Kỹ thuật trồng và cách bón phân cho cây lê xanh tốt đậu trái
Kích thước chữ
Bón phân cho cây lê đung quy trình kỹ thuật giúp cây phát triển, sinh trưởng nhanh, luôn khỏe mạnh, xanh tốt và đạt năng suất cao, đảm bảo chất lượng trái. Trong phân bón chứa đa dạng các loại chất dinh dưỡng, sản sinh nhiều vi sinh có lợi hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hấp thu đủ các chất cần thiết để sức khỏe của cây lê luôn khỏe mạnh.
Hãy cùng AQ tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về quy trình bón phân cây lê đúng kỹ thuật và các loại phân phù hợp cho từng giai đoạn phát triển ở cây, cùng với phương pháp chăm sóc cho cây lê xanh tốt ra hoa đậu trái trĩu cành.
Tìm hiểu về quy trình bón phân cho cây lê

Bón phân cho cây lê là bước không thể thiếu để giúp cây bổ sung các chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, phát triển nhanh, chống chịu tốt từ các tác động từ bên ngoài. Nếu không bón phân cây sẽ rất dễ bị giảm sức, cây còi cọc, phát triển chậm, trái không đạt tiêu chuẩn. Để hiểu rõ hơn về cách bón phân như thế nào, cùng AQ theo dõi thêm về một số đặc điểm ,đặc tính của cây dừa.
Đặc điểm hình dáng và phát triển của cây lê
Cây lê có tên khoa học là Pyrus pyifolia Nakai, thích hợp trồng ở những khu vực có khí hậu ôn hòa, hiện nay lê đã được trồng phổ biến trên toàn thế giới với đa dạng các loài khác nhau.
🔶Thân cây lê thuộc thân gỗ bụi, sống lâu năm, trồng từ 5 – 6 năm mới có thể cho thu quả. Cây có thể cao lên đến 9 – 11m, đường kính của tán rộng 7 – 13m.
🔶Lá cây lê mọc đơn và so le nhau, dài từ 2 – 12cm, có màu xanh lục bóng, nhiều loài khác con có cả lông tơ có màu trắng.
🔶Hoa lê thường mọc vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3, có màu trắng, đường kính từ 2 – 4cm, tổng cộng có 5 cánh hoa và 5 đài và nhiều nhị. Hoa thường ra vào mùa xuân, tới cuối tháng 8 quả sẽ bắt đầu chín.
🔶Quả hình tròn, hơi dẹt, có màu nâu, vàng, có trọng lượng trung bình từ 350 – 500g/quả. Vỏ quả nhẵn, phần thịt quả màu trắng, ăn giòn ngọt, có mùi thơm đặc trưng.
🔶Rễ của cây là rễ cọc, với nhiều nhánh mọc bao quanh.
Thời gian sinh trưởng tốt nhất ở cây lê
🔶Thích hợp hoạt động ở nhiệt độ khoảng 26 độ C. Nếu nằm dưới 12 độ C và trên 37 độ C thì bộ rễ sẽ ngưng hoạt động, gây thiệt hại nặng cho chủ vườn.
🔶Độ ẩm không khí không nên quá cao, nếu thời tiết mưa kéo dài sẽ khiến độ ẩm tăng cao, lá dễ bị rụng, phân hóa mầm hoa kém, từ đó khiến trái khó đậu, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây.
🔶Lượng mưa trung bình cả năm dao động từ 1000 – 1700mm sẽ giúp cây phát triển tốt, sai trái và đạt tiêu chuẩn thị trường.
Các loại đất thích hợp để trồng cây lê
Cây lê phù hợp được trồng ở những khu đất có độ phì cao, giàu mùn, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết tầng canh tác dày phải trên 1m, ít sỏi đá, độ pH lý tưởng dao động từ 6,2 – 6,8. Độ sâu mạch nước ngầm trên 1,2m
Hướng dẫn cách bón phân cho cây lê đúng quy trình xanh tốt, đậu trái chuẩn

Bón phân cho cây lê với các hướng dẫn chi tiết theo từng thời kỳ sẽ giúp quý bà con cần bón những gì, liều lượng phù hợp cho từng giai đoạn từ đó cây lê sẽ sinh trưởng khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình ra hoa đậu trái thành công.
Phân bón cho cây lê giai đoạn kiến thiết
Ở giai đoạn này, khi xuống giống bà con cần bón phân cho cây lê bằng Bio Soil + Vi Haf từ 2 – 3 lần giúp cải tạo đất trồng lê và giúp cây mau ra rễ mới, nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và giúp dễ hấp thụ nước và phân bón hơn.
Với 3 năm đầu, cần bón Vi Amen là loại phân hữu cơ hỗ trợ cung cấp nhiều chất cho cây, đạm ure khoảng 0,65kg, super lân 1,87kg, vôi bột 0,5kg và Kali sunfat 0,5kg.
Phân bón cho cây lê giai đoạn kinh doanh
Trong thời kỳ kinh doanh (phát triển), cần bón phân cho cây lê 3 tháng 1 lần Vi Amen và Vi HAF vừa giúp kích mọc rễ, bảo vệ bộ rễ cho cây và hỗ trợ xanh dày lá, mập đọt, cây phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra cần bón thêm 3kg super lân, 0,8kg Kali sunfat, 1kg vôi bột, đạm ure 1kg.
Phân bón cho cây lê sau khi ra trái
Thời gian kích mầm hoa bà con sử dụng từ 1 – 2 lần/đợt làm bông bằng Bloom giúp hỗ trợ cây ra mầm, nở hoa hàng loạt.
Thời điểm vào tháng 2 – 3 cần bón 40% đạm ure + kali sunfat 30% cùng với Kfruit sử dụng từ 2 – 3 lần giúp nuôi dưỡng bông, nuôi lộc xuân, giúp thụ phấn, đậu trái thành công.
Vào tháng 5, tháng 6 là giai đoạn đang tạo quả, nuôi dưỡng trái bà con cần bón Mfruit từ 2 – 3 lần, bổ sung thêm đạm ure 40% + kali sunfat 30% để dưỡng trái lớn khỏe, đồng đều, đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn.
Lưu ý: Với lần bón đầu tiên, chia làm 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 5 – 7 ngày. Đợt 2 của lần 1 sẽ cách lần 2 từ 10 – 15 ngày mới tiến hành phun lại.
Bón phân gì cho cây lê sau khi thu hoạch?
Tiến hành bón phục hồi cho cây sau khi thu hoạch vào tháng 10, 11 bằng bộ đối sản phẩm Bio Soil + Vi Haf giúp cải tạo đất trồng hiệu quả, cung cấp các vi sinh có lợi, các chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ nhằm cải thiện cấu trúc đất và giúp cây trồng mau chóng phục hồi bộ rễ, giúp kích và dưỡng rễ cho cây.
Phương pháp chăm sóc cho cây lê xanh tốt ra trái chuẩn

Kết hợp việc bón phân cho cây lê và chăm sóc tốt sẽ mang lại hiệu quả năng suất cao, cây phát triển, sinh trưởng tốt hơn. Bà con áp dụng những biện pháp chăm dưỡng cho cây dưới nội dung sau đây:
✅ Cung cấp nước tưới cho cây đặc biệt giai đoạn mới trồng và thời tiết bị khô hạn kéo dài. Sau trồng 2 tháng đầu cùng với theo dõi tình hình thời tiết thay đổi bà con tiến hành tưới từ 1 – 2 lần/tuần. Thời gian ra quả cũng cần được tưới nước. Tùy vào điều kiện thời tiết mà bà con điều chỉnh lượng nước tưới sao cho phù hợp.
✅ Vệ sinh vườn thường xuyên, tiến hành làm cỏ từ 6 – 7 lần/năm, không nên để cỏ có hoa rồi mới phá bỏ vì hoa cỏ sẽ phát tán rộng trong vườn.
✅ Cắt tỉa tạo tán, loại bỏ những cành già, sâu bệnh tấn công và không có khả năng ra hoa, có trái. Làm khung để cố định tán cho cây lê, giúp cành mọc theo hướng mà bà con mong muốn, hạn chế mọc sai hướng ảnh hưởng đến việc ra hoa, đậu quả
✅ Khi đến giai đoạn ra quả để hạn chế nấm sâu bệnh, đặc biệt là ruồi đục quả bà con cần sử dụng túi bọc quả khi đường kính đã kích thước từ 3 – 5cm, đã kết thúc kỳ rụng quả sinh lý.
✅ Phòng trừ sâu bệnh, nấm khuẩn tấn công gây hại đến cây trồng là nguyên nhân khiến nhiều loại bệnh xuất hiện, ảnh hưởng đến năng suất, sức khỏe của cây.
✅ Thu hoạch, bảo quản trái rơi khô ráo, để tránh dập nát cần nhẹ nhàng, đặt vào thùng gỗ để hạn chế tình trạng dập nát, gây hư hại quả.
Phía trên là bài viết về bón phân cho cây lê được AQ hướng dẫn chi tiết theo từng thời kỳ, đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp bà con bón theo đúng kỹ thuật, liều lượng. Kết hợp với việc chăm sóc hiệu quả giúp cây trồng phát triển, sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao.