Hướng dẫn cách trồng cây cau và chăm sóc ra trái đầy buồng
Kích thước chữ
Cách trồng cây cau và chăm sóc để cây phát triển xanh tốt, trái ra đầy buồng và không bị sâu bệnh tấn công. Trong bài viết này AQ chia sẽ đến bà con quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cau chi tiết từng bước, cùng với các thông tin liên quan về kỹ thuật trồng như “thời gian cau ra trái, các loại đất trồng cây cau, kỹ thuật làm bông kích trái cau,…” mang đến chất lượng và năng suất cao khi thu hoạch quả cau.
Tìm hiểu về cách trồng cây cau
Cây cau là một trong những loại cây cho ra quả có từ lâu đời tại đất nước ta. Từ xưa, chúng đã trở thành văn hóa của người Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong đời sống đời thường. Câu thuộc loại cây thân cột, có thể cao đến gần 20m. Lá cau thuộc loại lá đơn dài với phần mo cau có hình cong. Quả màu xanh và khi chín chuyển màu xanh ngả vàng.
Cây cau được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt. Nhiều nhà vườn có diện tích đất trồng lớn thường sử dụng phương pháp này để tối ưu. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh và dễ thực hiện. Tuy nhiên, cây con vẫn có thể khác cây mẹ về nhiều đặc điểm.
Cây cau trồng bao lâu có trái?
Thời gian cây cau cho ra trái lần đầu là từ 5-7 năm từ khi trồng. Tuy nhiên một số điều kiện về môi trường trồng như khí hậu, đất đai và phương pháp chăm sóc cũng tác động lớn đến thời gian ra bông đậu trái ở cây cau.
Cây cau trưởng thành bước vào giai đoạn ra hoa đến khi đậu quả chín và ra trái đầy buồng có thời gian từ 6-8 tháng. Trái cau khi còn non có màu xanh, và chuyển sang màu vàng cam khi chín
Các loại đất thích hợp để trồng cây cau
Cây cau phát triển tốt khi được trồng bằng một số loại đất như “Đất phù sa, đất sét loãng, đất đỏ Bazan, Đất pha cát, Đất Alluvial”. Sau đây là chi tiết về các loại đất trồng cau:
Đất Phù Sa: Giàu dinh dưỡng có cấu trúc mịn, thoát nước và giữ ẩm tốt, độ pH từ 5.5 đến7, là loại đất lý tưởng để trồng cau cho cây phát triển khỏe mạnh, xanh tốt. Loại đất này xuất hiện tại một số khu vực đồng bằng và ven sông.
Đất Loam (Đất Sét Loãng): Loại đất này giúp rễ phát triển tốt đi sâu vào đất để hấp thụ nước và dinh dưỡng. Cấu trúc của loại đất này có tỷ lệ hòa trộn giữa đất sét và đất cát ở mức phù hợp, Chứa nhiều dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt rất thích hợp sử dụng để trồng cây cau.
Đất Đỏ Bazan: Chứa nhiều khoáng chất như canxi, magiê và kali, đây là những dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của cây cau. Nhưng nếu độ pH không phù hợp, bà con cần xử lý lại đất bằng cách bón vôi hoặc sử dụng sản phẩm sinh học cải tạo đất Bio Soil để cân bằng lại độ pH cho phù hợp ở mức từ 5.5 đến 7.0.
Đất Pha Cát: Đối với loại đất pha cát cần được cải tạo lại bằng cách bón phân hữu cơ nhằm đảm bảo duy trì độ ẩm cho cây cau phát triển. Loại đất này có khả năng thoát nước tốt nhưng dưỡng chất trông đất rất kém, nên cần cải tạo lại đất để bổ sung thêm dinh dưỡng vào đất, cho cây cau có thể hấp thụ tốt dưỡng chất cần thiết cho quá trình nuôi cây, đi đọt, dưỡng bông và nuôi trái.
Bà con có thể tìm hiểu thêm về phân bón siêu dinh dưỡng Vi AMEN để bổ sung thêm vào loại đất pha cát.
Đất Alluvial: Đất có khả năng giữ nước tốt, giàu dinh dưỡng nên rất thích hợp để trồng cây cau, loại đất này thường được hình thành từ trầm tích của sông.
Chuẩn bị gì trước khi thực cách trồng cây cau?
Việc chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu hay dụng cụ từ trước sẽ giúp cho quy trình trồng cây cau diễn ra thuận lợi, tiết kiệm thời gian cũng như tăng tỷ lệ thành công.
Chọn giống cây cau khỏe mạnh
Chọn giống luôn là khâu chuẩn bị vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu kỹ thuật trồng cây cau. Để có một vườn cau nặng trĩu quả, phát triển tốt thì bà con nên chọn giống từ những cây mẹ có buồng cau lớn, trái đều.
Nên chọn những cây lưng bẹ để làm giống. Tránh chọn những giống không phù hợp với hoàn cảnh thời tiết của vùng vì sẽ khiến mầm không thể mọc cây con. Theo kinh nghiệm của nhiều bà con, nên chọn những cây trầu đã thu hoạch 2 -3 vụ và quả ở buồng cuối sẽ làm tăng tỷ lệ nảy mầm.
Chuẩn bị đất trồng và đào hố
Cây cau lúc nhỏ chịu bóng râm khá tốt, khi lớn thì sẽ ưa sáng hoàn toàn và phát triển tốt ở những khu vực đất ẩm, giàu dinh dưỡng. Vì thế bà con cần chú ý gieo hạt ở những khu vực có điều kiện trên.
Thời vụ trồng: Thời điểm cuối thu khi cây mẹ nảy 2 – 3 lá mầm thì bứng cau ra vườn trồng để khi sang xuân, khi gặp mưa dầm thì cây sẽ bén rễ tốt. Chuẩn bị sẵn 1 cây/1 hố trồng, hố rộng khoảng 70cm và sâu 70cm, cách nhau từ 1,7 – 2m một hố. Mật độ trồng 60 – 70 cây. hào để đảm bảo độ thông thoáng cho vườn.
Bón phân lót: Cau rất ưa phân chuồng ủ mục. Vì thế mà bà con có thể bón thêm phân hữu cơ kết hợp cùng bón vôi để ngăn ngừa sâu bệnh tấn công.
Ươm hạt cau giống nảy mầm
Với những buồng cao giống, bà con cần lựa trái cau vào thời điểm trái đã chín. Đem gieo cau những nơi thoáng mát, có độ ẩm cao, nhiều ánh sáng trong khoảng 20 – 40 ngày.
Khi thấy trái cau đã nảy mầm thì bà con có thể đem túi bầu đã chuẩn bị từ trước và đợi cho tới khi cây cau con lên chồi khoảng 2 – 3 lá thì đem trồng trồng vào hố.
Hướng dẫn cách trồng cây cau chi tiết từng bước
Việc trồng cau cũng tương tự như trồng những loại cây khác. Khi cây giống đã đủ tuổi, rễ mọc nhiều nhánh, dài, cây khỏe mạnh, tán lá xanh tốt, không bị sâu bệnh. Bà con đào một hố hình tròn ở chính giữa hình vuông đã đào.
Tiếp đó đặt cây con xuống hố và san phẳng đất, khi thấy đất lấp ½ cây con thì dừng lại. Sau đó tiến hành tưới nước ngay để đất ẩm, giúp bén rễ nhanh. Cần tạo hàng rào bảo vệ xung quanh cây con để tránh những loại gia cầm, gia súc tấn công, tránh ngã đổ cau.
Thường xuyên giữ ẩm cho cho bằng cách tính nước thường xuyên, bón phân định kỳ và kiểm tra vườn thường xuyên xem cây có bị bệnh hay không để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Thuốc kích rễ đi đọt cho cây cau sau khi trồng Vi HAF
Rễ cây rất quan trọng đối với cây nhất là với những cây con. Việc có một bộ rễ chắc khỏe sẽ là tiền đề để cho cây cau mau chóng phát triển, giúp hấp thụ tốt chất dinh dưỡng từ môi trường.
Thành phần thuốc kích rễ đi đọt cây cau Vi HAF
✅ Chất hữu cơ: 15%, pHH2O: 5; Độ ẩm: 30%; 2×10^6 CFU/G vi sinh vật phân giải xenlulo.
✅ Thuốc được các kỹ sư của AQ nghiên cứu dựa trên công nghệ kết hợp lên men những hợp chất hữu cơ sinh học có lợi cho cây trồng.
Công dụng của thuốc kích rễ đi đọt cây cau Vi HAF
✅ Cải thiện, cải tạo độ dinh dưỡng có trong đất. Tạo môi trường thuận lợi cho các loài vi sinh vật hữu cơ phát triển mạnh mẽ.
✅ Kích thích rễ cây con phát triển nhanh chóng, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, hồi phục cây sau thời gian dài bị bệnh, giúp lá xanh dày,…
✅ Hỗ trợ giải độc phèn, giúp cây cau giảm stress từ môi trường gây ra. Nâng cao chất lượng nông sản và năng suất của vườn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc kích rễ đi đọt cây cau Vi HAF
✅ Dùng 500g Vi Haf hòa tan cùng với 600 – 1000 lít nước. Thực hiện phun, tưới gốc và sử dụng sau gieo hạt từ 7 – 15 ngày với liều lượng từ 10 – 15 ngày/ lần.
Chăm sóc cây cau sau khi trồng lớn nhanh, không bị sâu bệnh
Vào những thời điểm nắng nóng trong năm, bà con cần tiến hành cung cấp đủ lượng nước và thường xuyên bón phân để giúp cây phát triển tốt. Ngoài ra còn phải dọn dẹp sạch cỏ dại trong vườn nhằm hạn chế các loài côn trùng, sâu hại khác tấn công gây nên các bệnh truyền nhiễm.
Hy vọng, cách trồng cây cau sẽ không còn là vấn đề với bà con khi đã tìm hiểu rõ những công đoạn cần chuẩn bị, kỹ thuật thực hiện, cách chăm sóc cũng như phương pháp kích thích giúp rễ mau ra thông qua bài viết trên.