Cách ghép mít giúp nhân giống cây hiệu quả, dễ thực hiện
Kích thước chữ
Cách ghép mít đạt hiệu quả cao cũng đang là một vấn đề thu hút nhiều bà con để có được một vườn mít cho ra năng suất cao. Những năm gần đây, thị trường xuất khẩu mít ngày càng cao, yêu cầu nhiều về sản lượng cũng như chất lượng trái mít.
Do đó, đã có nhiều nhà nông và các nhà đầu tư quan tâm, cũng như nghiên cứu, nhân giống các loại mít ngon dành cho thị trường này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con cách ghép cây mít dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Tìm hiểu kỹ thuật cách ghép mít
Theo lý thuyết, khi ghép thì gốc và thân tiếp xúc với nhau, nhờ hoạt động của tượng tầng làm cho mắt và gốc ghép gắn với nhau. Một số ưu điểm của phương pháp ghép:
🔹 Cây ghép sinh trưởng tốt nhờ vào bộ rễ cùng khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của gốc.
🔹 Cây ghép giữ được các đặc tính riêng của cây.
🔹 Trong một thời gian ngắn, hệ số nhân giống vô cùng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất.
🔹 Khả năng chống chịu với các điều kiện thời tiết được cải thiện và tăng cường.
Tiêu chuẩn để chọn cây mít ghép hợp lý nhất
Phải lựa chọn đúng thời gian cả hai gốc lẫn cành đều đang ở giai đoạn phát triển nhất, thường là từ tháng 2 đến tháng 10 hằng năm, tránh mùa mưa. Nhờ đó, tỉ lệ thành công khi ghép mít cao.
🔹 Đối với gốc ghép, bà con phải chọn gốc đã trồng từ 6 tháng đến 1 năm tuổi.
🔹 Đối với cành ghép, phải là cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, không gãy ngọn.
Chuẩn bị gốc mít ghép như thế nào?
Bà con cần chú ý cẩn thận trong việc chuẩn bị gốc ghép. Chọn hạt của cây mít rừng hoặc của những trái mít to, tròn, chín đều, bóc màng rồi ngâm trong nước sạch từ tầm 3-4 tiếng, sau đó rửa sạch rồi gieo vào trong bầu. Sử dụng đất mùn kết hợp với phân chuồng ủ mục, phân lân.
Cho đất vào bao nilon cỡ 20x20cm, gieo hạt và đặt vào nơi thoáng mát, che mưa nắng. Tiến hành tưới đều đặn mỗi ngày 2 lần giúp cây có đủ nước để phát triển. Khi hạt nảy mầm và phát triển, gốc ghép cao tầm 50-60cm, đường kính gốc đạt 1-1,5cm thì có thể ghép cây.
Yêu cầu về mắt ghép cây mít
Mắt ghép cây mít phải là từ những cây mẹ từ 6 tháng cho đến 1 năm tuổi, khỏe, sai quả, quả to, đều, cây không sâu bệnh.
Ưu điểm của cách ghép mít
Cây mít thuộc thân gỗ, sống lâu năm và có chiều cao từ 8-20cm. Đây là một loại cây có bộ rễ chắc khỏe, ăn sâu vào lòng đất. Do đó, cần phải trồng ở nơi có đất rộng, đất tơi xốp để cây mít phát triển tốt nhất.
Cây mít ghép cho ra trái sau 2 năm trồng, rút ngắn thời gian so với những cây bình thường. Cây mít được trồng phổ biến ở khu vực miền tây vì phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu khu vực này.
Hướng dẫn cách ghép mít đạt hiệu quả
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ cả gốc ghép và cây ghép, bà con chọn một trong hai phương pháp ghép cây mít dưới đây:
Các bước thực hiện cách ghép cây mít đúng kỹ thuật
Bước 1. Dùng dao rạch hai đường song song, rộng từ 2-2,5cm, dài từ 2-3cm, cách mặt bầu 15-20cm, cắt một đường ngang phía dưới để nối hai đường song song, tạo thành cửa sổ hình chữ U. Lau đi nhựa mủ trên cành.
Bước 2. Chọn mầm ghép đã nổi u khỏe mạnh, không bầm dập, trầy xước, có kích thước tương đương với cửa sổ đã mở ở gốc ghép.
Bước 3. Tách mầm ghép, gỡ bỏ các sợi gỗ dính vào mắt ghép, áp chặt mắt ghép vào cửa sổ của gốc ghép, dùng dây hoặc nilon chuyên dụng quấn chặt mắt ghép vào gốc ghép.
Bước 4. Sau khi ghép từ 15-20 ngày, mở dây kiểm tra.
🔹 Nếu mắt ghép còn tươi thì cắt bớt ngọn gốc ghép, cách điểm ghép 1,5-2cm.
🔹 Nếu mắt ghép có màu nâu khô, lúc này mắt ghép đã chết, bà con cần tiến hành ghép lại.
Khi cây cao trên 20cm thì bà con đem cây đi trồng.
Kỹ thuật ghép áp trên cây mít
Hiện nay, đây là cách ghép cây mít được bà con đánh giá là tốt nhất. Khi gốc đã đạt yêu cầu và có thể ghép, bà con chọn đoạn cành ở ngọn, mọc xiên ngoài tán có cùng kích cỡ, độ tuổi của cây mẹ để tiến hành ghép vào gốc ghép.
Đối với gốc ghép, bà con trồng trong khay nhựa, chậu tre… và kê sát cành ghép, cột chặt cành ghép với gốc ghép bằng dây hoặc nilon chuyên dụng.
Sau hai tháng, bà con mở dây và tiến hành cắt bỏ ngọn của gốc ghép, cắt rời phần ngọn của gốc mẹ. Đặt cây ở nơi thoáng mát, có bóng mát, tránh nắng mưa cho đến khi cây phát triển đầy đủ thì tiến hành đem đi trồng.
Kỹ thuật nhân giống cây mít bằng cách chiết cành
Cách chiết cành mít được nhiều bà con nông dân áp dụng, bởi kỹ thuật này mang lại hiệu quả cao trong canh tác vườn mít. Kỹ thuật nhân giống mít bằng cách chiết cành giúp cây mít con vẫn giữ được đặc tính của cây mẹ. Bên cạnh đó cách chiết cành mít giúp ra rễ nhanh, sinh trưởng tốt và dễ chăm sóc.
Khoanh vỏ cành cây mít cần chiết
Đối với cành chiết, bà con sử dụng dao khoanh tròn cành chiết ở hai đầu cách nhau tầm 3-5cm, cách gốc của cành khoảng từ 15-20cm.
Sau đó, bà con dùng mũi dao tách phần vỏ đã khoanh. Tiến hành cạo sạch chất nhờ trên mặt gỗ nhằm loại bỏ lớp tế bào tượng tầng của cây, vỏ cây sẽ không tái sinh.
Bà con để cho cành ráo nhựa trong vòng 2 ngày, sau đó lau sạch vết cắt và dùng thuốc kích rễ bôi vào vết cắt này.
Chuẩn bị đất làm bầu bó cho cành mít chiết
Đất hỗn hợp để bó bầu cho cành chiết có tác dụng giữ ẩm, giúp cành nhanh ra rễ tại mép vết cắt.
Đất hỗn hợp này bao gồm đất vườn, đất phù sa, đất bùn phơi khô, sau đó đập nhỏ rồi trộn cùng với mùn hữu cơ gồm phân chuồng, rễ bèo tây và phân hữu cơ. Hai hỗn hợp này trộn với nhau theo tỷ lệ 2:1. Tưới nước cho hỗn hợp đạt độ ẩm từ 70-80%.
Tiến hành bó bầu đất vào vị trí cành mít chiết
Đường kính bầu chiết khoảng 6-8cm, chiều cao khoảng 10-12cm là đạt tiêu chuẩn.
Bà con tiến hành dùng dao cắt khoanh vỏ, dùng đất hỗn hợp bó bầu giàn mỏng đều xung quanh cành. Tiếp đến, dùng nilon quấn xung quanh bầu và buộc chặt hai đầu bằng dây.
Lưu ý: Nên buộc đầu phía trên của bầu chặt hơn, phía dưới buộc lỏng tay hơn một chút. Mục đích của việc này là phòng mùa mưa, nước chảy vào bầu sẽ thoát nhanh, không ứ nước tại bầu, tránh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Cắt cành mít chiết sau khi đã mọc rễ
Sau khi chiết cành từ 45-60 ngày, bà con quan sát thấy rễ đã mọc thì tiến hành cưa cành chiết, giâm vào vườn ươm. Nên để rễ chuyển sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh thì mới tiến hành cưa cành.
Không nên giâm cành chiết quá dành khiến cho rễ và mầm cành không phát triển được, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Mật độ phù hợp để giâm cành là khoảng 25x25cm.
Một số lưu ý để cách ghép mít thực sự hiệu quả
Vì mít là cây có nhiều nhựa nên khi ghép cây, bà con phải dùng khăn khô, mềm làm sạch phần nhựa nơi mầm ghép và cửa sổ gốc ghép. Cần phải bổ sung đầy đủ các khoáng chất cho cây mít, đặc biệt là kali trước khi bắt đầu ghép gốc để dễ bóc vỏ và gốc ghép nhanh liền sẹo.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách ghép mít đạt hiệu quả cao. Mong rằng thông qua bài viết, bà con có thể tiến hành ghép mít thành công và cây cho ra những sản lượng tốt nhất.