Cách chiết cành chanh đơn giản, đúng kỹ thuật, ra rễ nhanh
Kích thước chữ
Cách chiết cành chanh đúng kỹ thuật, giúp ra rễ nhanh, nhân giống cây chanh, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quy trình thực hiện đơn giản, không tốn nhiều thời gian nhưng cho lại hiệu quả tuyệt vời.
Chanh là loài cây quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam. Có thể trồng và nhân giống chanh bằng nhiều cách như hạt, ghép hoặc chiết cành. Tuy nhiên, cách phổ biến, đơn giản, dễ thực hiện nhất vẫn là chiết cành chanh. Các bạn tìm hiểu về kỹ thuật chiết cành chanh đơn giản cho ra rễ cực nhanh trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về cách chiết cành chanh
Cách chiết cành chanh là cách làm hiệu quả nhằm nhân giống cây chanh. Đây là phương pháp nhân giống vô tính dễ thực hiện, thuận tiện cho các nhà vườn quy mô nhỏ.
Nguồn gốc chanh
Chanh là loại quả quen thuộc, có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Chanh là loài thân gỗ nhỏ, chiều cao cây khoảng từ 1-3m. Những cây không tỉa có thể cao lên đến 6m. Chanh xanh quanh năm và không có mùa rụng lá.
Lá chanh có hình bầu dục, có gai nhọn ở phần cuống lá. Khi mới mọc, lá có màu đỏ, sau trưởng thành mang màu xanh lục.
Công dụng của chanh
Chanh chủ yếu được sử dụng như một loại gia vị. Chanh có vị chua, pha loãng cùng đường và nước tạo thành món nước chanh quen thuộc được nhiều người ưa thích.
Nước cốt chanh cũng là loại thành phần của các món bánh tráng miệng, bánh ngọt. Ngoài ra, lá chanh giúp tăng hương vị cho các món ăn, có thể kể đến như lẩu gà lá chanh, gà luộc.
Chanh chứa nhiều vitamin C, vitamin B và giàu chất chống oxy hóa.
Ưu nhược điểm khi thực hiện cách chiết cành chanh
Kỹ thuật chiết cành chanh có nhiều ưu và nhược điểm khác nhau. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, cùng điểm qua những ưu nhược của cách làm này nhé:
Ưu điểm của cách chiết cành cây chanh
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp chiết cành chanh là giúp cây con giữ nguyên được đặc tính của cây mẹ. Ngoài ra, phương pháp này còn khiến cây sinh trưởng và phát triển nhanh, ra quả sớm. Kỹ thuật chiết cành chanh cũng là phương pháp tối ưu thời gian, giúp nhân giống nhanh, đơn giản, dễ thực hiện và có tỉ lệ sống cao.
Nhược điểm của cách chiết cành cây chanh
Tuy có nhiều ưu điểm, tuy nhiên kỹ thuật chiết cành chanh cũng còn tồn tại những nhược điểm. Việc chiết cành sẽ khiến cây chiết nhanh già cỗi, hệ số nhân giống không cao. Ngoài ra, kỹ thuật chiết cành chanh còn có thể gây tổn thương cho cây mẹ, dễ nhiễm bệnh trong quá trình chiết.
Thời điểm thực hiện cách chiết cành chanh phù hợp
Thời điểm thực hiện kỹ thuật chiết cành chanh phù hợp nhất là vào mùa xuân và mùa hè. Đây là giai đoạn cây chanh sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Tránh chiết cành chanh vào mùa đông vì đây là thời điểm cây kém phát triển. Cũng không nên chiết khi cây đang ở giai đoạn ra hoa vì dễ làm giảm năng suất cây trồng.
Chuẩn bị trước khi thực hiện cách chiết cành chanh
Dụng cụ để thực hiện cách chiết cành cây chanh khá đơn giản, dễ chuẩn bị. Để chiết cành chanh, bạn cần chuẩn bị kéo, dao sắc, kìm, dây lạt, dây dù, nilon, đất… Việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ sẽ giúp cách cắt cành chanh được thực hiện trôi chảy hơn.
Quy trình cách chiết cành chanh đúng kỹ thuật
Để thực hiện kỹ thuật chiết cành chanh được hiệu quả, bạn nên thực hiện theo quy trình sau:
Chọn cây chanh cần chiết cành
Chọn chanh để chiết cành là bước khá quan trọng trong việc nhân giống chanh. Nên chọn chiết cành ở những cây có cây mẹ xum xuê, phát triển tốt, đã ra quả để đảm bảo cây được chiết ra quả sau khi trồng. Nên chiết ở những cây có cành cao để tỉa luôn cây mẹ.
Không nên chọn chiết cành ở những cây bị sâu bệnh, vàng lá. Ngoài ra, thông thường người ta chỉ để cây phát triển đến 6-7 năm tuổi rồi thay thế cây mới. Vì vậy không nên chọn chiết cành ở những cây quá già, khi đó khả năng phát triển của cây sẽ kém.
Chọn cành chanh cần chiết
Khi chọn cành để chiết, bạn nên chọn cành tươi tốt và xanh. Có hai loại chiết cành chanh, một loại là chiết nhỏ như ngón tay út, số lượng nhiều.
Loại còn lại là chiết cành to như ngón tay cái, dài khoảng 30-50cm. Trong khi chiết cũng nên chiết cành kẹ, cây thừa giúp cây tập trung phát triển cành chiết hơn.
Lột vỏ cây chanh
Sau bước chiết cành, cần khoanh và lột vỏ chanh. Dùng dao sắc khoanh hai đường tròn ở thân cây, cách nhau 1.5cm đến 2cm. Tiếp tục rạch một đường thẳng giữa hai vết cắt, sau đó bóc vỏ cây.
Dùng dao cạo một lớp mỏng sau khi đã lột vỏ, chú ý rằng nên cạo sạch để loại bỏ lớp nhựa trơn của chanh. Tuy vậy, không nên cạo quá sâu làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây chanh.
Bó bầu
Để bó bầu, chọn loại đất thịt có khả năng giữ nước tốt, giàu dinh dưỡng. Có thể trộn thêm rơm băm nhỏ hoặc phân hữu cơ cùng với đất. Sau khi trộn hỗn hợp đất cho đạt yêu cầu, làm ướt hỗn hợp bằng nước để có thể nặn đất thành những hình gần cầu, có kích thước bằng nắm tay. Nếu muốn cây ra rễ nhanh thì có thể thêm vào hỗn hợp thuốc kích rễ.
Dùng tay tách đôi bầu đất ra, đặt cành chanh vào giữa, sau đó cố định lại. Dùng nilon bọc quanh bầu, buộc cố định hai đầu bằng dây lạt. Nên dùng nilon loại trong, có thể quan sát được khi cây mọc đủ rễ.
Những lưu ý khi thực hiện cách chiết cành chanh
Trong kỹ thuật chiết cành chanh, nguyên tắc ra rễ là làm gián đoạn quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ ngọn xuống cây tại ngay vị trí lột vỏ. Dòng dinh dưỡng từ ngọn và lá bị tích tụ lại ở vị trí bó bầu, giúp kích thích cây mọc rễ khi gặp môi trường thuận lợi.
Chanh có thể chiết nhiều đợt trong năm. Cành chiết có ưu điểm là không cần phải chăm sóc quá nhiều. Đất sẽ giữ độ ẩm trong 1 tháng mà không cần tác động gì. Nếu thấy bầu cây quá khô, có thể tháo bớt một đầu trên bầu và bổ sung nước, sau đó buộc lại như cũ.
Trong trường hợp mưa nhiều ngày liên tiếp, nên kiểm tra bầu xem có đọng nước bên trong không. Nếu có nước đọng, cần tạo một lỗ nhỏ cho bầu thoát nước. Nếu bầu có dấu hiệu bị vỡ, cần kịp thời bó chúng lại.
Kỹ thuật trồng cành chanh chiết chiết như thế nào?
Khi nhìn các sợi rễ chuyển từ trắng sang vàng nhạt là lúc cây chanh đã đủ điều kiện để trồng.
Cách trồng cành chanh chiết
Để trồng cành chanh chiết, bạn nên cắt ngay dưới bầu. Lưu ý là hãy cắt thật mạnh và dứt khoát. Sau đó mang chúng ra trồng mà không cần tiến hành ươm. Tuy nhiên nếu có điều kiện thì hãy trồng trong vườn ươm để rễ có điều kiện trưởng thành hơn trước khi trồng.
Sau khi đã cắt cành, nên tháo nhẹ nhàng lớp nilon bọc bầu ra rồi tạo hố sâu khoảng 30-40cm để trồng cây. Nên lót lớp đất giàu dinh dưỡng ở dưới để cây phát triển tốt hơn.
Chăm sóc cành chanh chiết sau khi trồng
Sau khi trồng, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt bởi cây con có sức chịu đựng khá kém. Nên tưới nước cho cây vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối muộn. Ngoài ra, nên định kì tưới kích rễ cho cây cho đến khi cây ra thêm lá mới. Bên cạnh đó, có thể bón phân lá để hỗ trợ cây phát triển nhanh hơn.