Bọ xít mù xanh: Dấu hiệu nhận biết và Cách phòng trừ
Kích thước chữ
Bọ xít mù xanh là loại côn trùng gây hại xuất hiện phổ biến trên các vườn trồng cây ăn quả và trên ruộng lúa. Chúng thường gây hại mạnh trên các vườn trồng được canh tác dày đặc hoặc không được vệ sinh sạch sẽ. Bọ xít mù xanh là loại ăn tạp, chúng chủ yếu hút chích nhựa từ cây trồng, làm cho cây bị suy yếu, chúng rất ưa thích các lá non, quả, hạt và các bộ phận mềm của cây.
Trong bài viết hôm nay, đội ngũ kỹ sư tại Sinh Học AQ sẽ chia sẻ đến quý bà con các dấu hiệu nhận biết bọ xít mù xanh xuất hiện trên vườn trồng và cách phòng trị dứt điểm loài côn trùng gây hại này.
Tìm hiểu về loài bọ xít mù xanh
Bọ xít mù xanh có xanh có tên khoa học là Cyrtorhinus lividipennis, đây là loài côn trùng thuộc họ Miridae, nằm trong bộ cánh nửa Hemiptera. Chúng được xem là loài thiên địch của loài rầy nâu trên vườn trồng, nguồn thức chính của chúng đó chính là trứng và sâu non của rầy nâu.
Tuy nhiên, bên cạnh là thiên địch thì chúng cũng là loại côn trùng gây hại nghiêm trọng trên vườn trồng, chúng chích hút dịch thông qua các bộ phận mầm, non trên cây trồng.
Đặc điểm hình dáng của loài bọ xít mù xanh
Bọ xít mù xanh có kích thước từ nhỏ đến trung bình (có chiều dài cơ thể khoảng từ 3 – 4mm), cơ thể chúng có màu xanh và đen, râu đầu của chúng có bốn đốt, không có mắt đơn.
Chúng đẻ trứng bên trong thân cây và mỗi con cái có thể đẻ được khoảng 250 quả trứng. Từ khi đẻ trứng đến khi trưởng thành, chúng thường mất khoảng 2 – 3 tuần. Con trưởng thành thường di chuyển vào sáng sớm và buổi tối, chúng có khả năng bay xa đến khoảng 20km.
Bọ xít mù xanh có thể tiết ra một mùi hôi đặc trưng từ các tuyến nằm ở phần bụng, đây là dấu hiệu nhận biết khi chúng xuất hiện trên vườn trồng.
Bọ xít mù xanh thường xuất hiện gây hại trên cây trồng nào?
Bọ xít mù xanh thường gây hại nhiều trên các vườn cây ăn quả, do thức ăn chủ yếu chúng đó là dịch từ nhựa cây và quả non. Dưới đây là một số loại cây trồng mà bọ xít mù xanh thường gây hại đó là:
➡️ Vườn cây ăn quả: Các loại cây như: cam, vải, quýt,… có thể bị bọ xít mù xanh tấn công mạnh vào giai đoạn mọc các chồi non và giai đoạn sắp ra quả non. Các loại quả bị bọ xít xanh tấn công có thể bị hư thối, trên vỏ trái xuất hiện nhiều vết thâm đen, làm giảm năng suất và chất lượng của mùa vụ.
➡️ Vườn cây rau màu: Các vườn rau màu như: cải, cà chua, dưa leo, bí,… chúng thường gây hại trên các bộ phần mềm của cây, chúng sẽ làm hư hỏng lá, hoa và thân cây, làm giảm năng suất và chất lượng của nông sản.
➡️ Trên ruộng lúa: Bọ xít mù xanh có thể tấn công trực tiếp vào ruộng lúa, nhất là trong giai đoạn lúa đang ra hoa hoặc vô gạo. Chúng tấn công bằng cách hút cách dịch nhựa từ các bộ phận non của cây lúa, làm lúa bị rụng bông, làm giảm năng suất và chất lượng thóc.
➡️ Trên các cây thuộc họ đậu: Các loại cây trồng như: đậu xanh, đậu tương, đậu phộng là những loại cây trồng ưa thích của bọ xít, chúng sẽ hút nhựa từ lá, hoa, hạt đậu, làm cho cây đậu trở nên suy yếu, làm giảm năng suất và chất lượng của hạt đậu.
➡️ Trên cây ngô (bắp): Bọ xít mù xanh đặc biệt rất thích những cây bắp ngô non, chúng hút ngựa từ những hạt ngô và lá non làm cho ngô bị hư thối, không thể phát triển bình trạng thường được.
Điều kiện thuận lợi để bọ xít mù xanh xuất hiện nhiều trên vườn
Bọ xít mù xanh thường xuất hiện và gây hại nghiêm trọng trên vườn trồng thông qua các yếu tố thuận lợi như:
▶️ Khi nhiệt độ ấm áp và có độ ẩm cao: Bọ xít mù xanh rất ưa thích môi trường ấm áp, nhất là trong khoảng nhiệt độ từ 25 – 35 độ C, nhất là trong khoảng thời gian từ đầu mùa xuân đến cuối mùa hè, đây là điều kiện lý tưởng để bọ sinh sôi và phát triển.
▶️ Khi vườn trồng rậm rạp: Khi vườn trồng được canh tác với mật độ quá dày đặc hoặc vườn trồng có nhiều cỏ dại thì dễ dàng thu hút bọ xít mù xanh kéo đến sinh sôi và gây hại mạnh.
▶️ Khi đất trồng không thoát nước tốt: Nếu đất vườn quá ẩm, không thoát nước tốt thì sẽ tạo điều kiện thời lợi cho bọ xít phát sinh và tấn công mạnh vào vườn cây.
▶️ Khi vườn không được luân canh thường xuyên: Việc trồng thường xuyên một loại cây mà không có sự luân canh thì bọ xít mù xanh sẽ dễ dàng quen thuộc và tập trung vào một nguồn thức ăn duy nhất, dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số lượng bọ trên vườn trồng.
Bọ xít mù xanh gây hại như thế nào trên vườn trồng?
➡️ Bọ xít mù xanh sẽ chích hút trực tiếp vào mô thực vật non như hoa, lá, trái non để hút dịch. Trong dịch nước bọt của bọ xít có chứa chất độc, làm cho vết chích có những đốm đen, làm lá bị biến dạng, xoắn lại, bông trên cây bị khô rồi rụng dần đi. Khi chúng tấn công vào bộ phận nào trên cây thì cũng sẽ để lại vết sẹo lõm
➡️ Những vết chích của bọ xít mù xanh để lại sẽ là cửa ngõ thuận lợi để các loại nấm bệnh dễ dạng bị xâm nhập và tấn công vào cây trồng, khiến cây ngày càng bị suy yếu đi.
➡️ Không chỉ gây hại trên các vườn trồng mà bọ xít mù xanh còn gây hại nặng nề trên đồng ruộng, nhất là vào giai đoạn cây lúa đang đẻ nhánh, bọ xít mù xanh sẽ tấn công càng mạnh hơn. Cây lúa bị chúng tấn công sẽ đẻ nhánh kém, bụi lúa bị còi cọc, cây lúa bị khô vàng, hạt bị lép.
➡️ Lợi ích của loài bọ xít mù xanh: Tuy nhiên, bọ xít mù xanh lại là một loại thiên địch bắt mồi rất quan trọng của rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh,…Bọ xít mù xanh sẽ bắt mồi bằng cách ăn thịt trực tiếp rầy nâu, làm giảm thiểu tác hại trên vườn trồng.
Phương pháp canh tác để phòng trị bọ xít mù xanh trên cây trồng
Hiểu được nỗi lo lắng của bà con nhà vườn khi gặp phải loài bọ xít mù xanh, dưới đây chúng tôi chia sẻ đến quý bà con các kỹ thuật canh tác để phòng trừ loài côn trùng gây hại này cũng như cách để làm bẫy thủ công để tiêu diệt chúng:
▶️ Bà con cần thường xuyên vệ sinh vườn trồng, đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại để loại bỏ nơi trú ẩn của bọ xít.
▶️ Thực hiện luân canh cây trồng để giảm thiểu mật độ của bọ xít mù xanh trong đất.
▶️ Sau khi thu hoạch bà con cần dọn dẹp sạch sẽ các tàn dư, lá khô từ mùa vụ trước để tránh bọ xít xanh phát triển mạnh trong vụ mùa tiếp theo.
▶️ Khi canh tác, bà con nên gieo trồng với mật độ hợp lý, tránh trồng quá dày đặc.
▶️ Bà con nên cải thiện tình trạng thoát nước của đất trồng bởi bọ xít mù xanh thường rất thích sống trong môi trường ẩm ướt.
▶️ Bà con có thể sử dụng các loại bẫy ánh sáng, bẫy côn trùng, bẫy chua ngọt để thu hút và tiêu diệt triệt để bọ xít mù xanh trên vườn trồng.
▶️ Sử dụng các loại chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ các nguyên liệu sinh học, vi nấm có lợi để kiểm soát hiệu quả bọ xít mù xanh trên vườn trồng.
▶️ Thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện sớm bọ xít mù xanh trên vườn và có biện pháp phòng trừ đúng cách.
Thuốc đặc trị bọ xít mù xanh Mebe Pa mang đến hiệu quả nhanh chóng, an toàn cho cây trồng
Sản phẩm sinh học Mebe Pa được nhiều bà con sử dụng để phòng trừ và tiêu diệt triệt để loài bọ xít xanh gây hại trên vườn trồng. Với công dụng vượt trội thuốc không chỉ giúp tiêu diệt dứt điểm bọ xít xanh mà còn có tác dụng ngăn ngừa chúng quay trở lại tấn công vườn trồng. Mời bà con cùng theo dõi những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm Mebe Pa nhé.
Thành phần chính của thuốc phòng trị bọ xít mù xanh Mebe Pa
✅ Metarhizium sp: 1×10^6 CFU/g
✅ Beauveria sp: 1×10^5 CFU/g
✅ Paecilomyces spp: 1×10^5 CFU/g
✅ Trong Mebe Pa có chứa các loại vi nấm có lợi như: Verticillium sp, Paecilomyces sp, virus NPV,… cùng với các hoạt chất sinh học khác.
Công dụng của thuốc phòng trị bọ xít mù xanh Mebe Pa
✅ Mebe Pa giúp tiêu diệt tận gốc loài bọ mù xanh gây hại trên vườn trồng với hiệu quả nhanh chóng, kiểm soát dài lâu.
✅ Các thành phần vi nấm có trong Mebe Pa sẽ sinh bào tử để đốt bụng, mọc tơ xâm nhiễm vào trong cơ thể của bọ xít mù xanh, khiến chúng không thể hoạt động được và rồi chết dần đi.
✅ Đặc biệt Mebe Pa có khả năng khống chế bọ xít mù xanh qua mỗi giai đoạn sinh trưởng của chúng.
✅ Mebe Pa được điều chế ra với các thành phần chính là các vi sinh vật có lợi cùng với các hợp chất hữu cơ nên hoàn toàn an toàn với vườn trồng và sức khỏe của người tiêu dùng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc phòng trị bọ xít mù xanh Mebe Pa
✅ Để trị bọ xít mù xanh thì bà con cần sử dụng 20g Mebe Pa + 20 lít nước sạch, tiến hành phun tưới đều trên toàn vườn với liều lượng từ 5 – 10 ngày/lần để có hiệu quả tốt nhất.
✅ Để phòng bọ xít mù xanh xuất hiện trên vườn trồng thì bà con cần hòa tan 20g Mebe Pa + 10 lít nước sạch, phun tưới dung dịch đều lên toàn vườn, liều lượng sử dụng thuốc cách nhau từ 15 – 30 ngày/lần (3 – 5 lần/vụ).
✅ Bà con có thể sử dụng Mebe Pa bằng kỹ thuật phun máy bay nếu canh tác với diện tích rộng.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc phòng trị bọ xít mù xanh Mebe Pa
✅ Trước khi sử dụng bà con nên kiểm tra mật độ của bọ xít mù xanh trên vườn trồng để lựa chọn loại thuốc sao cho phù hợp.
✅ Cần sử dụng thuốc đúng liều lượng, theo sự hướng dẫn của các kỹ sư nông nghiệp, không được phun quá liều bởi sẽ gây ảnh hưởng đến các loài thiên địch trên vườn trồng.
✅ Không nên phun thuốc khi trời đang mưa to hoặc có gió lớn bởi lúc này thuốc sẽ không phát huy tốt được công dụng.
✅ Khi phun thuốc bà con cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ như: găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ,… để tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc, bảo vệ sức khỏe của người phun.
Kết thúc bài viết, Sinh Học AQ hy vọng rằng quý bà con sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc canh tác và quản lý các loại côn trùng gây hại trên vườn trồng, nhất là bọ xít mù xanh. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua số Hotline: 0932 690 312 – 028 8889 7322 – 0981 355 180 để được các chuyên viên tư vấn và hỗ trợ báo giá nhanh nhất nhé.