nhiệt độ phù hợp nhất là vào khoảng 25 – 35 độ C; độ ẩm đất 60 – 80%.
Thời kỳ chín công nghiệp và trổ cờ: Thời kỳ chín công nghiệp là khi cây mía tích lũy đường lần lượt từ dưới lóng lên trên. Khi độ đường ở các lóng ở phần thân ngọn tương đường với phần thân gốc thì được gọi là chín công nghiệp. Lúc này nhiệt độ phù hợp là ở khoảng 14 – 25 độ C; độ ẩm của đất cần thấp hơn ở thời kỳ sinh trưởng.
Giai đoạn trổ cờ chính là thời kỳ chín sinh vật học của cây mía. Thời kỳ này thường không trùng với thời kỳ chín công nghiệp và có sự ảnh hưởng không tốt đến chất lượng mía. Ở giai đoạn này nhiệt độ cần ở dưới 15 – 26 độ C; độ ẩm đất vào khoảng 70%. Khi cây mía trổ cờ thì thân cây sẽ ngừng sinh trưởng, giảm tỷ lệ đường và tăng tỷ lệ xơ.
Thời gian thích hợp trồng mía tại các vùng miền
Thời vụ canh tác cây mía được chia làm 2 vụ: vụ và vụ phụ. Có sự phân chia thời vụ này là do khí hậu phân hóa rõ rệt từ miền Bắc vào miền Nam.
- Miền Bắc: vụ Đông Xuân (từ tháng 11- 3); vụ Thu xuống giống vào tháng 9 và thu hoạch vào tháng 10-1 năm sau.
- Đông Nam Bộ: mùa vụ bắt đầu từ tháng 5-6 và thu hoạch vào tháng 3-4 năm sau, vụ cuối mùa mưa bắt đầu từ tháng 10-11 và thu hoạch vào tháng 8-9 năm sau.
- Tây Nam Bộ: mùa vụ bắt đầu vào tháng 4-6 và thu hoạch vào tháng 1-3 năm sau.
- Tây Nguyên: mùa vụ bắt đầu vào tháng 4-6 hoặc có thể trồng vào tháng 11-3
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mía
Để kỹ thuật trồng cây mía được diễn ra thuận lợi thì bà con cần tìm hiểu kỹ về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây mía để có biện pháp canh tác sao cho phù hợp.
Nhiệt độ
- Là loại cây nhiệt đới ưa nhiệt, nên cây mía cần nhiệt độ từ 25-35 độ C để sinh trưởng và phát triển.
- Nếu nhiệt độ thấp hơn 20 độ C và cao hơn 35 độ C sẽ làm cây mía sinh trưởng chậm. Nếu nhiệt độ xuống dưới 10 độ C và cao hơn 40 độ C thì cây mía thì ngừng phát triển.
Lượng mưa
- Lượng mưa là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mía.
- Lượng mưa phù hợp nhất là 1.500 – 2.000 mm/năm, phân bố đều trong khoảng 8-10 tháng vào giai đoạn cây mía mọc mầm đến khi thu hoạch.
Đất trồng
- Dù được xem là loại cây dễ trồng, có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất thấp, chua mặn, đất đồi, khô hạn, ít màu mỡ.
- Tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất, thì nền trồng mía ở những loại đất tơi xốp, có tầng canh tác sâu, độ phù cao, có độ giữ ẩm tốt và có tình trạng thoát nước tốt.
- Độ pH đất thích hợp từ 5,6 – 7,5. Vào thời kỳ cây mía phát triển lóng vươn cao cần ẩm độ đất từ 75 – 80%.
Trước khi thực hiện cách trồng cây mía cần chuẩn bị gì?
Để quá trình cách trồng mía được diễn ra thuận lợi thì trước khi tiến hành vào vụ bà con cần chuẩn bị tốt giống mía và đất trồng như sau:
Lựa chọn giống mía phù hợp
- Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống mía khác nhau cho năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên, bà con cần dựa vào điều kiện khí hậu ở địa phương để chọn giống mía cho phù hợp.
- Cần chọn những cây mía có độ tuổi từ 6-8 tháng tuổi, có sức chống chịu tốt. Hom mía có năm tuổi từ 2-3 năm. Cây không bị nhiễm sâu bệnh, nên thực hiện xử lý hom bằng cách ngâm nước vôi vài ngày.
