Cách chiết cành mận đơn giản, nhân giống cây hiệu quả
Kích thước chữ
Cách chiết cành mận mang lại vụ mùa bội thu cùng những quả chín mọng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những kiến thức về cách thực hiện chiết cành mận hiệu quả, đạt chuẩn kỹ thuật.
Giới thiệu về cách chiết cành mận
Cách chiết cành cây mận là một trong số các phương pháp nhân giống phổ biến. Trong thời gian mấy năm gần đây, diện tích gieo trồng mận ở nước ta tăng nhanh đặc biệt là ở vùng núi. Cây mận sẽ cho ra hoa trái với giá trị kinh tế khá ổn nếu thực hiện chăm cây đúng kỹ thuật.
Đặc điểm hình dáng của cây mận chiết
Cây mận là loại cây ưa thích khí hậu mát lạnh. Mỗi cách nhân giống khác nhau sẽ có thời gian cho ra hoa quả khác. Sau từ 3 – 4 năm thì cây mận sẽ bắt đầu thu quả và khi tới 8 – 10 tuổi thì cây có thể cho từ 60 – 70kg quả, tối đa 200kg/cây. Tuổi thọ của cây mận kéo dài tới 25 đến 30 năm.
Cây mận thuộc loại cây thân gỗ, có cành thấp và nhiều với các tán xòe rộng từ 2 – 2,5m. Cây mận ra hoa ở tháng 2, 3 dương lịch và sẽ cho quả vào tháng 4, 5.
Hoa mận thuộc loại tự thụ phấn nên khó đậu quả. Bởi vậy mà người ta hay trồng xen các giống mận khác nhau trong cùng một khu vườn và chăn thả ong để tăng khả năng thụ phấn cho hoa mận.
Một số giống mận phổ biến ở Việt Nam
Mận Hà Nội: loại mận này có hạt nhỏ, phần thịt dày và khi ăn sẽ thấy rất giòn.
Mận cơm: là loại mận này được ưa chuộng ở các tỉnh phía Nam, được trồng nhiều ở Lạng Sơn. Mận có kích thước to vừa, thịt vàng, vỏ ngoài hơi xanh ngả vàng và có vị chua thanh, ăn giòn.
Mận Tả Van: loại mận này có màu thịt đỏ đậm, nhỏ hơn các loại mật khác, ăn vào hơi giòn.
Mận miền Nam (quả roi): quả mận dạng hình chuông, bên trong giòn, ngọt mát và mọng nước, hạt màu nâu khá to.
Mận Tam Hoa: khi quả chín có màu đỏ đậm, hơi tím với vị ngon ngọt.
Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách chiết cành mận
Nhân giống bằng phương pháp chiết cành sẽ giữ lại đặc tính giống cây mẹ. Các bước cần chuẩn bị cho cách chiết cành mận cụ thể như sau:
Thời điểm thích hợp để chiết cành mận
Mận thường được trồng vào các tháng 2, 3, 4 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11, tháng 12 sau khi rụng lá. Chiết cành mận thực hiện vào tháng 7, 8 hoặc tháng 2, 3.
Chuẩn bị nguyên liệu làm bầu đất
Nguyên liệu làm bầu đất gồm: đất bùn ao phơi khô, đất vườn, trộn cùng mùn cưa, trấu, rơm rạ băm nhỏ, rễ bèo tây,…
Hướng dẫn cách chiết cành mận đơn giản qua từng bước
Để đạt được thành công ngay từ lần chiết cành mận đầu tiên, mọi người có thể tham khảo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Chọn cây mận cho năng suất ổn định, khỏe mạnh để làm cây giống. Chọn cành ở bìa tán cấp 3 – 4, có đường kính gốc cành khoảng 0,8cm, dài từ 50 – 60cm và từ 6 – 8 tuổi.
Bước 2: Làm bầu đất: thực hiện trộn ⅔ đất với ⅓ giá thể và cho nước đủ ẩm 70%.
Bước 3: Tiến hành dùng dao cắt khoanh vỏ và cạo sạch tượng tầng. Sau đó thực hiện bó bầu ngay. Trọng lượng bầu chiết khoảng 150 – 300g, đường kính chỗ phình to từ 6 đến 8 cm, bầu dài 12cm.
Bước 4: Dùng nilon bọc bầu chiết lại. Sau từ 1,5 đến 2 tháng quan sát thấy nhiều rễ thì có thể tiến hành cắt cành mang giâm ở vườn ươm.
Bước 5: Chăm sóc vườn ươm khoảng 2-3 tháng cho cây phát triển tốt rồi mang đi trồng.
Chăm sóc cây mận chiết sau khi trồng xuống đất
Mận là loại quả thường có vào mùa hè, được nhiều người ưa thích. Mận chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cụ thể như:
Giảm táo bón: Mận có chất xơ cao, mỗi quả mận cung cấp 1g chất xơ. Mận khô, nước ép mận là thực phẩm có công dụng giảm táo bón hiệu quả. Chất xơ không hòa tan có trong quả mận giúp ngăn cản dịch vị và các vi khuẩn có hại cho niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, mận còn tạo cảm giác no lâu, giảm sự thèm ăn, hỗ trợ việc kích thích hệ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột và giúp nhuận tràng.
Giàu chất chống oxy hóa: Mận có những chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và hỗ trợ bảo vệ các tế bào khỏi bị những tổn thương. Trong mận chứa nhiều polyphenol, có tác động tích cực đến xương khớp, làm giảm đi nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.
Giảm hấp thụ cholesterol: Lượng vitamin C cao có trong mận giúp ngăn ngừa những cholesterol bị oxy hóa trong động mạch, và hỗ trợ việc đào thải những cholesterol xấu ra bên ngoài cơ thể.
Tốt cho tim mạch: Lượng kali trong mận giúp điều chỉnh huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ.
Tăng cường sự hấp thụ sắt: Lượng vitamin C cao trong mận giúp hấp thụ chất sắt hiệu quả, chống chọi bệnh tật và nguy cơ nhiễm trùng trong cơ thể.
Hỗ trợ thị lực: Các vitamin A, B, C và khoáng chất có trong mận đều rất tốt cho thị lực, hỗ trợ phòng tránh các bệnh về mắt như cận thị, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
Cách chiết cành mận trong bài viết trên đây đã mang lại nhiều thông tin hỗ trợ mọi người khi canh tác loại cây này. Đọc thêm những bài viết khác từ chúng tôi với những kiến thức dành cho cây trồng cũng như phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn nhà nhé!