Phòng trị các bệnh thường gặp trên cây keo và Nguyên nhân
Kích thước chữ
Các bệnh thường gặp trên cây keo là những căn bệnh nào? Mỗi căn bệnh này do nguyên nhân nào gây ra và có dấu hiệu nhận biết ra sao? Phương pháp nào giúp phòng ngừa và điều trị dứt điểm bệnh hại ở cây keo.
Những căn bệnh này là ngọn nguồn dẫn đến sự phát triển của cây keo không tốt, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của cây khi thu hoạch. Hiểu được nỗi lo của bà con, vì thế AQ đã tổng hợp thông tin về nguyên nhân, đặc điểm gây hại để giúp bà con có biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Tìm hiểu về các bệnh thường gặp trên cây keo
Các bệnh thường gặp trên cây keo ngày nay được nhiều bà con quan tâm, nếu không có kiến thức về bệnh hại để nhận diện thì khó có thể đưa ra giải pháp đúng đắn. Tất cả giai đoạn sinh trưởng của cây keo đều có thể bị xâm nhập, phá hại bởi nấm cũng như côn trùng.
Các bệnh thường gặp trên cây keo do nấm khuẩn gây ra
Quá trình trồng keo bà con nên lưu ý tình hình sức khỏe của cây, các bệnh trên cây keo thường gặp có thể xuất hiện nếu không được chăm sóc đúng cách hoặc do tác động từ thời tiết xấu. Dưới đây AQ xin nêu một số đặc trưng về từng loại bệnh để bà con dễ dàng phân biệt hơn.
Bệnh phấn trắng ở cây keo
Bệnh phấn trắng có nguyên nhân từ nấm Oidium sp, xuất hiện trên bề mặt lá non, chòi non để hút dinh dưỡng, lá bị xoăn lại, có màu nâu vàng, nhưng không rụng. Tình trạng bệnh phát sinh, lây lan nhanh vào tháng 11, nặng nhất khi vào tháng 3-4 khi thời tiết âm u.
Triệu chứng của bệnh phấn rõ ràng nhất khi có lớp phấn trắng như bột trên bề mặt lá, lớp phấn này do bào tử nấm gây ra. Cây keo bị bệnh sẽ giảm sinh trưởng, còi cọc, làm giảm sản lượng gỗ.
Bệnh thán thư ở cây keo
Bệnh thán thư có nguồn gốc từ nấm Colletotrichum gloeosporioi, phát sinh gây hại chủ yếu ở ngọn và mép lá. Ban đầu lá mất màu, sau lan rộng dần vào phiến lá. Vết bệnh trên cành non bị lõm xuống, viền đen xung quanh, ở giữa có chấm đen nhỏ. Phát triển khi trời ẩm, nhất là vào tháng 3 đến tháng 6.
Bệnh đen thân ở cây keo
Bệnh đen thân từ nấm Macrophomina phaseolina Tassi gây nên. Khi vào mùa nắng nóng, nhiệt độ lên cao, phần gốc cây bị tổn thương tạo điều kiện cho nấm hại xâm nhập. Ở nơi tích tụ nhiều nước, tỷ lệ bệnh của cây càng tăng.
Dấu hiệu ban đầu thường gốc cây biến màu nâu, lá mất màu, bệnh lan dần lên ngọn làm lá bị khô héo, rũ xuống. Nấm bệnh lây nhiễm vào phần gỗ bên trong, di chuyển đến rễ cây để phá hại, vì thế khi nhổ cây lên chỉ còn phần gỗ.
Bệnh nấm hồng ở cây keo
Nấm Corticium salmonicolor Berk & Br gây ra bệnh nấm hồng khi lượng mưa cao. Bệnh hại thường xuất hiện đầu mùa mưa, dễ dàng nhận thấy qua nấm hồng da cam tích tụ trên bề mặt vỏ cây.
Khi đến cuối mùa mưa, lớp nấm hồng dần chuyển sang màu trắng, vỏ cây bị nứt, để lộ phần gỗ, từ đó sợi nấm xâm nhập vào thân, cành của cây. Từ đỉnh ngọn của cây bị chết, cây bị đổ gãy từ gốc đến chòi.
Các bệnh thường gặp trên cây keo do côn trùng chích hút gây ra
Côn trùng cũng là yếu tố dẫn đến các bệnh trên cây keo, chúng tác động lên lá, thân, làm sức khỏe cây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng AQ tìm hiểu về khả năng gây hại của chúng qua các mục sau.
Bệnh do mối ở cây keo
Mối thường ăn vỏ cây, phần gỗ bên trong, tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo bên trong thân cây. Bà con có thể thấy vết cắn hoặc mùn gỗ xung quanh gốc, nơi mối hoạt động. Sự tấn công của chúng làm lá cây héo úa, vàng, rụng sớm.
Nếu bà con thấy tổ mối gần gốc cây thì đây là dấu hiệu rõ rệt của sự hiện diện của mối. Tổ mối có màu xám hoặc nâu, hình dạng tổ như một khối đất hoặc bùn khô.
Sâu kèn nhỏ ở cây keo
Sâu kèn nhỏ gây hại khiến lá mất khả năng quang hợp, mật độ sâu hại của cây có thể lên hàng vạn con. Khi sâu non từ 1-3 tuổi chúng chỉ ăn lớp biểu bì của lá keo, tạo các lỗ thủng nhỏ trên lá.
Một số loài sâu kèn nhỏ có thói quen cuốn lá thành ống nhỏ để bảo vệ cơ thể, tạo nơi trú ẩn. Trên thân hoặc lá có thể thấy phân sâu nhỏ màu đen hoặc nâu, đó là dấu hiệu rõ ràng của sự hiện diện sâu kèn.
Sâu nâu vạch xám ở cây keo
Sâu nâu vạch xám gây hại chủ yếu ở lá, dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường khi chúng bò lên lá, cành cây. Chúng xâm nhập, phá hủy cây keo từ 2 đến 8 tuổi, tập trung ở rừng từ 4-8 tuổi.
Các bệnh thường gặp trên cây keo gây ra tác hại như thế nào?
- Bệnh trên cây keo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, năng suất và giá trị chung của cây.
- Giảm năng suất chất lượng gỗ, lá rụng sớm, cây có thể còi cọc, khiến cây dễ bị nhiễm thêm bệnh khác, khó phục hồi.
- Cây keo bị bệnh hoặc sâu hại làm giảm khả năng tạo hạt, tái sinh tự nhiên, giảm khả năng duy trì cũng như phát triển rừng keo về lâu dài.
Hướng dẫn cách phòng trị các bệnh thường gặp trên cây keo hiệu quả
- Tạo mương rãnh nhằm hạn chế rừng keo bị ngập úng sau mưa lớn, đồng thời giúp đất có độ thông thoáng nhất định.
- Kiểm tra rừng keo thường xuyên để sớm phát hiện triệu chứng, tỷ lệ bệnh ít giúp dễ dàng phòng trị hơn.
- Chặt bỏ, tiêu hủy toàn bộ cây nhiễm bệnh hoặc cây chết để ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhiễm.
- Lựa chọn giống cây có khả năng kháng bệnh cao, rõ nguồn gốc để quá trình phát triển của cây được thuận lợi.
Thuốc phòng trị các bệnh thường gặp trên cây keo hiệu quả và an toàn
Nhằm hỗ trợ bà con khỏi tác nhân gây hại của nấm và côn trùng, Công Ty Cổ Phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học đã điều chế, cho ra mắt sản phẩm với thành phần vô hại với môi trường, giữ sức khỏe, đề kháng bền vững cho cây.
Thuốc đặc trị nấm khuẩn gây bệnh trên cây keo Phy Fusaco
Phy Fusaco mang thành tố chính từ chủng nấm đối kháng Trichoderma spp, Chaetomium spp, Bacillus subillis 1.5×10^8 CFU/ml. Điều chế trên công nghệ kết hợp bào tử gốc từ chủng nấm đối kháng, enzym ngoại bào.
Thuốc có công dụng phòng trừ, tiêu diệt các loại nấm tấn công gây ra bệnh thán thư, nấm hồng, đen thân…Hỗ trợ tăng cường sức khỏe của cây, kéo dài thời gian hiệu lực với độ phủ trên diện tích rộng.
Thuốc đặc trị côn trùng chích hút gây hại trên cây keo Ola insect in99
Với hoạt chất được tổng hợp từ nấm Bacillus thuringenis (Bt) 10^8 CFU/ml, phối trộn trên nền hỗn hợp vi sinh như Beauveria sp, Metarhizium spp, Paecilomyces sp, Verticillium sp, cùng chiết xuất từ giấm gỗ, tinh dầu thực vật.
Bộ nấm ký sinh giúp tiêu diệt sâu hại, côn trùng như mối, sâu kèn nhỏ, sâu vạch xám từ con non đến con trưởng thành. Từ tinh dầu thực vật, giúp xua đuổi ngăn ngừa chích hút, tàn phá lá cây ở rừng keo, mang lại an toàn, hiệu quả phòng trừ bền vững.
Qua bài các bệnh thường gặp trên cây keo, hy vọng sẽ giúp bà con phân biệt rõ hơn về đặc điểm, các triệu chứng để sử dụng phương pháp phòng trị hợp lý. AQ mong từ sự kết hợp canh tác cùng với phun tưới chế phẩm sinh học sẽ góp phần nâng cao chất lượng nông sản.