Quy trình bón phân cho cây sầu riêng vào từng giai đoạn

Quy trình bón phân cho cây sầu riêng vào từng giai đoạn

02/10/2024

Kích thước chữ

Bón phân cho cây sầu riêng là bí quyết giúp cây sầu riêng phát triển khỏe mạnh, ra hoa đậu quả đúng vụ, trái to tròn, cơm dày đạt tiêu chuẩn về chất lượng và năng suất cao. Vào mỗi giai đoạn phát triển của cây sầu riêng cần sử dụng những loại phân bón khác nhau để đáp ứng đúng nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây

Quý bà con tìm hiểu bí quyết bón phân gì cho cây sầu riêng vào từng giai đoạn phát triển của cây qua bài viết dưới đây, để chăm sóc vườn sầu riêng nhà mình phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, ra trái chuẩn nhé.

Tác dụng tuyệt vời của phân bón đối với cây sầu riêng 

Cách bón phân cho cây sầu riêng theo từng thời kỳ phát triển
Quy trình bón phân cho cây sầu riêng cần thực hiện đúng cách, đúng liều lượng, thì cây mới khỏe mạnh, ra trái đều, cơm dày được

Bón phân cho cây sầu riêng đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời điểm đúng vai trò quan trọng trong việc giúp cây phát triển khỏe mạnh, trái ra đều, cơm dày, tăng kích thước, khối lượng,… Ngoài ra, một số lợi ích của phân bón đối với cây sầu riêng có thể kể đến như sau:

✅ Hỗ trợ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho cây trồng như: Nitơ (N), Photpho (P), Kali (K) và các khoáng chất khác,…

✅ Giúp cải thiện cấu trúc đất, bằng cách tạo ra một môi trường tốt để bộ rễ cây phát triển khỏe mạnh, từ đó, giúp cây dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất và nước từ dưới gốc cây lên.

✅ Hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh trong đất, cung cấp nhiều thức ăn cho chúng, giúp chúng phân giải tốt các chất hữu cơ và tăng khả năng giữ nước, giúp cây phát triển tốt trong thời kỳ khô hanh.

Bà con thường bón phân gì cho cây sầu riêng?

Cách bón phân cho cây sầu riêng theo từng thời kỳ phát triển
Tổng hợp một loại phân bón mà bà con thường dùng để bón cho cây sầu riêng

Bà con nhà vườn thường sử dụng các loại phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ để bổ sung các dưỡng chất cho cây sầu riêng trong các giai đoạn phát triển. Dưới đây là một số ưu điểm và hạn chế của 2 loại phân bón này như sau:

Phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ là các loại phân như: phân gia súc, than bùn, phân ủ các dư thừa thực vật, phân xanh, phân cá,…

Ưu điểm: 

  • Phân hữu cơ giúp tạo chất đệm, ổn định được độ chua của đất và tăng hiệu quả của việc sử dụng các phân bón vô cơ.
  • Hỗ trợ giúp đất tơi xốp, giữ độ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu.
  • Tạo môi trường thuận lợi để các loại vi sinh vật phát triển và làm tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng.
  • Loại phân bón hữu cơ này có chi phí thấp.

Hạn chế: 

Hàm lượng dưỡng chất trong phân hữu cơ thấp, không ổn định, bà có khó để kiểm soát và có hiệu quả chậm.

Phân bón vô cơ

Đối với cây sầu riêng thì bà con cần bón các loại phân vô cơ chứa đạm, lân, kali và một số phân vi lượng khác. Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển của cây mà bà con có thể lựa chọn các loại phân bón vô cơ sao cho phù hợp:

Ưu điểm: 

  • Đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu cần thiết cho cây sầu riêng và dễ sử dụng.
  • Hàm lượng chất dinh dưỡng trong cây sầu riêng thường cao, ổn định và dễ kiểm soát.

Hạn chế: 

  • Nếu sử dụng phân bón vô cơ lâu ngày thì đất đai sẽ bị  chai cứng, chua, cây hấp thụ kém.
  • Phân bón vô cơ sẽ làm hạn chế các loại vi sinh vật phát triển.

Hướng dẫn cách bón phân cho cây sầu riêng theo từng giai đoạn phát triển

Cách bón phân cho cây sầu riêng theo từng thời kỳ phát triển
Hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho vườn sầu riêng theo tùng thời kỳ phát triển

Trước khi thực hiện quy trình bón phân cho cây sầu riêng thì bà con cần chuẩn bị cân trọng lượng, xô, chậu, thúng, túi nilon,… để kỹ thuật bón được diễn ra thuận lợi nhé. Dưới đây, kỹ sư tại AQ chia sẻ đến quý bà các phương pháp bón phân đúng cách, đạt hiệu quả theo từng giai đoạn phát triển của cây sầu riêng

Bón lót cho hố trước khi trồng sầu riêng

▶️ Quy trình bón lót cho hố sẽ diễn ra khoảng 10 – 15 ngày trước khi trồng cây trồng sầu riêng. Việc bón lót sẽ giúp cung cấp dưỡng vi sinh có lợi, những dưỡng chất giúp cây phát triển khỏe mạnh.

▶️ Để bón lót nhiều bà con nhà vườn đã sử dụng các loại phân hữu cơ, phân chuồng đã hoai mục, kết hợp cùng với phân bón NPK có tỷ lệ cân bằng để cải tạo đất, điều chỉnh độ pH phù hợp.

▶️ Đối với phân hữu cơ bà con có thể sử dụng khoảng 15 – 30kg phần chuồng đã hoai mục hoặc 1-2 kg phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây.

Hướng dẫn kỹ thuật bón lót cho hố trồng sầu riêng: 

▶️ Trước 15 – 30 ngày, thì bà con cần sử dụng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 2 – 3kg trộn với đất rồi cho vào hố trồng lấp lại (lúc này, chất dinh dưỡng trong đất đã sẵn sàng để cây sầu riêng con có thể sử dụng ngay).

▶️ Để phòng trừ nấm bệnh, trước khi bón phân hữu cơ 10 – 20 ngày bà con có thể sử dụng bột vôi để rải lên khu vực đất trồng.

🛑 Lưu ý: Không nên bón vôi và phân hữu cơ cùng một lúc, bởi vôi sẽ làm giảm số lượng các vi sinh vật có lợi trong phân bón, làm giảm tác dụng của việc bón lót từ phân hữu cơ.

Cách bón phân cho cây sầu riêng còn non

▶️ Nhiều bà con không biết bón phân cho cây sầu riêng mới trồng như thế nào, liều lượng ra sao? Thông thường, bà con bón ít phân cho các cây sầu riêng con, chủ yếu là bón lót bằng phân chuồng đã qua xử lý, phân hữu cơ vi sinh.

Khi cây sầu riêng ở giai đoạn 1 – 3 năm tuổi, nên bón phân như sau: 

▶️ Sau khi trồng cây xong thì bà con cần tiến hành phun phân bón lá NPK 10-20-10 để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây phát triển.

▶️ Để kích thích thêm khả năng sinh trưởng của cây, trong năm đầu tiên, bà con có thể tăng thêm lượng đạm theo tỷ lệ NPK 20-20-10.

▶️ Đến năm thứ 2 và thứ 3 thì có thể áp dụng phân bón NPK tỷ lệ 20-10-10 hoặc NPK 30-10-10.

🛑 Lưu ý: Bà con nên thực hiện phun định kỳ 3 lần/tháng trong suốt 6 tháng đầu. Trong 6 tháng tiếp theo thì phun 2 lần/tháng, từ 1 – 3 năm tuổi thì 1 lần/tháng với liều lượng khoảng 2 – 3 kg/cây.

▶️ Ngoài ra, bà con có thể kết hợp phun tưới cho cây sầu riêng trong giai đoạn này bằng các sản phẩm sinh học Bio Soil + VI HAF khoảng 2 – 3 lần để hỗ trợ cải tạo đất trồng, giúp có độ pH phù hợp, cân bằng các hệ vi sinh có trong đất và hỗ trợ cải tạo, bảo vệ bộ rễ của cây sầu riêng khỏe mạnh, hạn chế được các loại nấm hại tấn công cây như: Phytophthora, tuyến trùng,…

▶️ Sử dụng sản phẩm VI AMEN 3 tháng/lần để giúp nuôi dưỡng cây con, bổ sung nhiều dưỡng chất để cây có sức đề kháng tốt, chống chịu lại các nấm bệnh, cũng như thời tiết bất lợi.

Cách bón phân cho cây sầu riêng ở thời kỳ ra hoa đậu quả

▶️ Khi cây sầu riêng bước vào giai đoạn đón hoa trước 30 – 40 ngày thì bà con nên sử dụng lượng phân vô cơ theo công thức NPK 10-50-17 để cây tạo mầm hoa dễ dàng hơn, liều lượng sử dụng khoảng 2 – 3kg/cây.

▶️ Để tạo chất đệm thêm thì bà con cần sử dụng loại phân bón hữu cơ, để ổn định độ chua cho đất ở giai đoạn này.

▶️ Liều lượng sử dụng khoảng 10 – 20 kg/gốc, bà con cần kết hợp sử dụng chung với sản phẩm sinh học Bloom khoảng 1 – 2 lần/đợt bông để giúp mầm hoa phân hóa tốt hơn, hoa ra đồng loạt, hỗ trợ quá trình kéo mắt cua được diễn ra thuận lợi hơn.

Cách bón phân cho cây sầu riêng khi nụ hoa hình thành rõ

▶️ Khi nụ hoa sầu riêng đã hình thành rõ thì bà con sử dụng thêm NPK 20-20-20 với liều lượng từ 2 – 3kg/cây để bổ sung thêm dưỡng chất để quá trình hình thành hoa được diễn ra tốt hơn.

▶️ Để chống tình trạng rụng bông, héo bông, hỗ trợ nuôi dưỡng bông, bảo vệ bông sầu riêng khỏi bị sâu hại, nấm bệnh tấn công thì bà con sử dụng kết hợp với sản phẩm Kfruit với liều lượng 2 – 3 lần.

Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng khi cây bắt đầu cho quả

▶️ Khi quả sầu riêng ra có đường kính khoảng 10 – 15cm, thì bà con cần sử dụng phân bón NPK 12-12-17 với liều lượng 2 – 3kg/cây, để giúp giảm thiểu lượng đạm và tăng lượng kali sẽ giúp kích thích quả phát triển tốt hơn.

▶️ Ở giai đoạn này, để quả sầu phát triển khỏe mạnh, cơm dày, tăng khối lượng, không bị nấm bệnh tấn công,… thì bà con có thể kết hợp sử dụng khoảng 2 – 3 lần sản phẩm sinh học Mfruit nhé.

Cách bón phân cho cây sầu riêng trước khi quả chín

▶️ Thời điểm này bà con cần bón thêm lượng NPK 16-16-8 để đảm bảo chất lượng của quả sầu riêng, với liều lượng khoảng 2 – 3kg/cây.

Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng sau khi thu hoạch

Sau khi thu hoạch xong, bà con cần tiến hành tỉa bớt cành và bón phân cho cây sầu riêng để cây được phục hồi nhanh chóng, giúp đảm bảo năng suất, sản lượng cho mùa vụ sau:

▶️ Đối với phân vô cơ thì bà con sử dụng hàm lượng đạm cao và giảm lượng kali theo công thức NPK 18-11-5 với liều lượng 2 – 3kg/cây. Còn đối với phân hữu cơ thì sử dụng 4-5kg/gốc.

▶️ Để hỗ trợ quá trình phục hồi rễ, kích thích rễ mới ra nhanh, giúp đất cải tạo tốt hơn thì bà con kết hợp sử dụng thêm combo sinh học Bio Soil và VI HAF nhé.

5 nguyên tắc bón phân cho sầu riêng theo từng giai đoạn để đạt hiệu quả

Để cách bón phân cho cây sầu riêng được thực hiện đúng quy trình, đạt hiệu quả, thì trong quá trình bón phân bà con cần lưu ý 5 nguyên tắc sau:

✅ Cần bón đúng loại phân bón: Trong quá trình phát triển thì cây sầu riêng cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K) và các trung lượng (S) cho quá trình sinh trưởng của cây.

✅ Cần bón đúng nhu cầu của cây: Vào mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, thì nhu cầu về chất dinh dưỡng cũng khác nhau. Việc cung cấp đúng loại phân bón mà cây cần sẽ giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt hơn.

✅ Cần dựa vào điều kiện đất đai: Bổ sung thêm các vi sinh vật có lợi trong đất để giúp đất tơi xốp, màu mỡ hơn,…

✅ Cần bón phân đúng thời điểm: Bà con nên bón phân vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

✅ Cần bón phân đúng phương pháp: Tùy theo cây trồng mà bà con có thể áp dụng nhiều phương pháp bón như: bón theo rãnh, bón theo hốc, bón phun trên lá.

Những lưu ý khi chăm sóc bón phân cho cây sầu riêng 

Cách bón phân cho cây sầu riêng theo từng thời kỳ phát triển
Các biện pháp cắt tỉa, thu hoạch trái sầu riêng đúng chuẩn, được nhiều hộ nhà vườn chia sẻ

✅ Nếu bà con trồng thuần thì có thể nuôi cành ngang từ 1,5m trở lên, bà con cần tiến hành hãm ngọn khi cây cao đến khoảng 7 – 10m.

✅ Nếu bà con trồng xen thì cành ngang phải cao hơn ngọn cây bên dưới từ 1 – 2m. Thực hiện tạo dáng cân đối cho cây, phân tầng mỗi tầng cách nhau 40 – 60cm, có 3 – 4 cành cấp 1 tỏa đều ra các hướng.

✅ Tùy theo mỗi giống sầu riêng thì sẽ có thời điểm thu hoạch khác nhau, thông thường, tính từ từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch quả kéo dài khoảng 4 – 6 tháng.

✅ Quả sầu riêng thường được thu hoạch khi đủ độ già hoặc để cho quả tự rụng xuống vườn.

🛑 Chú ý: 

  • Thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm cho cây, tránh để cho cây khô héo bởi sẽ dễ gây ra hiện tượng rụng trái non.
  • Khi trái to khoảng 1kg thì cần thường xuyên theo dõi, phun thuốc phòng trừ các loại sâu bệnh, nấm hại như: sâu đục trái, bệnh thối trái,…

Bón phân cho cây sầu riêng là một công việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và canh tác vườn sầu riêng. Việc thực hiện đúng cách, đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh, tạo ra năng suất và chất lượng quả đạt chuẩn, hỗ trợ nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nhà vườn.

AQ là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản phẩm sinh học và sở hữu đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm. Nên chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng đến tay bà con nông dân. Hãy liên hệ ngay đến số Hotline: 028 8889 7322 – 0981 355 180 để được các chuyên viên tư vấn sản phẩm và báo giá chính xác nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *