Hướng dẫn cách chiết cành mai nhanh giống cây hiệu quả

Hướng dẫn cách chiết cành mai nhanh giống cây hiệu quả

10/09/2024

Kích thước chữ

Cách chiết cành mai luôn được nhiều bà con quan tâm, việc sử dụng phương pháp chiết cành để nhân giống sẽ giúp cây con thừa hưởng được nhiều đặc tính nổi trội của cây mẹ cũng như tiết kiệm thời gian phát triển hoa. Cùng AQ tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về cách chiết cành mai

Hướng dẫn cách chiết cành mai: Phương pháp nhân giống hiệu quả, nhanh chóng
Nhân giống bằng việc thực hiện kỹ thuật chiết cành mai sẽ tiết kiệm thời gian thu hoạch

Mai vàng có tên khoa học là Ochna integerrima, là một loại hoa được trang trí nhiều trong ngày Tết của người dân Việt Nam. Thân cây nhỏ, cao trung bình từ 2 – 2,7m. Khi nở những bông hoa khoảng 2 – 3cm với năm hoặc 7 cánh.

Vì là loài tương đối khó trồng. Nếu nhân giống bằng phương pháp gieo hạt thì có thể sẽ mất ít nhất 2 năm để hoa có thể nở. Vì thế, nhiều bà con thường sử dụng phương pháp trồng từ cành chiết để tiết kiệm thời gian thu hoạch (hoa nở sau khoảng 1 năm trồng).

Thời điểm thích hợp để thực hiện cách chiết cành mai vàng

Giống với nhiều loại cây khác, thời điểm thuận lợi nhất để thực hiện kỹ thuật chiết cành cây mai là cuối xuân đầu hè, vì đây là thời điểm kết thúc đợt chơi hoa và cũng là lúc bắt đầu một mùa sinh trưởng mới.

Ngoài ra, thời điểm này trong năm có khí hậu vô cùng ấm áp, mưa nhiều giúp cho cây non kích rễ rễ ra nhanh hơn. Không nên thực hiện kỹ thuật chiết cành mai vào mùa thu vì cần khá nhiều thời gian để ra rễ.

Ngoài ra, mùa đông ở Miền Nam có khí hậu không lạnh, khắc nghiệt bằng miền Bắc nhưng nếu chiết cành vào thời điểm này mai vàng của khó phát triển. Vì đây, là lúc chúng đang tích tụ dinh dưỡng để nở hoa, vì thế bà con không nên chiết vào thời gian này.

Hướng dẫn cách chiết cành mai vàng chi tiết từng bước

Để giúp quá trình thực hiện kỹ thuật chiết cành cây mai trở nên thuận lợi thì bà con cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như: kéo, cưa, dao, ni lông, dây dù,…Nên khử trùng sạch sẽ các dụng cụ trước bằng cồn để hạn chế nấm bệnh, vi khuẩn.

Chọn cây

Các loại mai vàng hiện nay nhìn chung tương đối dễ chăm sóc như: Mai núi, mai xẻ, mai chùm ngửi, mai liễu,..Nhưng tùy vào mỗi loại mà sẽ có biện pháp, phương pháp chăm sóc khác nhau, do đó bà con có thể chọn loại phù hợp với nhu cầu sở thích.

Cây mai thích hợp nhất để chiết cành là những cây có nhiều lá, sum suê, đang trong thời kỳ phát triển mạnh. Không nên chọn những cây kém sinh trưởng, có dấu hiệu vàng lá.

Theo nhiều người nông dân lâu năm, khi chiết nên chọn những cây đã  có hoa nhằm đảm bảo loại muốn chiết. Không nên chiết từ những cây còn quá nhỏ vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây mẹ. Nên chiết từ các cây đã có độ tuổi từ 4 năm trở lên.

Chọn cành chiết

Hiện nay có hai loại cành chiết là cành vượt và cành ngang cho người nông dân lựa chọn. Yêu cầu chung của các loại cành chiết là xanh tốt, không bị sâu bệnh, nấm hại tấn công. Các cành tẻ không quá già cũng như không quá non.

Kỹ thuật chiết với hai loại cành như trên tương đối khá giống nhau. Với cành vượt thông thường sẽ là các cành kích thước tương đối lớn, mọc thẳng. Nhiều người thường chiết các cành này vì vừa giúp nhân giống vừa làm giảm chiều cao cây.

Với cành ngang, bà con chiết các cành này đồng thời giúp tạo các dàng và thế đứng cho phù hợp với sở thích. Những cành ngang thường có đặc điểm cành nhỏ và nhiều hơn cành vượt.

Khoanh cành chiết và lột vỏ

Sau khi đã xác định được cành chiết từ cây mẹ đạt tiêu chuẩn thì bà con tiến hành khoanh và lột vỏ. Nên làm thông thoáng vị trí chiết cành bằng cách loại bỏ bớt cành kẹ, các cành già kém phát triển.

