Cách tỉa cành vải sau thu hoạch đúng chuẩn, cây mau hồi phục
Kích thước chữ
Cách tỉa cành vải sau thu hoạch là một kỹ thuật chăm sóc quan trọng giúp phục hồi vườn cây và tạo điều kiện chuẩn bị tốt cho vụ mùa tiếp theo. Việc tỉa cành đúng cách không chỉ giúp vườn cây được thông thoáng mà còn hỗ trợ cây trồng chống lại bệnh tật, quang hợp tốt hơn và cho thu hoạch năng suất cao cho vụ mùa kế tiếp.
Sinh Học AQ mời quý bà con cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm trong việc cắt tỉa cũng như cách chăm sóc vườn vải sau mỗi vụ thu hoạch nhé.
Tổng quan về cách tỉa cành vải sau thu hoạch
Cách tỉa cành vải sau thu hoạch giúp cây phục hồi nhanh chóng và chuẩn bị tốt cho vụ mùa tiếp theo. Đây là công việc quan trọng giúp cây vải duy trì sức khỏe, cải thiện khả năng sinh trưởng để mang lại năng suất cao. Việc cắt tỉa đúng cách góp phần loại bỏ các cành yếu, cành bị bệnh đồng thời kích thích sự phát triển của các cành mới và tạo hình cho cây vải, hạn chế bệnh hại có thể tấn công vườn cây.
Mục đích khi cắt tỉa cành vải sau thu hoạch
Nhà vườn tiến hành cắt tỉa cành vải sau thu hoạch thường diễn ra vào cuối mùa hè hoặc đầu thu tùy thuộc vào khí hậu và vùng trồng vải với những công dụng như sau:
✅ Loại bỏ cành hư hại: Việc cắt tỉa giúp loại bỏ những bộ phận không còn khả năng sinh trưởng, từ đó giúp cây tập trung dinh dưỡng vào các cành khỏe mạnh, thúc đẩy sự phát triển của cành mới.
✅ Giảm nguy cơ sâu bệnh: Các cành khô, cành bị sâu bệnh tạo điều kiện cho sự phát triển của sâu hại, nấm bệnh. Việc cắt bỏ những cành này ngay sau thu hoạch sẽ giúp giảm thiểu khả năng sâu bệnh lây lan và bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây hại trong mùa vụ sau.
✅ Cây phục hồi cho năng suất cao: Cắt tỉa cần được phối hợp với các công việc chăm sóc cây như bón phân, tưới nước và xới đất để thúc đẩy cây phát triển lộc cành mới, ra hoa đậu quả mùa vụ kế tiếp năng suất cao.
Thời điểm phù hợp để tiến hành cách tỉa cành vải sau thu hoạch
▶️ Việc tỉa cành vải sau thu hoạch thường rơi vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 7. Đây là lúc cây vải đang ở giai đoạn nghỉ ngơi, do đó việc cắt tỉa không ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và kết quả trong mùa vụ tiếp theo. Ở các vùng đồng bằng có điều kiện nước tưới và phân bón đầy đủ, thì thời gian cắt tỉa có thể linh hoạt và muộn hơn.
▶️ Trong đó, đối với cây không ra quả, việc cắt tỉa có thể thực hiện vào mùa đông trước khi cành mới nảy mầm và bắt đầu ra hoa để dinh dưỡng tập trung vào các bộ phận cần thiết. Việc cắt tỉa vào mùa đông sẽ ít gây tổn thất cho cây nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng để cây phục hồi tốt hơn.
🚨 Chú ý:
- Cắt tỉa vào mùa thu nên được thực hiện sau khi thu hoạch trái khoảng một tháng. Ở những vùng gò đồi hoặc nơi có điều kiện khô hạn, việc cắt tỉa cần được thực hiện sớm hơn.
- Tránh cắt tỉa vào mùa mưa, thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 khi độ ẩm cao, các bệnh nấm dễ phát sinh, khiến cây dễ bị nhiễm bệnh, làm tổn thương và khó phục hồi.
- Đối với cây vải khỏe mạnh, mỗi năm cắt tỉa một lần, còn đối với cây già hoặc có khả năng sinh trưởng yếu có thể cắt tỉa mỗi 2-3 năm.
- Cắt tỉa trong thời gian mùa đông lạnh cũng có thể khiến cây khó lành vết thương và dễ bị ảnh hưởng do thời tiết lạnh.
Hướng dẫn cách cắt tỉa cành cây vải sau thu hoạch đúng chuẩn
Thực hiện cách tỉa cành cây vải sau thu hoạch đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc cũng như phục hồi vườn vải. Áp dụng đúng kỹ thuật với các bước cắt tỉa giúp cây vải phát triển khỏe mạnh, cho ra nhiều quả và đạt năng suất cao trong các mùa vụ sau cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
➡️ Một số dụng cụ cần thiết cho việc cắt tỉa cành như: Kéo cắt tỉa chuyên dụng sắc bén, găng tay, dung dịch sát khuẩn, thang nếu cây cao.
Bước 2: Kiểm tra vườn cây
Trước khi tiến hành cắt tỉa bà con cần kiểm tra tổng thể vườn cây vải:
➡️ Quan sát kỹ lưỡng để phát hiện các cành khô hoặc cành đã bị sâu bệnh, cành không còn khả năng phát triển và có thể tạo điều kiện cho sâu bệnh, nấm mốc.
➡️ Kiểm tra các cành bị gãy do gió bão hay trái nặng sẽ không phát triển tốt trong mùa sau. Xác định các cành già ít lá và ít quả thường không có khả năng ra hoa hay đậu quả tốt.
Bước 3: Cắt tỉa cành khô, bị nấm bệnh, già yếu
➡️ Dùng kéo cắt tỉa những cành khô, sâu bệnh để ngăn chặn sự lây lan. Sau khi cắt, thực hiện vệ sinh dụng cụ cắt tỉa để tránh lây nhiễm cho các cành khác.
🚨 Chú ý: Cắt sát gốc để cây tập trung dinh dưỡng vào các cành non, giúp cây phát triển khỏe mạnh. Khi cắt sát gốc cành nhưng không để cắt quá sâu vào thân chính để tránh gây tổn thương cho cây.
Bước 4: Tạo hình tán cây vải và tỉa cành non
Cắt tỉa để tạo hình cho cây vải, giúp cây phát triển một cách cân đối và dễ dàng khi chăm sóc như sau:
➡️ Tiến hành cắt bỏ những cành mọc chen chúc, những cành mọc vượt. Loại bỏ bớt các cành mọc từ các nhánh chính đặc biệt là các cành mọc chéo nhau hoặc hướng vào trong tán cây để tạo điều kiện cho cây vải có không gian thoáng, dễ dàng phát triển.
➡️ Thực hiện loại bỏ các cành non mọc không đúng hướng hoặc chèn ép các vị trí những cành khác giúp cây có hình dáng cân đối. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho các cành chính có không gian sinh trưởng, tập trung dinh dưỡng phát triển mạnh mẽ.
Bước 5: Xử lý vết cắt tỉa
➡️ Sau khi cắt tỉa xong, sử dụng rượu hoặc các loại dung dịch sát khuẩn để làm sạch vị trí các vết cắt hạn chế nhiễm khuẩn và sâu bệnh.
➡️ Có thể dùng vôi hoặc thuốc trừ nấm bôi lên vết cắt để bảo vệ cây, hỗ trợ vết thương nhanh lành.
Những lưu ý khi thực hiện cách cắt tỉa cành vải sau thu hoạch
Khi thực hiện cắt tỉa cành vải, cần tuân thủ theo các nguyên tắc để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh và không bị tổn thương như sau:
🔶 Trình tự cắt tỉa bắt đầu từ bên trong tán cây rồi đến các cành bên ngoài. Cắt các cành lớn trước, cắt các cành nhỏ sau để tạo hình cho cây và đảm bảo sự phân bố cành đồng đều, tránh tạo ra các khoảng trống trong tán cây.
🔶 Vết cắt phải thật ngọt, mịn và không để lại vết xơ nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh và sự xâm nhập của sâu hại. Tránh cắt quá nhiều cành đặc biệt là khi cây vải chưa đủ trưởng thành hoặc cây đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh có thể làm suy yếu cây và giảm năng suất vào mùa sau.
🔶 Sau khi cắt tỉa, cần kiểm tra lại cây vải nếu có vết thương lớn cần dùng dung dịch chống nấm để bôi lên vết cắt, hạn chế bị nhiễm bệnh. Tưới nước nhẹ cho cây để cây không bị khô héo cũng như tạo điều kiện cho các vết cắt mau lành.
🔶 Ngoài việc cắt tỉa sau thu hoạch, mọi người cũng có thể thực hiện các công đoạn chăm sóc cây vải khác như tỉa cành vào đầu mùa xuân để loại bỏ những cành bị hư hỏng hoặc kém phát triển. Cắt tỉa để giữ cho tán cây thoáng hạn chế sự phát triển của nấm mốc và sâu bệnh, kích thích sự ra hoa, đậu trái tốt hơn.
Các kỹ thuật chăm sóc vườn cây vải sau khi cắt tỉa
Sau khi hoàn thành các bước cắt tỉa, thời gian phục hồi sau thu hoạch vườn cây vải cần được chăm sóc đặc biệt để tạo điều kiện chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo cụ thể như sau:
Bón phân
Bón phân hữu cơ như phân chuồng hoai mục giúp cải tạo đất, cải thiện cấu trúc đất và bổ sung vi chất cho cây. Ngoài ra bổ sung phân NPK cung cấp đạm, lân và kali cần thiết cho sự phát triển của cây với hàm lượng tùy thuộc vào độ tuổi và kích thước vườn cây
Tưới nước
Sau khi cắt tỉa, cây cần đủ nước để phục hồi do đó nên tưới nước đều đặn và đảm bảo đất luôn ẩm nhưng không bị ngập úng. Nên tiến hành tưới vào sáng sớm hoặc chiều muộn để giúp cây hấp thụ nước hiệu quả, hạn chế bay hơi nước.
