Hướng dẫn cách chiết cây hồng xiêm theo chi tiết từng bước
Kích thước chữ
Cách chiết cây hồng xiêm là phương pháp nhân giống đơn giản, giúp cây con giữ nguyên đặc tính của cây mẹ và cho trái nhanh hơn so với khi trồng bằng hạt. Kỹ thuật này phù hợp với quy mô hộ gia đình và có thể áp dụng ngay tại sân vườn nhà mình. Bài viết dưới đây, AQ Bice sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước chiết cành hồng xiêm đúng chuẩn kỹ thuật, từ khâu chọn cành đến chăm sóc sau chiết, giúp bà con sỡ hữu được một cây hồng xiêm mạnh khỏe, trái ra sai trĩu.
Tìm hiểu về cách chiết cây hồng xiêm

Cách chiết cây hồng xiêm được nhiều người ưa chuộng vì có khả năng tạo ra cây con giống cây mẹ mà không cần gieo hạt. Chỉ với vài thao tác đơn giản trên cành bánh tẻ và thời gian chờ đợi, bà con có thể tự nhân giống hồng xiêm tại nhà để đem đi trồng, vừa tiết kiệm chi phí mà đảm bảo giữ lại giống hồng xiêm mà bà con yêu thích. Đây là giải pháp tiện lợi cho những ai muốn mở rộng vườn cây ăn trái mà không phải đầu tư nhiều.
Vì sao phải tiến hành cách chiết cây hồng xiêm?
Việc tiến hành kỹ thuật trồng cây hồng xiêm chiết cành giúp nhân giống nhanh chóng, giữ nguyên đặc tính tốt của cây mẹ như khả năng cho quả sớm, hương vị ngọt đậm và sức chống chịu cao.
So với gieo hạt, chiết cành tiết kiệm thời gian và cho cây con đồng đều hơn. Ngoài ra, phương pháp này còn hạn chế rủi ro biến dị di truyền và phù hợp với những hộ gia đình có mô hình trồng không quá lớn, muốn tận dụng cây mẹ khỏe mạnh sẵn có.
Cây hồng xiêm có chiết được không và có nên chiết không?
Nhân giống cây bằng cách chiết cây hồng xiêm đang được nhiều nhà vườn áp dụng, bởi đây là cách đơn giản, không tốn nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo giữ nguyên đặc tính tốt từ cây mẹ. Nhưng không phải ai cũng biết cây hồng xiêm liệu có phù hợp để chiết hay không, tìm hiểu chi tiết dưới nội dung sau đây.
Đặc điểm sinh học phù hợp với chiết cành
Cây hồng xiêm là loại cây ăn quả thân gỗ, có mô mềm và dễ ra rễ khi bị kích thích đúng cách, đặc biệt tại các vùng cành bánh tẻ. Lớp vỏ dễ bóc, tầng sinh gỗ hoạt động mạnh nên rất thuận lợi cho việc chiết cành. Nhựa cây không quá độc, ít ảnh hưởng đến khả năng liền mô và ra rễ đây là những đặc điểm sinh học lý tưởng cho phương pháp nhân giống bằng chiết.
Thời điểm để tiến hành cách chiết cành cây hồng xiêm
Thời điểm tốt nhất để chiết hồng xiêm là vào cuối mùa khô hoặc đầu mùa mưa khoảng từ tháng 3 – 5 hoặc tháng 8 – 9 tùy vùng miền.
Lúc này cây mẹ đang khỏe mạnh, không sâu bệnh, đang trong giai đoạn sinh trưởng ổn định, không mang trái.
Lưu ý bà con cần thực hiện là không nên chiết vào mùa mưa lớn kéo dài vì dễ làm úng nước vùng bóc vỏ, gây thối cành chiết và thời điểm cây đang nuôi quả, mới vừa thu hoạch xong vì khi đó sức cây còn yếu, khả năng phục hồi kém, dễ khiến cành chiết bị hư hại hoặc không phát triển được.
Chuẩn bị trước khi vào cách chiết cây hồng xiêm

