Cách chăm sóc cây đu đủ ra quả to tròn, không sâu bệnh
Kích thước chữ
Cách chăm sóc cây đu đủ ra quả là kỹ thuật rất quan trọng để có được những quả đu đủ to, khỏe mạnh, đảm bảo một mùa vụ thu hoạch năng suất. Bài viết hôm nay, AQ sẽ chia sẻ đến quý bà con về những cách cách chăm sóc đu đủ giai đoạn ra quả cũng như các sản phẩm hỗ trợ quá trình trồng đu đủ được diễn ra thuận lợi hơn.
Tìm hiểu về cách chăm sóc cây đu đủ ra quả
Đu đủ có tên khoa học là Carica papaya là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng, có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nên được rất nhiều người ưa thích.
Để cây đu đủ ra trái đúng mùa vụ, trái to, ngọt thì bà con cần lưu ý đến cách chăm sóc đu đủ giai đoạn ra quả. Bởi đây là giai đoạn rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thu hoạch và chất lượng của mỗi trái đu đủ.
Trước khi tìm hiểu về chăm sóc đu đủ giai đoạn nuôi quả thì bà con hãy cùng AQ tìm hiểu các nguyên nhân khiến cây đu đủ có ra hoa không thể ra quả được ở phần kế tiếp nhé.
Nguyên nhân khiến cây đu đủ không ra quả
- Do nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp: Đu đủ là một loại cây rất nhạy cảm với nhiệt độ, nên nếu nhiệt độ cao hơn 30 – 35 độ C hay ẩm độ cao, mưa nhiều khoảng 250 – 300mm/tháng, cay sẽ sinh trưởng kém, không thể đậu trái.
- Do đất trồng không phù hợp: Cây đu đủ chỉ có thể phát triển trên nền đất có độ chua có pH từ 5,5 – 6,5. Đất cần giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp thì quá trình ra hoa đậu quả của cây đu đủ mới diễn ra thuận lợi được.
- Do cây bị thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến khi cây đu đủ không ra quả. Cây cần đủ chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, lân, kali và các vi lượng khác để phát triển trong quá trình ra hoa đậu quả.
- Do thiếu nước hoặc tưới nước không đúng cách: Nước là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của cây đu đủ, khi cây bị thiếu nước hoặc tưới nước không đúng cách thì sẽ làm cản trở quá trình thụ phấn, khiến cây không thể ra hoa, đậu quả.
- Do bị sâu bệnh tấn công: Các loại côn trùng, sâu bệnh tấn công vào hoa và quả non thì cây đu đủ cũng không thể ra quả được.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây đu đủ ra quả đầy cành, không sâu bệnh
Để cây đu đủ ra trái nhiều, to khỏe mạnh, có vị ngọt thơm tự nhiên thì bà con cần áp dụng các cách chăm sóc đu đủ giai đoạn ra quả nhé. Những kỹ thuật chăm sóc ra sao đã được AQ tổng hợp thật chi tiết, và rõ ràng ở dưới đây, mời quý bà con cùng tham khảo qua.
Cắt tỉa cành đu đủ tạo không gian cho trái phát triển
Thực hiện cắt và tỉa thưa là việc làm quan trọng trong giai đoạn ra hoa đậu quả của cây đu đủ. Việc thường xuyên loại bỏ bớt những cành, lá đã bị khô hoặc đã bị sâu bệnh tấn công sẽ giúp tập trung chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng các bộ phận khác được khỏe mạnh. Và con giúp cây được thông thoáng, không khí và ánh sáng xuyên qua tốt hơn, làm giảm nguy cơ các loại nấm mốc phát triển.
Tưới nước cho cây đu đủ với lượng nước vừa phải
- Tưới nước với liều lượng vừa đủ và đúng cách trong giai đoạn ra hoa đậu quả sẽ khiến duy trì độ ẩm trong đất.
- Thực hiện tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều muộn giúp giảm nguy cơ nhiễm nấm cho cây. Bà con có thể sử dụng bạt phủ gốc cây hoặc tấm vải để phủ gốc, việc này giúp giữ ẩm đất và ngăn cỏ dại phát triển, sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây.
Quản lý dinh dưỡng trong giai đoạn đu đủ ra hoa đậu quả
- Việc quản lý chặt chẽ chất dưỡng rất quan trọng đối với cây đu đủ trong quá trình ra hoa đậu quả. Thực hiện bón phân hữu cơ cân đối với hàm lượng kali cao hơn sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của quả và khỏe đề kháng của toàn cây.
- Bà con cần thận trọng trong việc bón phân, tránh bón phân quá mức, bón quá nhiều nitơ, vì có thể làm ảnh hưởng và gây tổn hại đến việc nuôi dưỡng trái.
Phòng trừ các loại nấm khuẩn gây bệnh và sâu hại
- Việc thường xuyên quan sát, kiểm tra cây đu đủ là điều cần thiết để bảo vệ cây đu đủ khỏi những các loại côn trùng, nấm bệnh trong giai đoạn đậu quả.
- Các loại côn trùng thường xuất hiện vào ra đoạn dưỡng trái của cây đu đủ đó là: rệp sáp, nhện đỏ,…
- Để phòng ngừa, bà con có thể sử dụng tấm lưới chắn côn trùng hoặc sử dụng các loại sản phẩm sinh học để phòng trừ dứt điểm mà không làm tổn hại đến sức khỏe của cây.
Dùng cọc để đỡ cây đu đủ
Trong giai đoạn ra hoa đậu quả thì cây đu đủ ra quả cần được bảo vệ bằng cọc để tránh gãy do trái nặng. Cọc sẽ giúp cố định cây, chống lại gió mạnh và mưa lớn, đảm bảo cho cả cây và quả đu đủ phát triển tốt khi điều kiện thời tiết bất lợi.
Cách chăm sóc cây đu đủ ra quả chuẩn với Mfruit nuôi trái
Chăm sóc cây đu đủ ra quả bằng phân bón sinh học là một trong những cách kích thích cây đu đủ ra hoa đậu quả hiệu quả, mà còn giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết, các hệ vi sinh có lợi cho cây đu đủ. Và Mfruit tại Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ là phân bón hữu cơ được nhiều bà con tin tưởng và sử dụng. Để hiểu rõ hơn về sản phẩm quý bà con tiếp tục theo dõi những thông tin dưới đây nhé.
Thành phần của thuốc Mfruit nuôi quả đu đủ to tròn, bóng trái
Mfruit được các kỹ sư nông nghiệp nghiên cứu và điều chế ra với các thành phần chính:
✅ Đạm tổng số (N): 8%
✅ Lân hữu hiệu (P2O5hh): 5%
✅ Kali hữu hiệu (K2Ohh): 5%
✅ Axit humic (C): 1.5%
✅ Magan (Mn): 500 ppm
✅ Kẽm (Zn): 500 ppm
✅ Đồng (Cu): 500 ppm
✅ Bo (B): 200 ppm
✅ pHH2O: 5.5
✅ Tỷ trọng: 1.15.
✅ Mfruit được sản xuất ra từ hợp chất hữu cơ được lên men từ các vi sinh có lợi; Amino Axit (Aspartic, Glicine, Proline, Arginine, Leucine, Histadine, Alanine, Glutamine, Serine, Tyrosine,…
Công dụng của thuốc Mfruit nuôi quả đu đủ to tròn, bóng trái
✅ Mfruit có tác dụng kích thích, bổ sung đủ dưỡng chất cho cây đu đủ trong giai đoạn ra hoa đậu quả.
✅ Giúp hạn chế tình trạng nấm trái, rụng trái non, bảo vệ trái đu đủ được khỏe mạnh.
✅ Hỗ trợ tăng kích thước trái, giúp trái đu đủ bóng đẹp, đạt tiêu chuẩn chất lượng nông sản khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
✅ Khi sử dụng Mfruit sẽ giúp tăng độ chín đều, độ ngọt của trái đu đủ, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế của bà con.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Mfruit nuôi quả đu đủ to tròn, bóng trái
Để sử dụng Mfruit mang lại hiệu quả tốt nhất thì bà con cần đọc kỹ hướng dẫn của các kỹ sư nông nghiệp nhé:
✅ Sử dụng 500ml sản phẩm Mfruit hòa tan với 300 – 500 lít nước, thực hiện phun đều trên toàn cây đu đủ.
✅ Để tiến hành quá trình già hóa đọt thì cần phun 2 – 3 lần, mỗi lần phun cách nhau 5 – 7 ngày.
✅ Để tăng kích thước, trọng lượng trái đu đủ thì cần phun 7 – 10 ngày/lần vào giai đoạn trái non, đang chuẩn bị quá trình tạo đường, tạo chất dinh dưỡng.
✅ Cần ngừng phun trước khi thu hoạch khoảng từ 7 – 10 ngày.
✅ Nếu bà con trồng đu đủ với diện tích lớn thì có thể sử dụng Mfruit với kỹ thuật phun máy bay
Kết thúc bài viết, AQ hy vọng quý bà con đã có thêm kinh nghiệm trong việc trồng và cách chăm sóc cây đu đủ ra quả nhiều, sai trĩu, ít bị sâu bệnh. Và đừng quên liên hệ với kỹ sư tại AQ nếu gặp những trở ngại gì trong quá trình canh tác vườn trồng nhé.