Cách bón phân cho cây đu đủ mới trồng và từng giai đoạn
Kích thước chữ
Cách bón phân cho cây đu đủ mới trồng và các biện pháp chăm sóc hợp lý sẽ giúp cây mau phát triển, ra quả sớm. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng nấm bệnh, sâu hại khác tấn công gây ảnh hưởng.
Mời bà con cùng AQ tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật bón phân, các biện pháp chăm sóc cây đu đủ phát triển khỏe mạnh quanh năm qua bài viết chi tiết dưới đây.
Tìm hiểu cách bón phân cho cây đu đủ mới trồng
Quá trình chăm sóc đu đủ diễn ra theo 5 giai đoạn: Xuống giống – thời kỳ cây phát triển – giai đoạn làm trái – sau thu hoạch – phục hồi sức khỏe do sâu bệnh hại. Việc thực hiện đúng quy trình bón phân sẽ giúp cây con phát triển tốt, gia tăng khả năng sống sót đồng thời mau chóng ra quả, cải thiện năng suất của vườn.
Lưu ý khi thực hiện cách bón phân cho cây đu đủ mới trồng
Đu đủ là loại cây ăn quả cho năng suất rất tốt, có thể thu hoạch ngắn ngày sau 7 – 8 tháng. Tuy nhiên, khi bón phân bà con cần cũng cần nên quan tâm thành phần của phân để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây, nhằm hỗ trợ đu đủ phát triển khỏe mạnh. Sau đây làm một số nhu cầu dinh dưỡng cần lưu ý:
Đạm: Là hợp chất quan trọng của chất hữu cơ nhằm tăng khả năng sinh trưởng cũng như phát triển các mô sống.
Lân: Lân có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và vận chuyển các thành phần hữu cơ trong cây. Ngoài ra, chúng còn kích thích bộ rễ phát triển khỏe mạnh.
Kali: Kali hỗ trợ cây hấp thu được nhiều chất đạm hơn, đồng thời làm tăng khả năng thẩm thấu cho cây, tăng cường sức chống bệnh, chịu hạn,…
Hướng dẫn cách bón phân cho cây đu đủ mới trồng từng giai đoạn
AQ xin chia sẻ tới quý bà con cách bón phân cho cây đu đủ trong từng giai đoạn như sau:
Bón phân cho cây đu đủ giai đoạn mới xuống giống
Với các cây con được gieo từ vườn ươm chúng sẽ phát triển kém do bộ rễ chưa thích nghi được hoàn toàn với môi trường mới, chậm phát triển. Vì thế, trong giai đoạn này bà con có thể kết sử dụng bộ đôi Bio Soil + Vi Haf từ 2 -3 lần để hỗ trợ dưỡng rễ cây cũng như cải tạo đất.
Bio soil với công dụng cải tạo độ phèn chua trong đất, giúp đất trở nên tơi xốp giàu môi trường dinh dưỡng hơn để rễ cây con phát triển. Bà con hòa 1 lít Bio Soil cùng 400 – 800 lít nước tưới đẫm vùng quanh gốc rễ từ 2 – 3 tháng/ lần và từ 2 – 3 lần/ năm
Các thành phần có trong Vi Haf sẽ hỗ trợ rễ cây phát triển khỏe mạnh, bung đọt nhanh chóng, tăng khả năng hấp thụ phân bón,…Bà con hòa 500g Vi Haf kết hợp cùng 400 – 700 lít nước. Sử dụng từ 3 – 5 lần / năm để giúp hệ rễ cây con phát triển mạnh mẽ.
Tiến hành Bón lót: Với mỗi hố cây thì bà con tiến hành bón 10 – 15kg phân chuồng, 0,2kg Kali, 0,5kg lân, 0,5kg vôi bột. Sau đó trộn đều tất cả lại và lấp đầy hố trồng.
Ngoài việc tiến hành bón lót, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ra rễ, cải tạo đất trong giai đoạn cây đu đủ mới trồng thì bà con cũng cũng cần tiến hành bón thúc các loại phân hữu cơ, kali, đạm, lân để cung cấp dinh dưỡng. Tiến hành bón 1 lượng như sau:
Cây đu đủ mới trồng được 1 năm: Tiến hành bón 10 – 15kg phân chuồng kết hợp hợp cùng 0,5 – 1kg lân super + 0,3 – 0,5kg urê + 0,2 – 0,3kg Kali sulphate (K2SO4).
Cây đu đủ mối trồng được 2 năm tuổi: Bón 15 – 20kg phân chuồng + 1 – 1,5 kg lân super + 0,3 – 0,4kg Urê + 0,3 – 0,4kg kali sulphate (K2SO4).
Trong quá trình bón nên xăm đất, rải phân kết hợp vun gốc lắp đầy phân cho cây. Ngoài ra, bà con có thể chia nhỏ lượng phân bón thành nhiều lần. Các đợt bón kết hợp với làm cỏ vun gốc cho đu đủ. Tiến hành bón thúc 3 lần cho năm đầu: Lần 1 sau khi trồng 4 – 6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa, lần 3 khi quả lớn.
Tiến hành bón phân cho cây đu đủ giai đoạn phát triển
Bà con sử dụng các loại phân lân hữu cơ, NPK,.. nhằm bổ sung dinh dưỡng cho đất. Trong các thời kỳ bón: Sau khi tiến hành trồng cây đu đủ 1,5 – 2 tháng hoặc trong đầu mùa mưa (năm thứ 2) bà con bón toàn bộ phân chuồng + 30% đạm + 30% lân. Khi đu đủ ra hoa: 30% lân. 30% đạm
Nhằm hỗ trợ cây con phát triển mạnh bộ rễ, lá xanh tốt, mập đọt, mập cành thì bà con tiến hành sử dụng bộ đôi sinh học Vi Haf + Vi Amen. Sử dụng định kỳ 3 tháng/ 1 lần phun để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các thành phần có trong Vi Haf sẽ hỗ trợ bộ rễ phát triển tốt, ra đọt nhanh chóng, tăng cường khả năng hấp thụ nguồn dinh dưỡng trong đất. Vi Amen bổ sung các thành phần dinh dưỡng, nguyên tố trung vi lượng, đa lượng cần thiết cho đu đủ giúp xanh lá, cứng cành,…
Bón phân cho cây đu đủ giai đoạn làm trái
Trong giai đoạn đu đủ hình thành quả thì bà con tiến hành bón lân đều đặn để giúp đu đủ ra quả nhanh chóng hơn. Kết hợp cùng các chế phẩm sinh học nhằm giúp giai đoạn làm trái diễn ra thuận lợi hơn.
Bloom: Sử dụng trong giai đoạn kéo bông, phân hóa mầm hoa.
Kfruit: Dùng trong thời kỳ bông đến sổ nhụy, kết quả.
Cuối cùng là Mfruit: Giai đoạn dưỡng trái, giúp đu đủ nặng ký, quả to, chắc dày, màu đẹp,…
Kết hợp các sản phẩm trên tiến hành phun 2 đợt cho 1 lần pha. Mỗi đợt cách nhau từ 5 – 7 ngày. Lần 2 cách lần 1 khoảng 10 – 15 ngày ( Sau khi phun đợt 2 của lần 1 thì mới tiếp tục tiến hành phun lần 2).
Bón phân cho cây đu đủ giai đoạn sau thu hoạch
Sau mỗi lần thu hoạch, sức khỏe của cây bị giảm sút đáng kể. Bộ đôi Bio Soil + Vi haf với công dụng giúp cải tạo đất, dưỡng rễ,.., sẽ hỗ trợ bà con mau chóng khôi phục tình trạng của cây nhằm đáp ứng cho những mùa vụ sau.
Bio Soil: Sẽ tiêu diệt nguồn nấm bệnh, tuyến trùng hại đất, đảm bảo không còn mầm mống bệnh ảnh hưởng cho mùa vụ sau. Đồng thời bổ sung hệ vi sinh có lợi, tốt cho cây trồng sau giai đoạn thu hoạch.
Vi Haf: Các thành phần có trong Vi HAF sẽ giúp rễ đu đủ mau chóng hồi phục, bung đọt mới, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng.
Bón phân cây đu đủ sau bệnh mau phục hồi
✅ Bio Soil giúp bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất trồng, giúp cây phục hồi sức khỏe sau vàng lá, tuyến trùng, thối rễ.
✅ Bio Soil kết hợp cùng Vi Haf sẽ giúp cây mau chóng phục hồi sức khỏe, hỗ trợ rễ phát triển khỏe mạnh, đất giàu dinh dưỡng.
✅ Hòa Bio Soil + Vi Haf với 1000 lít nước sạch sau đó tiến hành phun ướt đẫm lên vùng gốc của các cây hậu thời kỳ bệnh hại. Sử dụng cách 2 – 3 tháng/ 1 lần phun.
Chăm cây đu đủ mới trồng xanh tốt không sâu bệnh
✅ Tưới nước: Đu đủ cần nhiều nước để phát triển, song bà con cần lưu ý để không xảy ra tình trạng ngập úng. Vào mùa mưa, nên đảm bảo việc thoát nước trong vườn.
✅ Làm cỏ: Cỏ dại phát triển mạnh mẽ sẽ phát sinh việc cạnh tranh chất dinh dưỡng với đu đủ, đồng thời làm tăng nguy cơ xuất hiện mầm mống bệnh. Do đó, bà con nên thường xuyên dọn vệ sinh vườn và loại bỏ cỏ dại thường xuyên.
✅ Tủ gốc: Dùng cỏ khô, rơm rạ tiến hành tủ xung quanh gốc đu đủ, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Nhằm giữ ẩm, duy trì nhiệt độ thích hợp giúp cây phát triển khỏe mạnh.
✅ Tỉa cành: Nên tỉa các cành già, sâu bệnh, không còn khả năng phát triển càng sớm càng tốt để tránh cạnh tranh chất dinh dưỡng, hình thành nơi trú ẩn của mầm bệnh.
Hy vọng, cách bón phân cho cây đu đủ mới trồng đã được AQ chia sẻ tới quý bà con nông dân một cách chi tiết thông qua các giai đoạn, những yếu tố cần thiết khi tiến hành bón phân cũng như các biện pháp chăm sóc giúp cây phát triển khỏe mạnh,…