Lựa chọn đất trồng cây mía
- Cần chọn những loại đất trồng có độ pH từ 5,6 – 7,5, đất có độ tơi xốp, tránh quá chua, quá mặn, để cây mía được sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
- Cần thực hiện làm sạch cỏ trên đất trồng, cày sau khoảng 25-30cm, thực hiện lặp đi lặp lại khoảng 2-3 lần.
Hướng dẫn cách trồng cây mía chi tiết từng bước
- Như đã đề cập bên trên về thời vụ trồng cây mía sẽ phụ thuộc vào khí hậu của địa phương mà bà con sinh sống.
- Hố trồng cây mía với đường kính và chiều sâu khoảng 50×50, hàng cách khoảng 0.8m-1.2m, hàng kép thì cách nhau từ 1,2 -1,6m, mỗi ha trồng khoảng 35.000-40.000 hom mía.
- Kỹ thuật trồng cây mía đúng là đặt hom mía theo rãnh, thực hiện nén chặt hom phải tiếp xúc với đất.
- Tưới nước và giữ ẩm cho đất tốt để cây mía sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Kỹ thuật chăm sóc cây mía sau khi trồng phát triển xanh tốt, đứng cây
✅ Vào mùa mưa thì cần tưới nước thường xuyên từ 1-2 lần/tháng, đặc biệt là vào giai đoạn cây mía mọc mầm, mọc nhánh và đang phát triển.
✅ Vào mùa mưa dầm thì cần chú ý quá trình thoát nước, tránh để cho cây mía bị úng nước và nước đọng nhiều trên đất.
✅ Cần vệ sinh sạch sẽ khu vực trồng mía, tránh để cỏ dại mọc nhiều, cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây mía.
✅ Khi thấy cây mía đủ lớn thì bà con cần bóc mía thường xuyên.
✅ Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, thì cây mía cũng cần được bón phân lót và phân thúc vào nhiều đợt.
✅ Cần bón cần bằng giữa các chất, bà con có thể sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ,…
✅ Theo dõi và phòng trừ các loại nấm bệnh, côn trùng trên cây mía như: thối đỏ, héo rũ, chết nhanh, bệnh than, rệp,…
✅ Có thể sử dụng các loại thuốc sinh học để tiêu diệt nấm bệnh và đảm bảo được sức đề kháng cho cây mía.
Thuốc phòng trị nấm khuẩn gây bệnh hại ở cây mía Chatomium
❌ Thối đỏ hại mía là loại nấm bệnh tấn công trên mọi bộ phận của cây như: lóng, thân, lá, bẹ lá cây mía… Nấm Collectotrichum falcatum Went là nguyên nhân chính gây ra bệnh thối đỏ trên cây mía.
❌ Độ ẩm trong không khí tăng cao, mưa nhiều, thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ từ 27-32 độ C thì nấm bệnh phát triển mạnh mẽ hơn.
❌ Triệu chứng phổ biến của nấm bệnh là khi chẻ cây mía ra sẽ thấy các vết màu đỏ có mùi như rượu và có vị nhạt, hơi chua.
❌Trên lá cây mía xuất hiện ở phần sống lá hoặc máng, lúc đầu chỉ là một vết nhỏ sau đó sẽ lan rộng khiến lá bị nứt, rách, gãy…
✅ Kỹ sư tại Công Ty Cổ Phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm Chatomium, có công dụng rất tốt trong việc canh tác và quản lý nấm bệnh hại trên cây mía.
✅ Sản phẩm Chatomium được điều chế ra từ thành phần chính là: Chaetomium cupreum 1.5×106CFU/g bột và các hệ vi sinh hữu cơ giúp cải tạo đất trồng.
✅ Chatomium đã mang đến công dụng rất tốt trong việc phòng trị dứt điểm nấm bệnh, hỗ trợ tăng tính đề kháng cho cây, giúp cây mía sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Kết thúc bài viết, AQ hy vọng rằng quý bà con sẽ có thêm kinh nghiệm trong cách trồng cây mía và kỹ thuật chăm sóc cây mía khỏe mạnh . Nếu cần tư vấn về sản phẩm sinh học thì hãy liên hệ ngay với kỹ sư nông nghiệp của AQ nhé.