Trước khi bắt tay vào cách chiết cây hồng xiêm, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là bước đầu tiên quyết định phần lớn thành công. Chi tiết những vật dụng, nguyên liệu cần thiết để chiết cành có trong nội dung sau đây:
▶️ Cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như: dao bén để tạo vết cắt gọn, dây nilon hoặc dây buộc mềm, bao nilon để giữ ẩm, rêu ẩm hoặc đất mịn để ủ gốc chiết. Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm thuốc kích rễ để thúc đẩy quá trình hình thành rễ nhanh hơn.
▶️ Về phần chọn cành, nên ưu tiên những cành bánh tẻ, là những cành không quá non cũng không quá già, có chiều dài khoảng 30 – 40 cm, không bị sâu bệnh, có nhiều mắt ngủ và nằm ở vị trí dễ thao tác.
▶️ Về giá thể để ủ gốc chiết nên chọn loại nhẹ, giữ ẩm tốt và thoáng khí. Bà con có thể sử dụng công thức phối trộn gồm: Rêu ẩm, Phân chuồng hoai mục trộn với đất bùn ao phơi khô giã nhỏ, mùn cưa, trấu hun và một chút than hoạt tính để kháng khuẩn. Nếu như không có đủ những nguyên liệu trong công thức bà con chỉ cần dùng rêu ẩm cũng đã đủ đáp ứng yêu cầu.
Hướng dẫn cách chiết cây hồng xiêm chi tiết từng bước

Thực hiện cách chiết cây hồng xiêm là phương pháp nhân giống hiệu quả nếu được làm đúng kỹ thuật. Để đạt hiệu quả cao, người làm cần nắm rõ quy trình thực hiện từ khâu khoanh vỏ, xử lý cành, bọc giá thể cho đến giai đoạn theo dõi và cắt trồng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước về cách chiết cành hồng xiêm, bà con tham khảo để tiến hành chiết cây thành công.
Khoanh vỏ đúng kỹ thuật
Chọn vị trí khoanh cách gốc cành khoảng 20 – 30 cm. Dùng dao bén cắt hai vòng tròn cách nhau 2 – 3 cm, sau đó nhẹ nhàng lột bỏ lớp vỏ giữa hai đường cắt để làm lộ phần gỗ. Cạo sạch lớp màng lụa trắng (tầng phát sinh) để tránh mô liền lại, giúp kích thích mọc rễ. Tuyệt đối không làm dập phần gỗ non, vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng hình thành rễ và cần phơi từ 3 – 7 ngày mới được bọc bầu chiết.
Bôi thuốc kích rễ

Việc sử dụng thuốc kích rễ không bắt buộc, nhưng nên áp dụng nếu bà con muốn thúc đẩy rễ mọc nhanh hơn và khỏe hơn. Ưu điểm là tăng tỷ lệ ra rễ và rút ngắn thời gian chiết; nhược điểm là nếu bôi quá nhiều hoặc dùng loại không phù hợp có thể gây cháy mô hoặc kích rễ yếu. Vì thể để vừa tăng tỷ lệ kích mọc rễ và vừa đảm bảo an toàn cho mô cây, bà con tham khảo áp dụng chế phẩm sinh học kích ra rễ Vi HAF.
Bọc giá thể và buộc kín
Dùng hỗn hợp giá thể đã chuẩn bị ôm kín phần gỗ đã khoanh, hần bầu chiết có trọng lượng từ 150 – 300g. Sau đó bọc lại bằng bao nilon hoặc giấy nilon trong để tiện quan sát, buộc chặt hai đầu bằng dây nilon để tránh thất thoát độ ẩm hoặc lọt không khí. Đảm bảo lớp bọc không quá chặt làm nghẹt rễ, cũng không quá lỏng khiến giá thể trượt ra ngoài.
Chăm sóc và theo dõi sau chiết
Trong khoảng 30 – 60 ngày, giữ cho bầu chiết luôn ẩm bằng cách phun sương nhẹ định kỳ (trong điều kiện thời tiết hanh khô). Tránh tưới mạnh gây úng hoặc mưa tạt làm hư bầu chiết. Kiểm tra định kỳ xem có nấm mốc, kiến hoặc côn trùng làm tổ. Nếu thấy bầu có mùi hôi hoặc chuyển màu đen, cần mở ra xử lý lại.
Khi nào nên cắt cành đem trồng?
Sau khoảng 6 – 8 tuần (tùy thời tiết và cành), khi rễ đã mọc dài từ 3 – 5 cm, trắng khỏe và phủ đều bầu chiết, rễ cành chiết có màu nâu vàng thì có thể cắt cành khỏi cây mẹ. Lưu ý nên cắt vào sáng sớm hoặc chiều mát, rồi trồng ngay xuống đất tơi xốp, ẩm mát, có bóng râm nhẹ để giúp cây non hồi phục và bén rễ nhanh. Tránh cắt khi rễ còn quá ngắn hoặc chưa đồng đều, sẽ làm cây khó sống sau trồng.
Kỹ thuật trồng cành chiết ra chậu hoặc ra vườn

Cách chiết cây hồng xiêm sau khi ra rễ cần được trồng đúng kỹ thuật để đảm bảo tỷ lệ sống cao. Rễ còn non nên cần nhẹ tay, chuẩn bị giá thể thoát nước tốt và chăm sóc kỹ sau khi trồng để cây nhanh hồi phục và phát triển ổn định.
Xử lý cành chiết hồng xiêm trước khi trồng
✅ Sau khi cắt cành khỏi cây mẹ, nên đặt cành ở nơi râm mát trong khoảng 1 – 2 giờ để cây thích nghi, tránh sốc do thay đổi môi trường. Không nên gỡ bỏ hoàn toàn phần giá thể bám quanh rễ, chỉ cần tỉa nhẹ các rễ bị hư hoặc dập nát.
✅ Đặc biệt, cần thao tác nhẹ tay vì rễ non lúc này rất dễ bị tổn thương, nếu bị gãy hoặc khô sẽ làm chậm quá trình bén rễ sau khi trồng.
Chuẩn bị giá thể trồng phù hợp
✅ Dù trồng ngoài vườn hay trong chậu, giá thể phải đảm bảo tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt để rễ phát triển. Công thức phổ biến gồm: 40% đất thịt nhẹ hoặc đất phù sa, 30% phân hữu cơ hoai mục (như phân bò ủ hoai, phân trùn quế), 20% xơ dừa đã xử lý và 10% trấu hun hoặc cát sông sạch.
✅ Nếu trồng chậu, cần chọn loại có lỗ thoát nước dưới đáy và kích thước phù hợp với bầu rễ, tránh chọn chậu quá lớn hoặc quá sâu gây úng.
Cách trồng đúng kỹ thuật
✅ Khi trồng, đào hố (hoặc khoét lỗ) sâu hơn bầu chiết từ 2 – 3 cm. Đặt nhẹ cành chiết vào giữa, giữ thân cây đứng thẳng rồi lấp đất quanh bầu, nén chặt vừa phải để cố định gốc mà vẫn giữ độ thoáng.
✅ Sau cùng, tưới nước nhẹ nhàng quanh gốc để cấp ẩm, tránh xối trực tiếp lên cành vừa trồng gây lay gốc hoặc rửa trôi giá thể.
Chăm sóc sau trồng
✅ Trong vòng 10 – 15 ngày đầu, nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tán xạ hoặc che lưới đen để hạn chế nắng gắt chiếu trực tiếp lên tán.
✅ Tưới nước đều mỗi sáng hoặc chiều mát, đảm bảo đất ẩm nhưng không đọng nước.
✅ Không nên bón phân ngay sau khi trồng. Chỉ bắt đầu bón phân hữu cơ loãng hoặc các chế phẩm sinh học nhẹ sau 3 – 4 tuần, khi cây đã ra lá non và phục hồi ổn định.
Cách chiết cây hồng xiêm không chỉ là một kỹ thuật nhân giống đơn thuần mà còn là cách để bà con chủ động giữ lại những cây khỏe mạnh, phù hợp điều kiện địa phương. Bài viết được Công ty AQ chia sẻ nhằm giúp bà con nắm vững các bước chiết cành đúng kỹ thuật, từ khâu chọn cành đến trồng ra đất. Nếu áp dụng đúng, nhà vườn sẽ tiết kiệm thời gian chờ đợi cây ra trái mà vẫn đảm bảo chất lượng và năng suất lâu dài.