Hướng dẫn cách tăng độ pH cho đất, khử chua, hạ phèn
Kích thước chữ
Cách tăng độ pH cho đất nhằm mục đích cải thiện đất canh tác và tạo môi trường sống thuận lợi cho cây trồng. Độ pH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây, khả năng hấp thụ dinh dưỡng và hoạt động của vi sinh vật trong đất. Vì vậy, việc điều chỉnh độ pH phù hợp đóng vai trò quan trọng, cần thiết để nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường đất canh tác về lâu dài. Trong bài viết này, kỹ sư Sinh Học AQ sẽ cùng bà con tìm hiểu các phương pháp hiệu quả để tăng độ pH cho đất cũng như lợi ích của việc điều chỉnh và bón phân trong sản xuất nông nghiệp.
Tìm hiểu tổng quan về cách tăng độ pH cho đất trồng

Đối với quá trình canh tác của bà con, việc kiểm tra và điều chỉnh độ pH đất là bước quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và đạt năng suất cao. Trong đó mỗi loại đất sẽ có yêu cầu về độ pH khác nhau, vì vậy việc theo dõi độ pH của đất định kỳ cũng là cách để duy trì sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất.
Khi độ pH của đất quá thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây, dẫn đến tình trạng phát triển chậm hoặc thậm chí chết cây. Do đó theo dõi pH sẽ giúp bà con áp dụng cách tăng độ pH cho đất kịp thời nhằm giảm thiệt hại do môi trường canh tác chưa phù hợp đối với cây trồng.
Độ pH của đất là gì?
Độ pH được xác định dựa trên nồng độ ion H+ và ion OH- có mặt trong đất. Nếu nồng độ ion H+ trong đất cao, đất sẽ có tính axit, tức là có độ pH thấp. Ngược lại, nếu nồng độ ion H+ thấp và ion OH- cao, đất sẽ có tính kiềm và độ pH sẽ cao hơn.
Thang đo pH dao động từ 1 đến 14, trong đó giá trị pH bằng 7 là trung tính, đất không quá chua cũng không quá kiềm. Khi pH dưới 7 là đất axit và khi pH vượt quá 7 đất sẽ có tính kiềm.
Phân loại đất dựa trên thang đo độ pH như thế nào?

Việc phân loại đất theo độ pH giúp nông dân hiểu rõ hơn về đặc điểm của đất và từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp để tối ưu hóa điều kiện cho cây trồng. Dưới đây là các loại đất cơ bản dựa trên thang đo pH:
Đất trung tính (pH 6,5 – 7,5)
Đất trung tính là loại đất có pH nằm trong khoảng 6,5 đến 7,5 phù hợp cho hầu hết các loại cây trồng. Với mức độ pH này đất có khả năng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cây mà không gây bất lợi cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Đất kiềm (pH > 7,5)
Đất kiềm có pH vượt quá 7,5 thường gặp ở những khu vực khô hạn và có ít mưa. Đất kiềm có thể gây ra tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất vi lượng như sắt, mangan, và kẽm do chúng khó tan trong môi trường kiềm. Đối với loại đất này bà con nông dân thường phải thực hiện các biện pháp cải tạo như bón phân hữu cơ, acid hóa đất hoặc sử dụng các loại phân bón chuyên dụng để bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt.
Đất có tính axit (pH < 6,5)
Đất có tính axit có độ pH thấp thường gặp ở các khu vực có lượng mưa cao. Môi trường axit có thể làm tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất như sắt, mangan, nhưng đồng thời cũng có thể gây độc cho cây nếu độ pH quá thấp (dưới 4).
Đất có tính axit mạnh (pH < 4)
Đất có tính axit mạnh với pH dưới 4 là loại đất có môi trường cực kỳ khắc nghiệt, thường gặp ở các vùng đất trũng hoặc đất phèn rất khó canh tác do đó cần áp dụng cách giảm độ chua tăng độ ph cho đất để cải tạo đất trồng trong vườn nhà.
Nguyên nhân gây ra tình trạng pH trong đất thấp
Đất axit với độ pH thấp cần thực hiện tăng độ ph cho đất để cải thiện năng suất cây trồng do một số nguyên nhân sau đây:
- Phân bón chứa amoniac: Phân bón chứa amoniac hoặc phân urê có thể làm giảm pH của đất. Khi phân bón này phân hủy chúng sẽ giải phóng ion hydrogen (H⁺), làm tăng tính axit trong đất.
- Quá trình phân hủy chất hữu cơ: Khi các chất hữu cơ như lá cây, rễ cây, phân bón hữu cơ phân hủy sẽ tạo ra các axit hữu cơ như axit lactic và axit acetic. Sự phân hủy này làm giảm pH của đất khiến đất trở nên axit hơn.
- Sự hoạt động của vi sinh vật: Các vi sinh vật trong đất tại khu vực có nhiều chất hữu cơ khi phân hủy sẽ sản sinh ra axit. Quá trình này kéo dài và liên tục có thể làm giảm pH của đất.
- Rửa trôi các khoáng chất kiềm: Khi có mưa lớn hoặc quá trình tưới tiêu khiến cho các khoáng chất kiềm như canxi (Ca²⁺), magie (Mg²⁺) và kali (K⁺) có thể bị rửa trôi khỏi đất. Những khoáng chất này giúp duy trì độ pH trung tính hoặc kiềm, vì vậy khi chúng bị mất đi đất sẽ trở nên axit hơn.
- Chất thải công nghiệp và nông nghiệp: Các chất thải công nghiệp đặc biệt là những chất có tính axit như các hợp chất sulfur hoặc kim loại nặng khi xả ra môi trường có thể làm giảm độ pH của đất.
- Đặc tính tự nhiên của đất: Một số loại đất ở các vùng nhiệt đới hoặc đất có nguồn gốc từ đá bazan vốn có tính axit tự nhiên. Các đất này thường có độ pH thấp ngay cả khi không có tác động từ các yếu tố bên ngoài.
Hướng dẫn cách kiểm tra độ pH đất tại vườn nhà

Một số công cụ kiểm tra pH đất đơn giản và chính xác nhằm hỗ trợ bà con nắm bắt tình trạng đất và có những biện pháp cải tạo kịp thời bao gồm:
- Giấy quỳ tím: Phương pháp này cần dùng một mẫu đất và làm ẩm bằng nước cất, sau đó cho giấy quỳ vào. Màu sắc của giấy quỳ sẽ thay đổi tùy theo độ pH của đất, từ đó giúp xác định được độ pH đất.
- Bút đo điện tử: Đo trực tiếp độ pH của đất bằng cách cắm bút vào vị trí đất canh tác và đọc giá trị pH hiển thị.
- Đo pH bằng cách lấy mẫu sệt: Để có kết quả chính xác hơn trên vị trí canh tác, bà con cần lấy mẫu đất từ nhiều khu vực khác nhau trong vườn hoặc đồng ruộng nhằm đảm bảo mẫu đất đại diện cho toàn bộ khu vực canh tác. Sau khi lấy mẫu cần hòa đất với nước cất và để đất nghỉ một thời gian. Sau đó, đo độ pH bằng bút đo hoặc giấy quỳ để có kết quả chính xác hơn.
Hậu quả do độ pH thấp ảnh hưởng đến đất trồng
Khi pH của đất quá thấp có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây trồng do nhiều dưỡng chất quan trọng trở nên khó hấp thụ và một số nguyên tố kim loại nặng có thể trở nên độc hại đối với cây trồng. Sau đây là những hậu quả nghiêm trọng khi canh tác trên đất axit như:
❌ Rễ cây phát triển kém: Khi độ pH của đất quá thấp, các tế bào lông hút trên rễ cây sẽ bị bó lại không thể phát triển bình thường. Tình trạng tắc nghẽn khiến rễ cây không thể hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết dẫn đến cây yếu đi, thiếu dinh dưỡng và khả năng sinh trưởng kém.
❌ Ngộ độc đất: Khi đất quá axit, các phân bón hoặc khoáng chất trong đất sẽ không được cây hấp thụ một cách hiệu quả. Các chất dinh dưỡng này sẽ tích tụ trong đất dẫn đến tình trạng ngộ độc. Kim loại nặng như nhôm có thể tích tụ trong đất có pH thấp gây hại cho rễ cây.
❌ Cây còi cọc và kém phát triển: Đất có pH thấp làm cho cây không thể hấp thụ đủ các dưỡng chất thiết yếu như canxi, magiê, kali và các vi lượng khác. Hậu quả khiến cây phát triển chậm, lá cây vàng cháy đặc biệt là các lá già. Các đọt non không thể phát triển tốt, dẫn đến cây còi cọc, kém sức sống.
❌ Ảnh hưởng đến các vi sinh vật trong đất: Môi trường pH thấp cũng tác động xấu đến sự hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đất. Khi pH quá thấp, nhiều loài vi sinh vật này sẽ không thể tồn tại và hoạt động hiệu quả, làm giảm khả năng phân hủy và cung cấp dưỡng chất cho cây.
Hướng dẫn các cách tăng độ pH cho đất hiệu quả, an toàn

Trong quá trình canh tác việc điều chỉnh độ pH là rất quan trọng đặc biệt trong trường hợp đất có tính axit. Dưới đây là các phương pháp hiệu quả và dễ dàng thực hiện cách làm tăng độ pH cho đất như sau:
Sử dụng vôi tăng pH đất
▶️ Phương pháp: Bột vôi là một trong những biện pháp phổ biến nhất để điều chỉnh độ pH của đất, đặc biệt đối với đất có tính axit cao. Vôi nông nghiệp (calcium carbonate, CaCO₃) có khả năng trung hòa axit trong đất, giúp làm tăng độ pH và tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển. Vôi còn cung cấp thêm các nguyên tố vi lượng quan trọng như canxi (Ca) và magiê (Mg) giúp cải thiện cấu trúc đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây.
▶️ Thời điểm áp dụng: Để đạt được hiệu quả tốt nhất bà con nên bón vôi trước khi gieo trồng khoảng 2-3 tháng. Tránh áp dụng cách tăng pH bằng vôi bột quá gần thời điểm gieo trồng có thể gây sốc cho cây con do thay đổi đột ngột độ pH của đất.
▶️ Cách bón: Rải đều vôi bột lên mặt đất hoặc trộn trực tiếp vào đất canh tác. Nên bón từ 1 đến 2 tấn vôi cho mỗi hecta đất tùy thuộc vào độ chua của đất.
Sử dụng tro bếp
▶️ Phương pháp: Tro bếp là một nguyên liệu tự nhiên rất hữu ích đối với cách tăng pH đất. Tro bếp có tính kiềm cao nên khi bón vào đất có thể làm giảm tính axit và cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng như kali, phốt pho, canxi và magiê nhằm cải tạo đất màu mỡ hơn, tăng cường khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
▶️ Cách sử dụng: Rải đều tro bếp lên bề mặt đất hoặc trộn trực tiếp vào lớp đất canh tác. Chú ý không bón quá nhiều tro bếp vào đất có thể gây mất cân bằng pH và làm đất kiềm quá mức. Tro bếp có thể làm thay đổi cấu trúc đất, làm đất trở nên quá khô hoặc rời rạc nếu sử dụng không đúng cách.
Sử dụng Kali Cacbonat
▶️ Phương pháp: Kali cacbonat là một loại hợp chất kiềm có khả năng làm giảm độ axit trong đất do đó cũng được áp dụng trong cách tăng pH cho đất hiệu quả. Đồng thời cung cấp một nguồn kali cho cây trồng phát triển mạnh mẽ.
▶️ Cách sử dụng: Kali cacbonat có thể được hòa vào hệ thống tưới tiêu của vườn cây hoặc pha với nước để tưới trực tiếp lên đất. Tỷ lệ sử dụng sẽ được tính toán dựa trên độ pH hiện tại của đất và mức độ thay đổi pH mong muốn.
Sử dụng thạch cao
▶️ Phương pháp: Thạch cao (CaSO₄) là một loại khoáng chất tự nhiên và được ứng dụng trong cách làm tăng độ pH của đất đặc biệt đối với đất có độ mặn cao và đất kiềm. Ngoài ra, thạch cao còn giúp rửa trôi muối dư thừa trong đất, giúp đất trở nên mềm mịn và dễ thấm nước hơn.
▶️ Cách sử dụng: Thạch cao có thể được bón trực tiếp vào đất hoặc trộn với các loại phân bón khác, liều lượng dao động từ 1 đến 2 tấn cho mỗi hecta đất. Việc sử dụng thạch cao giúp cải thiện cấu trúc đất mà không làm tăng độ chua, rất phù hợp với các loại đất kiềm.
Sử dụng baking soda
▶️ Phương pháp: Baking soda (NaHCO₃) là một nguyên liệu dễ tìm và rất rẻ tiền, có hiệu quả cao trong việc làm tăng độ pH của đất. Baking soda có thể tác dụng nhanh chóng chỉ trong vòng 24 giờ sau khi sử dụng.
▶️ Cách sử dụng: Hòa một lượng nhỏ baking soda vào nước và tưới đều lên đất (tỷ lệ 1 thìa baking soda cho mỗi lít nước). Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong những tình huống cấp bách, không nên dùng thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của đất.
Phương pháp sinh học cải tạo, tăng pH cho đất bằng chế phẩm Bio Soil

Một phương pháp hiệu quả đối với cách tăng độ pH trong đất đến từ AQ Bice là dòng sản phẩm cải tạo đất Bio Soil. Sản phẩm có hiệu quả vượt trội trong cải tạo và phục hồi đất, tăng khả năng chống chịu cho cây. Để hiểu hơn về sản phẩm cũng như thành phần, công dụng và hướng dẫn sử dụng của sản phẩm, mời quý khách tham khảo các thông tin dưới đây:
Thành phần của phân bón tăng pH đất Bio Soil
Thành phần chính của sản phẩm sinh học cải tạo đất Bio Soil bao gồm:
✅ Bacillus spp: 1×10^8 CFU/ml; pHH2O: 5; Tỷ trọng: 1,1.
✅ Vi khuẩn Bacillus spp, Rhodopseudomonas spp.
✅ Nấm men, xạ khuẩn gồm có: Saccharomyces spp, Actinomycetes.
✅ Các loại nấm đối kháng: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Penicillium spp, Mucor spp.
✅ Nấm sợi Aspergillus spp.
✅ Nấm vòng Paecilomyces spp.
Công dụng của phân bón tăng pH đất Bio Soil
✅ Tăng pH sau 5-7 ngày từ đó cung cấp các dưỡng chất, tăng độ phì nhiêu cho đất tơi xốp, màu mỡ.
✅ Phục hồi đất bạc màu, cải tạo đất bị nhiễm mặn, sử dụng phân bón vô cơ, thuốc hóa học lâu ngày, đồng thời hỗ trợ chống tình trạng kết vón đất, chai hóa đất.
✅ Tăng khả năng giữ ẩm cho đất cũng như giúp tiết kiệm được khoảng 10 – 15% lượng phân bón.
✅ Ức chế và tiêu diệt tận gốc các loại nấm bệnh nguy hiểm và tuyến trùng rễ trong đất.
✅ Kích thích bộ rễ phát triển khỏe mạnh và tăng cường hiệu quả khi sử dụng phân bón.
✅ Tạo môi trường cho vi sinh vật có lợi phát triển mạnh mẽ, từ đó giảm chi phí và số lần sử dụng các loại phân bón, thuốc hóa học.
✅ Chống stress cho cây trồng do đất canh tác đã bị nhiễm phèn, mặn, ngập úng.
Hướng dẫn cách dùng phân bón tăng pH đất Bio Soil
✅ Pha 1 lít sản phẩm Bio Soil với phuy 400 – 800 lít nước, tưới đẫm vùng gốc rễ.
✅ Cây lâu năm (cây công nghiệp và cây ăn trái) bà con sử dụng cách nhau từ 2 – 3 tháng/lần, tần suất 2-3 lần/năm.
✅ Cây ngắn ngày (cây rau màu và cây lương thực) bà con sử dụng 2-3 lần/vụ (lần 1 khi gieo trồng và lần 2 cách 15 – 20 ngày).
Để duy trì năng suất cây trồng, bà con cần theo dõi pH đất cũng như áp dụng cách tăng độ pH cho đất giữ ở mức ổn định và phù hợp với sự phát triển của từng loại cây. Với các phương pháp tăng pH đã được Sinh Học AQ chia sẻ, hy vọng bà con sẽ áp dụng hiệu quả cho vườn nhà, kịp thời điều chỉnh để duy trì độ pH trong phạm vi phù hợp. Trong quá trình canh tác, mọi thắc mắc về sản phẩm cải tạo đất Bio Soil và hướng dẫn sử dụng chi tiết, bà con hãy liên hệ ngay tổng đài để kỹ sư AQ tư vấn nhanh nhất nhé!