Cách phòng trừ sâu bệnh trên cây bưởi hiệu quả, tiết kiệm
Kích thước chữ
Cách phòng trừ sâu bệnh trên cây bưởi là điều rất nhiều nhà vườn quan tâm. Bưởi là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế lớn, tốt cho sức khỏe nên được lựa chọn trồng rất nhiều.
Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây bưởi cũng dễ gặp các loại bệnh vàng lá thối rễ, nứt thân xì mủ, lở cổ rễ, lở loét… Vậy phòng trừ sâu bệnh trên cây bưởi bằng nào hiệu quả, nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm nhất? Để giải đáp thắc mắc các bạn hãy tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
Tổng hợp các loại sâu bệnh gây hại cây bưởi phổ biến nhất
Bưởi là loại cây trồng kinh tế cao, được trồng nhiều ở các nhà vườn. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, bưởi thường gặp các sâu bệnh gây ra các bệnh như vàng lá thối rễ, nứt trái thối nhũn, nứt thân xì mủ, lở cổ rễ, ghẻ loét, sâu đục thân gây hại,… Khi cây bưởi gặp các loại bệnh hại này, nhà vườn nên có biện pháp phòng trừ kịp thời để không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái. Dưới đây là các sâu bệnh gây hại phổ biến ở cây bưởi:
Bệnh vàng lá thối rễ trên cây bưởi
Bệnh vàng lá thối rễ là bệnh khá quen thuộc trên cây bưởi, do tuyến trùng và nấm gây hại gây nên. Tuyến trùng và nấm xâm nhập vào bộ rễ, gây ra các vết thương làm suy giảm khả năng miễn dịch của rễ. Ngoài ra, nấm bệnh còn tiết ra độc tố khiến cây bị vàng lá, rụng lá, héo lá, khiến cây chết dần.
Bệnh nứt trái, thối nhũn trái cây bưởi
Bệnh nứt trái, thối nhũn trái trên cây bưởi do nấm Phytophthora spp gây nên. Bệnh khiến sức đề kháng của cây suy yếu, khiến trái bị nứt, thối nhũn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Bệnh nứt thân xì mủ cây bưởi
Bệnh nứt thân xì mủ xuất phát từ nguyên nhân cây bị thiếu canxi. Khi thiếu canxi, vỏ cây và vỏ trái sẽ bị nứt. Nấm Phytopthora xâm nhập vào các vết nứt đó, gây ra các vết xì mủ trên cây bưởi.
Bệnh lở cổ rễ trên cây bưởi
Bệnh lở cổ rễ trên cây bưởi do các loại nấm Rhizoctonia solani, Phytophthora spp., Sclerotium sp, Fusarium gây ra. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, thời tiết thay đổi đột ngột… Bệnh tấn công trong giai đoạn sinh trưởng của cây, gây thiệt hại nhiều nhất cho cây con.
Bệnh ghẻ loét trên cây bưởi
Bệnh ghẻ loét còn có tên gọi khác là bệnh đốm mắt cua, do vi khuẩn Xanthomomas campestris gây nên. Bệnh biểu hiện trên lá với những đốm bệnh màu nâu đậm. Vi khuẩn xâm nhập qua các lỗ khí khổng hay vết thương hở trên lá. Các vi khuẩn trong vết bệnh sẽ tiết ra, từ đó côn trùng, nước mưa, gió làm lây lan bệnh.
Sâu đục thân gây hại cây bưởi
Sâu đục thân gây hại cây bưởi là ấu trùng của loài bọ cánh cứng Xén Tóc. Loài Xén Tóc phát triển mạnh xuất phát từ nguyên nhân vườn thiếu thiên địch, mất cân bằng sinh thái. Sâu trưởng thành đẻ trứng vào các vết nứt trên cành, thân. Sâu non nở ra, đục vào phần gỗ tạo nên các vết đục.
Bọ xít gây hại cây bưởi
Bọ xít phát triển xuất phát từ nguyên nhân vườn không có thiên địch, độ ẩm cao, mất cân bằng sinh thái. Bọ xít đồng thời phát triển mạnh khi thời tiết ấm lên, cây ra trái, ra lộc non,…
Nhện đỏ gây hại cây bưởi
Nhện đỏ bám vào mặt dưới lá, chích hút dịch ở biểu bì, làm suy giảm khả năng quang hợp, vận chuyển và hấp thụ các chất dinh dưỡng ở cây. Nhện đỏ phát triển mạnh vào lúc thời tiết hanh khô, nắng nóng và trong điều kiện vườn không có thiên địch và mất cân bằng sinh thái.
Sâu vẽ bùa gây hại cây bưởi
Sâu vẽ bùa là sâu non của loài ngài, xuất hiện nhiều vào giai đoạn lá non. Sâu vẽ bùa gây hại mạnh trên lá và chồi, khiến biểu bì lá phồng, tạo thành những đường ngoằn ngoèo, lá bị biến dạng. Bệnh khiến cây kém phát triển, còi cọc, trái sần sùi, năng suất giảm.
Rệp sáp gây hại trên cây bưởi
Rệp sáp là nguyên nhân gây ra tình trạng sượng trái trên cây bưởi. Rệp sáp hút nhựa trên trái, khiến vùng trái bị chích hút không thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Rệp sáp sinh trưởng chủ yếu vào mùa khô, vào thời điểm cây ra hoa kết trái.
Cách phòng trừ sâu bệnh trên cây bưởi hiệu quả
Cách phòng trừ sâu bệnh trên cây bưởi hiệu quả là sử dụng các sản phẩm sinh học đặc trị. Tùy theo từng loại bệnh mà chúng ta có cách trị cụ thể như sau:
Phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên cây bưởi
Để điều trị dứt điểm bệnh vàng lá thối rễ trên cây bưởi cần sử dụng chế phẩm sinh học Be Green. Sản phẩm là tổ hợp từ hơn 25 chủng Chaetomium spp, Trichoderma spp, Paecilomyce spp và nhiều vi sinh vật phân giải kali, lân…Sản phẩm có tác dụng phục hồi cây bị vàng lá thối rễ, bảo vệ cây trước sự tấn công của nấm, tuyến trùng,…
Phòng trừ bệnh nứt trái, thối nhũn cây bưởi
Để xử lý dứt điểm bệnh thối nhũn, nứt trái trên cây bưởi, sử dụng thuốc trừ nấm khuẩn Phy Fusaco. Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ hiện đại, với các thiết bị máy móc tiên tiến bậc nhất hiện nay.
Công nghệ sản xuất Phy Fusaco có sự kết hợp giữa bào tử gốc các chủng nấm đối kháng Chaetomium và Trichoderma cừng với một số các hoạt chất enzym ngoại bào. Sản phẩm giúp tiêu diệt bệnh, tăng tính kháng và khả năng miễn dịch cho cây.
Phòng trừ bệnh nứt thân xì mủ cây bưởi
Để xử lý bệnh nứt thân xì mủ, cũng có thể sử dụng thuốc trừ nấm khuẩn Phy Fusaco. Sản phẩm chuyên đặc trị các bệnh nứt thân, xì mủ gây hại trên cây trồng. Làm sạch vết xì mủ bằng giẻ sạch, sau đó phun thuốc kỹ vào cành – lá – thân cùng vùng dưới gốc.
Phòng trừ bệnh lở cổ rễ trên cây bưởi
Để trừ bệnh lở cổ rễ trên cây bưởi, sử dụng sản phẩm Funge King chuyên đặc trị lở cổ rễ. Đối với cây bị bệnh, pha 500g sản phẩm vào 200 lít nước phun vào các bộ phận cành – thân – lá và vùng ở dưới gốc, tần suất phun 5-7 ngày/lần.
Phòng trừ bệnh ghẻ loét trên cây bưởi
Đối với bệnh ghẻ loét trên cây bưởi, sử dụng Phy Fusaco để điều trị. Sản phẩm trị bệnh ghẻ loét trên cây hiệu quả, hòa 250ml vào 200-300 lít nước, phun vào vùng dưới gốc và lá – cành – thân. Sản phẩm trị dứt điểm bệnh, tăng tính kháng cho cây, nâng cao chất lượng trái.
Phòng trừ sâu đục thân gây hại cây bưởi
Để tiêu diệt triệt để sâu đục thân gây hại cây bưởi, sử dụng thuốc trừ sâu Ola insect in99. Sản phẩm giúp tiêu diệt và xua đuổi các loài sâu hại, côn trùng, phòng trừ bền vững. Phun tùy mật độ sâu hại, trung bình 3-5 ngày/lần, hòa 100ml thuốc vào 100 lít nước. Phun khi thấy sâu xuất hiện.
Phòng trừ bọ xít gây hại cây bưởi
Đối với bọ xít, nên phát triển thiên địch của chúng như nhện, kiến vàng, chuồn chuồn,…Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp canh tác như không để nước ứ đọng trong vườn, cắt tỉa cành thông thoáng…Đối với bọ xít muỗi, cần phun phòng thường xuyên để ngăn chặn khả năng phát triển mạnh.
Phòng trừ nhện đỏ gây hại cây bưởi
Để tiêu diệt nhện đỏ gây hại cho cây bưởi, sử dụng thuốc trừ sâu Mebe Pa nhằm kiểm soát ký sinh và tiêu diệt triệt để. Khi nhện đỏ gây hại trên diện rộng, pha 20g thuốc vào 20 lít nước, phun vào cành – thân – lá và cả mặt sau của lá.
Phòng trừ sâu vẽ bùa gây hại cây bưởi
Để phòng trừ triệt để sâu vẽ bùa, nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học vi sinh Ola insect in99. Sản phẩm phối trộn trên nền hỗn hợp vi sinh vật có lợi: Verticillium sp, Metarhizium spp, Paecilomyces sp, Beauveria sp,…và các chiết xuất thực vật, giấm gỗ (Axit Pyroligneous), tinh dầu thực vật. Có tác dụng xua đuổi và tiêu diệt sâu vẽ bùa hiệu quả.
Phòng trừ rệp sáp gây hại cây bưởi
Đối với rệp sáp, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Ola insect in99 để tiêu diệt triệt để loài rệp này. Sử dụng 100ml thuốc cho 100 lít nước, tần suất phun 3-5 ngày/lần, phun tùy mức độ gây hại của rệp.
Bài viết đã cung cấp thông tin về cách phòng trừ sâu bệnh trên cây bưởi hiệu quả. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bà con nhà vườn trong việc chăm sóc và bảo vệ vườn cây trồng của mình!