Lột vỏ: Tùy vào mỗi loại cành mà việc lột vỏ sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào kích thước cành chiết. Đối với cành vượt thông thường thì người nông dân đầy kinh nghiệm sẽ tiến hành khoan đường tròn xung quanh cách nhau 10cm.

Trong khi những cành ngang có kích thước tương đối nhỏ thì khoảng cách hai đường khoanh sẽ từ 2- 3cm. Sau đó, tiến hành rạch giữa hai vết khoanh và lột hoàn toàn lớp vỏ.

Xử lý sau lột vỏ: Bà con có thể sử dụng dao để cạo nhẹ chỗ vừa bóc vỏ ra. Vì nguyên tắc của phương pháp chiết cành là làm gián đoạn dòng vận chuyển dinh dưỡng lá ngọn xuống tới rễ và kích thích rễ ra tại vị trí khoanh và lột vỏ.

Không nên cạo quá sâu vì sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây mẹ. Nên dùng khăn khô lau sạch vết vừa lột vỏ để xác định đúng vị trí cần cạo. Sau khoảng 1 – 2g chờ vết thương khô lại thì bà con có thể bó bầu. Nên để cành mai khoảng vài hôm khi mép cắt hơi sủi rồi mới tiến hành bó bầu.

Tạo bầu bó cành chiết

Hướng dẫn cách chiết cành mai: Phương pháp nhân giống hiệu quả, nhanh chóng
Vi Haf + Mebe Pa sẽ giúp cho quá trình thực hiện cách chiết cành trở nên thuận lợi

Loại đất dùng để bó bầu cành mai nên là đất giàu dinh dưỡng và chất xơ. Có thể sử dụng các loại đất thịt, đất hơi bùn rồi trộn cùng xơ dừa, mùn, rơm nhỏ và một chút phân hữu cơ. Tiếp đó trộn đất cùng với nước để tạo ẩm, không nên quá nhão vì sẽ gây khó khăn trong việc tạo và bó bầu.

Ngoài ra, bà con nên kết hợp cùng sản phẩm Vi Haf trong quá trình bó bầu để giúp kích thích rễ cây mau phát triển và ra nhánh. Các thành phần sinh học có trong thuốc sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng còn thiếu, tạo môi trường có các vi sinh trong đất phát triển, điều hòa nguồn dinh dưỡng, giúp cây mau chóng bén rễ.

Buộc ni lông và cố định bầu đất

Buộc ni lông chính là bước cuối cùng trong quá trình chiết cành mai. Các tấm ni lông nên chuẩn bị sao cho vừa với kích thước bầu. Kích thước cần phải đảm bao kín và có chỗ để buộc dậy.

Nên dùng loại ni lông trong suốt để thuận tiện cho việc quan sát. Buộc chặt sẽ giúp bầu đất trở nên ổn định và không bị di chuyển. Đặc biệt, khi gặp thời tiết mưa gió nhiều sẽ làm lệch vị trí của bầu. Gián đoạn tới quá trình hình thành rễ.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện cách chiết cành mai

Mai vàng cần tương đối nhiều thời gian để mọc rễ. Thường sẽ mất khoảng 5 – 6 tháng mới có thể tiến hành trồng cành chiết. Do đó, bà con không nên quá hấp tấp mở bầu đất quá sớm để xem.

Với những ngày mưa nhiều, bà con nên chú ý xem bầu cây có bị nước vô hay không. Nếu có tình trạng nước ứ đọng thì tạo những lỗ nhỏ để nước chảy ra. Có thể cấp thêm nước cho bầu cây trong những ngày nắng nóng.

Tiến hành trồng cành chiết mai vàng

Hướng dẫn cách chiết cành mai: Phương pháp nhân giống hiệu quả, nhanh chóng
Sau khi thực hiện cách chiết cành thì cây con sẽ rất yếu vì thế khi mới trồng nên chăm sóc kỹ càng

Khi nhận thấy rễ mai đã mọc xum xuê và màu chuyển từ trắng sang vàng nhạt thì bà con có thể đem trồng. Dùng dụng cụ cắt một cách dứt khoát và nhanh chóng ở phía dưới bầu cây. Sau đó, tỉa bớt các cành kẹ để cây tập trung tốt hơn. Gỡ bỏ nhẹ nhàng lớp vỏ ni lông và trồng vào vườn ươm.

Mai vàng con mới chiết có sức chịu đựng chưa được tốt vì thế mà giai đoạn đầu bà con cần cung cấp nước, phân bón thường xuyên để giúp cây phát triển tốt hơn.

Hy vọng, cách chiết cành mai đã được AQ chia sẻ chi tiết thông qua các bước thực hiện như: Chọn cây giống, cành chiết, cách tạo bầu đất, thuốc kích rễ cây phát triển và hướng dẫn chăm sóc. sẽ giúp bà con thành công trong việc thực hiện chiết cành.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-27%
Công dụng: 💠 Cải thiện cấu trúc đất tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi…
4.67 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *