Hướng dẫn cách trồng cà rốt mau thu hoạch, không sâu bệnh
Kích thước chữ
Cách trồng cà rốt tại nhà đã nhận được sự quan tâm của nhiều người bởi cách thực hiện dễ dàng và hiệu quả cao. Vậy để có được năng suất, chất lượng khi tự gieo trồng, bà con có thể tham khảo cách làm trong bài viết sau nhé!
Tìm hiểu về cách trồng cà rốt
Cách trồng cà rốt tại nhà hiện nay đang được nhiều người ưa chuộng bởi sự tiện lợi và đơn giản. Cà rốt là loại cây ăn củ có độ ngọt tự nhiên, với nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A giúp hỗ trợ sức khỏe con người. Bởi vậy mà chúng thích hợp để bổ sung vào các bữa ăn hằng ngày.
Việc trồng cà rốt tại nhà cũng giúp cho mọi người thu hoạch được củ tươi ngon, đảm bảo chất lượng, an toàn cho sử dụng. Tự trồng và chăm cây cũng góp phần giúp chúng ta thư giãn và làm đẹp cho không gian sống.
Giá trị dinh dưỡng từ củ cà rốt mang lại cho sức khỏe
Cà rốt có giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Dưới đây là một số giá trị dinh dưỡng chính của cà rốt:
🔷 Vitamin A: Cà rốt là một nguồn giàu beta-carotene, một hợp chất được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, hỗ trợ thị lực, sự phát triển và chức năng của da, hệ miễn dịch.
🔷 Chất chống oxy hóa: Cà rốt chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E giúp ngăn chặn sự hủy hoại tế bào do các gốc tự do gây ra và bảo vệ khỏi các bệnh mãn tính như ung thư và các bệnh tim mạch.
🔷 Chất xơ: Cà rốt có chứa chất xơ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và giúp duy trì sự ổn định của đường huyết.
🔷 Kali: Cà rốt là một nguồn giàu kali, một khoáng chất quan trọng cho sự hoạt động của các tế bào và cân bằng nước trong cơ thể. Kali cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp ổn định.
Cà rốt cũng cung cấp một số vitamin và khoáng chất khác như vitamin K, vitamin B6, folate, magie và mangan. Để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của cà rốt, nên ăn cà rốt tươi hoặc chế biến đơn giản.
Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng cà rốt?
Làm sao để trồng cà rốt tại nhà mà không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật phức tạp? Biện pháp canh tác này cần được chuẩn bị một số yêu cầu như sau:
Thời điểm thích hợp để trồng cà rốt
Cà rốt là cây trồng ưa mát nên thường được gieo trồng vào cuối đông, đầu xuân. Thời điểm tốt nhất cho cây là gieo trước đợt sương giá cuối cùng từ khoảng 3-4 tuần, ở nhiệt độ từ 15.5-21 độ C. Cà rốt cũng cần cung cấp khoảng 6-10 giờ tắm nắng mặt trời mỗi ngày để phát triển tốt nhất.
Chọn hạt giống cà rốt không sâu bệnh
Chọn hạt giống từ nhà cung cấp đáng tin cậy và đảm bảo cho chất lượng cao. Tùy thuộc vào khả năng, điều kiện gieo trồng và mục đích của mỗi người để chọn hạt giống phù hợp, cho củ đẹp, khả năng chống chịu bệnh tốt.
Chuẩn bị vật liệu trồng cà rốt
Bà con trồng cà rốt có thể tận dụng các bao xi măng, chậu, thùng xốp, khay có sẵn trong nhà. Dưới đáy vật liệu trồng cần đục các lỗ để thoát nước. Chiều cao của các dụng cụ trồng này phải đạt tối thiểu từ 20-25 cm trở lên.
Chuẩn bị đất trồng cà rốt
Cà rốt thích đất cát, đất mùn hữu cơ có kết cấu nhẹ với khả năng thoát nước tốt. Các loại đất như đất sét, đất cứng sẽ không mang lại năng suất cho cây. Độ pH cho đất trồng loại cây này ở khoảng 6.0 đến 6.5.
Xử lý đất, nhặt hết sỏi đá có lẫn trong đất để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của củ. Trộn hỗn hợp đất, xơ dừa, phân hữu cơ để làm đất trồng cà rốt.
Hướng dẫn một số cách trồng cà rốt cho năng suất cao
Hướng dẫn cách trồng cà rốt tại nhà thông qua các bước cụ thể như sau mời mọi người cùng tham khảo:
Phương pháp trồng củ cà rốt bằng hạt
Trồng cà rốt bằng hạt là một trong 2 cách trồng cà rốt phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này thì AQ mời bà con tìm hiểu qua các bước sau đây.
Xử lý hạt giống cà rốt
Hạt cà rốt có phần vỏ và lông khá cứng vì vậy cần vò hạt cho các lông cứng gãy hết. Trộn hạt giống với mùn theo tỷ lệ 1:1 và tưới nước giữ ẩm khoảng 2-3 ngày trước khi đem gieo.
Gieo trồng hạt giống cà rốt
Bước 1: Sau khi xử lý hạt, đem hạt đi gieo vào các hốc đất. Mỗi lỗ gieo từ 2-3 hạt và các lỗ cách nhau 5-7cm để đảm bảo khoảng cách an toàn cho cây phát triển.
Bước 2: Gieo hạt xong, tiến hành lấp một lớp đất mỏng lên trên hoặc dùng rơm rạ cắt nhỏ. Tiến hành tưới nước giữ ẩm mỗi ngày vào buổi sáng sớm.
Bước 3: Đặt thùng xốp ở những nơi có nắng để cây hấp thụ ánh sáng mặt trời.
Bước 4: Bón phân cho cây sau khi gieo từ 5-6 tuần, chọn loại phân có lượng nitơ thấp.
Phương pháp trồng cà rốt bằng đầu củ
Cà rốt cùng các loại củ tươi rất dễ trồng lại và có thể mọc lại ngay khi chỉ còn lại cuống hoặc vài mẫu. Việc trồng cà rốt bằng đầu củ sẽ giúp bà con tiết kiệm tiền mua hạt giống mới. Mời quý nông dân tham khảo chi tiết cách trồng sau đây.
Bước 1: Bà con nên chọn những củ ra rốt tươi và còn nguyên cuống lá. Tiếp theo, dùng dao cắt một đoạn dài khoản 5cm phần đầu gốc.
Bước 2: Đặt phần mới cắt vào chậu nước hoặc bát nước. Chú ý, không để nước ngập hết cả củ.
Bước 3: Quan sát và khi thấy cà rốt bắt đầu nảy mầm thì nhanh chóng chi chuyển củ sang sang chậu đất đã chuẩn bị.
Bước 4: Trong thời gian đầu mới trồng nên tưới nước vào sáng sớm mỗi ngày 1 lần.
Chăm sóc cho cây cà rốt sau khi trồng ra củ to, không sâu bệnh
Sau khi đã thực hiện trồng cà rốt, mọi người hãy lưu ý đến việc chăm cây cho chúng sinh trưởng thật tốt bằng các cách như sau:
🔷 Tưới nước: Sau khi gieo, cần tưới nước cho cây mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sớm. Khi cây đã mọc cần giữ ẩm bằng cách tưới nước 2-3 ngày một lần tùy vào loại đất, giống và mùa vụ khác nhau.
🔷 Ánh sáng: Cà rốt ưa sáng, vậy nên hãy chọn vị trí có nhiều ánh nắng mặt trời để cây có điều kiện hấp thụ và phát triển tốt nhất. Tuy nhiên cần tránh nơi nắng gay gắt sẽ gây hại cho cây.
🔷 Tỉa cây: Khi cây cà rốt cao 5-7cm, tiến hành tỉa cây lần 1 và nhổ các cây còi cọc, ốm yếu để giữ khoảng cách 5-7cm mỗi cây giúp chúng có không gian phát triển thuận lợi.
🔷 Bón phân: Bón lót đợt 1 cho cây cà rốt khi cây được 15 ngày tuổi bằng phân bò, dê, trùn quế, phân hữu cơ,… Cách 15-20 ngày thì bón đợt tiếp theo và kết hợp xới đất, nhổ cỏ cho cây.
🔷 Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên chăm cây và quan sát để phát hiện kịp thời các tác nhân gây bệnh cho cây. Đặc biệt là các loại sâu, rệp, các bệnh do nấm và vi khuẩn gây hại.
🔷 Thu hoạch: Cà rốt sau khoảng 100-130 ngày trồng là có thể thu hoạch được. Các lá chuyển vàng, vai củ tròn đều thì nên thu hái ngay để đảm bảo chất lượng. Nhổ củ, làm sạch đất và để lại đoạn cuống dài khoảng 15-20cm.
Phòng trừ sâu hại cho cây cà rốt sau khi trồng
Khi trồng cà rốt ở mỗi giai đoạn sẽ gặp các đối tượng gây hại khác nhau, trong đó có các loài sâu phá trên cây vào giai đoạn phát triển thân lá.
Biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại cây cà rốt
🔷 Để trừ sâu hại cây cà rốt, Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ hiện đã cung cấp trên thị trường sản phẩm Ola insect in99 hiệu quả cao, an toàn.
🔷 Sản phẩm hiện có hai loại là chai 100ml với giá 110.000 VNĐ và loại can 20 lít tùy nhu cầu sử dụng của bà con.
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa sâu hại cây cà rốt
Để phòng tránh và kiểm soát sâu hại cho cà rốt, mọi người có thể áp dụng các biện pháp canh tác sau đây:
Quản lý đất: Đảm bảo đất có chất lượng được xử lý tốt. Sử dụng phân bón hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cân bằng cho cây và cải thiện cấu trúc đất.
Chăm sóc: Theo dõi cây cà rốt thường xuyên để phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu hại. Kiểm tra lá, thân và củ để nhận biết dấu hiệu của sâu bệnh hoặc sâu gặm. Nếu phát hiện sâu hại, tiến hành biện pháp kiểm soát nhanh chóng để ngăn chặn sự lây lan.
Giữ vệ sinh: Duy trì sạch sẽ, vệ sinh trong khu vực trồng cà rốt. Loại bỏ các mảnh vụn, cỏ dại và các chất thải khác, vì chúng có thể là nơi ẩn náu và sinh trưởng của sâu bệnh.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách trồng cà rốt tại nhà cũng như các phương pháp phòng trị sâu hại. Nếu bà con đang canh tác cây trồng và có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi đến Hotline: (028) 8889 7322 để đội ngũ nhân viên Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ sẽ hỗ trợ trực tiếp nhé!