Phòng ngừa sâu bệnh gây hại
Các vết cắt trên cây là nơi dễ bị sâu bệnh xâm nhập do đó cần sử dụng các biện pháp sinh học để kiểm soát sâu bệnh an toàn và hiệu quả. Kiểm tra cây định kỳ để phát hiện sớm tình trạng sâu bệnh và xử lý kịp thời.
Xử lý cỏ dại
Để bảo vệ vườn vải khỏi bị cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng cần thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc cây. Bên cạnh đó, sử dụng màng phủ nông nghiệp hoặc dùng rơm rạ để giữ ẩm cho phần đất dưới gốc cây, giúp hạn chế tối đa sự phát triển của cỏ dại.
Sản phẩm sinh học giúp phục hồi cành cây vải sau khi cắt tỉa
Sau khi thu hoạch quả, cây vải đã tiêu hao một lượng lớn dinh dưỡng để nuôi quả do đó việc bón phân sau thu hoạch là rất quan trọng giúp cung cấp hàm lượng những chất cần thiết cho cây phục hồi nhanh chóng và tiếp tục sinh trưởng tốt trong mùa tiếp theo.
AQ mang đến các dòng sản phẩm hỗ trợ quá trình cắt tỉa, rửa vườn, chăm sóc cây vải phục hồi gồm VI HAF, Nano Cu, Vi Amen với các thông tin chi tiết như sau:
Vi HAF – Kích rễ đi đọt cho vườn vải sau thu hoạch
✅ Thuốc kích rễ cây trồng Vi HAF có các thành phần sinh học như: Chất hữu cơ: 15%, Vi sinh vật phân giải xenlulo: 2×10^6 CFU/G, pHH20: 5, Độ ẩm: 30%
✅ Vi HAF với thành phần vi sinh cải tạo đất, từ đó tăng độ tơi xốp tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ cây phát triển mạnh, giúp tăng khả năng hấp thụ phân bón, hỗ trợ nâng cao năng suất vườn trồng.
✅ Sử dụng Vi HAF để bón cây vải: Dùng 500g Vi HAF hòa tan với tỷ lệ 400 – 700 lít nước, phun hoặc tưới gốc cho khoảng từ 30-50 cây hoặc trộn với phân để rải gốc.
Nano Cu Gold – Rửa vườn vải sau thu hoạch, sát khuẩn và tẩy rong rêu
✅ Nano Cu Gold chứa thành phần chính là Đồng (Cu) với hàm lượng 15.000 mg/l tỷ trọng 1.1. Sử dụng Nano Cu để diệt trừ rong rêu, nấm mốc, đồng thời sát khuẩn cho vườn vải giai đoạn sau thu hoạch. Bên cạnh đó còn bổ sung vi lượng thiết yếu giúp cây khỏe mạnh, tăng năng suất cho các vụ mùa tiếp theo.
✅ Pha 500ml Nano Cu Gold với 400 lít nước sạch, sau đó bà con tiến hành phun đều lên toàn bộ diện tích vườn vải ngay sau khi thu hoạch.
Phy FusaCo – Thuốc xử lý nấm khuẩn sau khi thu hoạch vườn vải
✅ Phy FusaCo chứa các chủng nấm đối kháng gồm có: Chaetomium spp., Trichoderma spp., và Bacillus subtilis với hàm lượng 1,5×10^8 CFU/ml.
✅ Sử dụng Phy FusaCo phòng trừ các loại vi nấm gây bệnh như nứt thân xì mủ, thối thân, thối gốc, nấm hồng,… tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu với các vi khuẩn, nấm bệnh gây hại.
✅ Pha 250ml Phy FusaCo với 400 – 600 lít nước, sau đó bà con phun đều lên toàn bộ vườn vải, cách nhau từ 5 đến 7 ngày mỗi lần.
VI AMEN – Phân bón lá siêu dinh dưỡng cho cây vải sau thu hoạch
✅ Phân bón lá siêu dinh dưỡng VI AMEN gồm các thành phần đạm, lân, kali,… bổ sung thêm Nano chitosan, axit amin các loại (15%), fluvic, các Ca, Mg, Bo, Zn, dạng chealte và EDTA,…).
✅ VI AMEN cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng trong đó có Acid humic và fulvic cho đất canh tác tơi xốp, bổ sung các đa lượng, vi lượng thiết yếu giúp cây phát triển khỏe mạnh hơn, cứng cây, xanh lá, lớn trái đẹp mã và nặng ký.
✅ Sử dụng 250ml VI AMEN pha với 400-800l nước rồi phun cho vườn cây ở những giai đoạn khác nhau, định kỳ 7-15 ngày/lần thay thế phân bón NPK và phân bón lá khác.
Với những nội dung trong bài viết trên, AQ mang đến thông tin hướng dẫn về cách tỉa cành vải sau thu hoạch cũng như các bước chăm sóc, bón phân vườn vải cùng sản phẩm sinh học an toàn, giúp nâng cao năng suất và chất lượng của mùa vụ. Quý bà con liên hệ đến tổng đài trực tiếp của Sinh Học AQ để được đội ngũ kỹ sư nông nghiệp hỗ trợ giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhé.